Tại sao cơn bão lại có tên và ai là người đặt tên cho nó?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

  2. Tin Tức

  3. Tâm sự cuộc sống

Mình thấy hầu như bão nào cũng có tên, chỉ có những cơn giật cấp độ nhẹ là không có ai đặt tên cho nó. Còn lại thì có đủ thứ tên như bão Haiyan, bão Megi, bão Tip,... gần đây nhất là cơn bão mạnh nhất trong vòng 20 năm qua đang tiến về miền Trung Việt Nam có tên Noru. Cho hỏi là ai là người đặt tên cho cơn bão, và tại sao nó cần phải có tên?

Từ khóa: 

bão

,

hỏi xoáy đáp hay

,

tin tức

,

tâm sự cuộc sống

Ông Clement Wragge, phụ trách thời tiết bang Queensland, Úc bắt đầu đặt tên cho các cơn bão đại dương vào năm 1887 lần đầu tiên, sau đó các Quốc gia nhóm họp và đồng thuận theo quy tắc chung của Cơ quan Dịch vụ Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs) do các Thành viên WMO của một khu vực cụ thể, được các cơ quan khu vực nhiệt đới phê duyệt tại các phiên họp hai năm một lần, trong đó danh sách tên cơn bão được đề xuất.
https://cdn.noron.vn/2022/09/28/5063325812950757-1664340554.jpg
Ở Đại Tây Dương và ở Nam bán cầu (Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương), các bão xoáy nhiệt đới nhận tên theo thứ tự bảng chữ cái, tên phụ nữ và nam giới được thay đổi luân phiên nhau. Tên được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái.
Trả lời
Ông Clement Wragge, phụ trách thời tiết bang Queensland, Úc bắt đầu đặt tên cho các cơn bão đại dương vào năm 1887 lần đầu tiên, sau đó các Quốc gia nhóm họp và đồng thuận theo quy tắc chung của Cơ quan Dịch vụ Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs) do các Thành viên WMO của một khu vực cụ thể, được các cơ quan khu vực nhiệt đới phê duyệt tại các phiên họp hai năm một lần, trong đó danh sách tên cơn bão được đề xuất.
https://cdn.noron.vn/2022/09/28/5063325812950757-1664340554.jpg
Ở Đại Tây Dương và ở Nam bán cầu (Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương), các bão xoáy nhiệt đới nhận tên theo thứ tự bảng chữ cái, tên phụ nữ và nam giới được thay đổi luân phiên nhau. Tên được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái.

Không biết :)))

Do các nhà khí tượng học đặt bừa vậy, thấy tên nào hay thì lên danh sách khoảng chừng hai mấy cái tên. Bão nào to thì đặt tên cho nó thôi, để dễ nhớ hơn so với các con số và thuật ngữ ký hiệu. 

Trước kia, bão được đặt tên theo đường kinh-vĩ tuyến mà chúng đi qua. Cách đặt tên này đối với các nhà khí tượng thì không có vấn đề gì, nhưng đối với người dân thì lại rất khó nhớ.
Năm 1950, Cơ quan Khí tượng Hoa Kỳ đã phát triển một hệ thống đặt tên bão theo bảng chữ cái (như Able, Baker, Charlie…). Hệ thống này được sử dụng lặp đi lặp lại mỗi năm. Cơn bão đầu tiên trong năm luôn có tên là “Able”, cơn bão thứ hai trong năm luôn có tên là “Baker”, cứ như vậy.
Đến năm 1953, nhận thấy phương pháp đặt tên kiểu này có nhiều bất cập vì đã có nhiều cơn bão mang tên giống nhau, hệ thống này được thay đổi và các cơn bão sẽ được đặt theo tên phụ nữ. Cách làm này bắt chước các nhà khí tượng hàng hải, có thói quen đặt tên các con tàu theo tên phụ nữ.
Năm 1979, hệ thống này lại thay đổi lần nữa, các cơn bão được theo tên của cả phụ nữ và đàn ông.
--> Việc đặt tên cho các cơn bão giúp chúng ta có thể thảo luận và phân biệt các cơn bão khác nhau một cách dễ dàng.

bố với mẹ của Bão đặt tên chứ ai đặt tên 😂

Các cơn bão được đặt tên với mục đích đơn giản hóa việc trao đổi thông tin và liên lạc, đồng thời giảm thiểu nhầm lẫn khi hai hoặc nhiều cơn bão xảy ra cùng lúc, giúp thông báo tới nhanh với người dân hơn để kịp thời ứng phó. Các nhà khí tượng học chính là người đã đặt tên cho các cơn bão.
Theo bài viết "Các cơn bão được tên như thế nào?" trên kênh dangcongsan.vn cho biết:

Bão nhiệt đới có thể kéo dài trong một tuần hoặc lâu hơn. Do đó, đôi khi, hai hoặc nhiều cơn bão có thể xảy ra cùng lúc. Để tránh nhầm lẫn, các nhà khí tượng học sẽ đặt tên cho từng cơn bão.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological Organization - WMO), các cơn bão nhiệt đới được đặt tên theo quy tắc ở từng khu vực.

Từ năm 1950, các cơn bão ở Đại Tây Dương và nam bán cầu (Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương) được đặt tên nhưng không theo quy tắc cụ thể. Đến năm 1953, các cơn bão nhiệt đới sẽ được đặt tên theo tên nữ giới, sắp xếp theo bảng chữ cái.

Đến năm 1978, tên nam giới được bổ sung vào danh sách và xen kẽ với tên nữ giới. Ví dụ, nếu cơn bão đầu tiên trong năm bắt đầu bằng chữ A - Anne, cơn bão tiếp theo sẽ bắt đầu bằng chữ B - Bernard.

Với riêng khu vực Đại Tây Dương, WMO sử dụng danh sách gồm 21 tên để đặt cho các cơn bão. Tổng cộng, 6 danh sách sẽ được sử dụng luân phiên qua các năm. Theo đó, danh sách tên bão năm 2019 sẽ được sử dụng lại vào năm 2025. Điểm đặc biệt, tên các cơn bão không bắt đầu bằng các chữ cái Q, U, X, Y hoặc Z.

Các quốc gia ở Bắc Ấn Độ Dương bắt đầu sử dụng hệ thống mới để đặt tên cho các cơn bão nhiệt đới từ năm 2020. Những cơn bão được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái, theo từng quốc gia và được đặt bằng những cái tên trung tính.

Quy tắc chung là danh sách đặt tên các cơn bão được đề xuất bởi Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia (NMHSs). Danh sách này được các cơ quan tương ứng phê duyệt tại các phiên họp hàng năm hoặc hai năm một lần.

Với khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông (trong đó có các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam), phần lớn cơn bão được đặt tên theo tên địa danh, động vật hoặc thực vật. Mỗi quốc gia được đặt 10 tên bão, chia thành 5 danh sách và sẽ xoay vòng theo năm.

Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA) là một trong 6 Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành khu vực thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới. Trung tâm này là cơ quan chịu trách nhiệm dự báo, cảnh báo và đặt tên các cơn bão nhiệt đới hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông.

Theo WMO, tên quốc tế của các cơn bão tại Việt Nam được đăng ký bao gồm: Sơn Tinh, Cỏ May, Ba Vì, Côn Sơn, Sơn Ca, Trà Mi, Hạ Long, Vàm Cỏ, Sông Đà, Sao La.