Tại sao Lý Thường Kiệt lại quyết định thảm sát dân thành Ung Châu? Nếu không gây thảm sát thì có bất lợi cho quân ta gì không?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

lịch sử

Mình có tham khảo nghiên cứu của bác Hoàng Xuân Hãn về Lý Thường Kiệt. Theo các tài liệu mà bác Hãn thu thập được, thì Lý Thường Kiệt có thói quen mỗi khi công hạ được một toà thành. Nếu người dân trong thành ngoan ngoãn đầu hàng thì bắt hết làm nô lệ. Còn nếu chống cự thì sẽ thẳng tay tàn sát rồi chất xác thành từng đống trước cổng thành.
Về những hành động này của Lý Thường Kiệt, có lẽ do một số lý do khách quan (thời điểm bác tiến hành nghiên cứu và viết sách về vấn đề này là giai đoạn Kháng chiến chống Pháp) nên bác HXH không đưa ra ý kiến cụ thể. 
Vậy nên, mình xin giải thích theo quan điểm cá nhân của mình. Trên cơ sở đây là một chiến lược của Lý Thường Kiệt và Ung Châu không phải là nạn nhân duy nhất của chiến lược này.
Thứ nhất, đây là một cách để khủng bố đối phương. Nói theo một cách nào đó, thì đây là phương thức "giết một người, cứu ngàn người". Việc Lý Thường Kiệt (LTK) thường xuyên thảm sát, cướp bóc và bắt nô những thành mà ông công hạ được. Đã tạo ra một "danh tiếng đáng sợ" về ông. Khiến cho kẻ thù sau này khi gặp ông, chưa đánh đã hàng.
Cách này sau này người MC cũng rất hay làm. Vì nó khiến kẻ thù khiếp sợ và không giám chống cự.
Nhưng đôi khi nó lại gây tác dụng ngược. Như trường hợp Ung Châu là ví dụ. Quân địch khi nghe danh tiếng về sự tàn bạo của ông, thì sẽ điên cuồng chống trả mà không chịu hàng.
Thứ hai, việc này nhằm làm giảm khả năng khôi phục của quân địch. Thành trì, làng mạc bị phá thì còn có thể xây lại. Nhưng người mà mất thì cần nhiều thế hệ để khôi phục lại. Người dân bản địa mà chết hết thì càng cần nhiều thời gian để kiếm người thay thế hơn.
Mà trong chiến lược phát triển dài hạn đối với một quốc gia, thì tài nguyên con người luôn là thứ quan trọng nhất.
Thứ ba, đây là một cách khắc phục thiệt hại sau chiến tranh. Như đã nơi, LTK không hẳn là luôn đồ sát, mà còn bắt người dân ở đó làm nô lệ.
Về lý thuyết, bắt được toàn bộ dân thành địch làm nô lệ là tốt nhất. Vì vừa có thêm nô lệ để phục vụ sản xuất, vừa tranh thủ cướp được luôn tài sản của nô lệ.
Nhưng trường hợp người dân chống cự, thì có bắt được xong cũng có nguy cơ bị đâm lén sau lưng. Nên giải pháp hữu hiệu nhất là tàn sát luôn để cảnh cáo bọn khác. Rồi tranh thủ cướp đồ.
Thứ tư, để giúp binh sĩ xả hơi. Việc công thành trong một thời gian dài, chịu nhiều thương vong khiến binh sĩ trở nên cuồng sát và vô cùng khó kiểm soát.
Nên việc thả lính ra, để lính tàn sát và cướp bóc cũng là một cách giúp binh lính xả hơi, tránh mất kiểm soát.
Thứ năm, Ung Châu có vị trí đặc biệt vô cùng quan trọng hơn các thành khác của Tống ở chỗ: nó là trung tâm hậu cần phía nam của nhà Tống.
Nếu mất chỗ này, thì toàn bộ chuỗi cung ứng hậu cần của Tống sẽ bị đứt gãy. Nhà Tống sẽ cần thời gian xây dựng lại nơi này để tổ chức lại hệ thống quân sự.
Nên phá hủy Ung Châu không đơn giản chỉ là xoá sổ một toà thành, mà là đánh sụp luôn cả một chuỗi thành trì phía nam nhà Tống.
Nhờ vậy, Đại Việt sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau này 
Nếu như không phải là Ung Châu mà là một thành nào đó của Chiempa thì còn có thể có thêm một lý do nữa:
Đó là Đại Việt lúc đấy chịu ảnh hưởng của phương băc coi các nước xung quanh (trừ "Thiên Triều") là đám man di mọi rợ, chưa được "giáo hoá". Nên có tàn sát thì cũng không có gì là quá đáng lắm ^=^
Trả lời
Mình có tham khảo nghiên cứu của bác Hoàng Xuân Hãn về Lý Thường Kiệt. Theo các tài liệu mà bác Hãn thu thập được, thì Lý Thường Kiệt có thói quen mỗi khi công hạ được một toà thành. Nếu người dân trong thành ngoan ngoãn đầu hàng thì bắt hết làm nô lệ. Còn nếu chống cự thì sẽ thẳng tay tàn sát rồi chất xác thành từng đống trước cổng thành.
Về những hành động này của Lý Thường Kiệt, có lẽ do một số lý do khách quan (thời điểm bác tiến hành nghiên cứu và viết sách về vấn đề này là giai đoạn Kháng chiến chống Pháp) nên bác HXH không đưa ra ý kiến cụ thể. 
Vậy nên, mình xin giải thích theo quan điểm cá nhân của mình. Trên cơ sở đây là một chiến lược của Lý Thường Kiệt và Ung Châu không phải là nạn nhân duy nhất của chiến lược này.
Thứ nhất, đây là một cách để khủng bố đối phương. Nói theo một cách nào đó, thì đây là phương thức "giết một người, cứu ngàn người". Việc Lý Thường Kiệt (LTK) thường xuyên thảm sát, cướp bóc và bắt nô những thành mà ông công hạ được. Đã tạo ra một "danh tiếng đáng sợ" về ông. Khiến cho kẻ thù sau này khi gặp ông, chưa đánh đã hàng.
Cách này sau này người MC cũng rất hay làm. Vì nó khiến kẻ thù khiếp sợ và không giám chống cự.
Nhưng đôi khi nó lại gây tác dụng ngược. Như trường hợp Ung Châu là ví dụ. Quân địch khi nghe danh tiếng về sự tàn bạo của ông, thì sẽ điên cuồng chống trả mà không chịu hàng.
Thứ hai, việc này nhằm làm giảm khả năng khôi phục của quân địch. Thành trì, làng mạc bị phá thì còn có thể xây lại. Nhưng người mà mất thì cần nhiều thế hệ để khôi phục lại. Người dân bản địa mà chết hết thì càng cần nhiều thời gian để kiếm người thay thế hơn.
Mà trong chiến lược phát triển dài hạn đối với một quốc gia, thì tài nguyên con người luôn là thứ quan trọng nhất.
Thứ ba, đây là một cách khắc phục thiệt hại sau chiến tranh. Như đã nơi, LTK không hẳn là luôn đồ sát, mà còn bắt người dân ở đó làm nô lệ.
Về lý thuyết, bắt được toàn bộ dân thành địch làm nô lệ là tốt nhất. Vì vừa có thêm nô lệ để phục vụ sản xuất, vừa tranh thủ cướp được luôn tài sản của nô lệ.
Nhưng trường hợp người dân chống cự, thì có bắt được xong cũng có nguy cơ bị đâm lén sau lưng. Nên giải pháp hữu hiệu nhất là tàn sát luôn để cảnh cáo bọn khác. Rồi tranh thủ cướp đồ.
Thứ tư, để giúp binh sĩ xả hơi. Việc công thành trong một thời gian dài, chịu nhiều thương vong khiến binh sĩ trở nên cuồng sát và vô cùng khó kiểm soát.
Nên việc thả lính ra, để lính tàn sát và cướp bóc cũng là một cách giúp binh lính xả hơi, tránh mất kiểm soát.
Thứ năm, Ung Châu có vị trí đặc biệt vô cùng quan trọng hơn các thành khác của Tống ở chỗ: nó là trung tâm hậu cần phía nam của nhà Tống.
Nếu mất chỗ này, thì toàn bộ chuỗi cung ứng hậu cần của Tống sẽ bị đứt gãy. Nhà Tống sẽ cần thời gian xây dựng lại nơi này để tổ chức lại hệ thống quân sự.
Nên phá hủy Ung Châu không đơn giản chỉ là xoá sổ một toà thành, mà là đánh sụp luôn cả một chuỗi thành trì phía nam nhà Tống.
Nhờ vậy, Đại Việt sẽ có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến sau này 
Nếu như không phải là Ung Châu mà là một thành nào đó của Chiempa thì còn có thể có thêm một lý do nữa:
Đó là Đại Việt lúc đấy chịu ảnh hưởng của phương băc coi các nước xung quanh (trừ "Thiên Triều") là đám man di mọi rợ, chưa được "giáo hoá". Nên có tàn sát thì cũng không có gì là quá đáng lắm ^=^

1. Có thể để trả lễ cho những lần quân Thiên Triều sang khai hóa cho dân An Nam từ xưa đến thời điểm đó

2. Ung Châu là cứ điểm tụ quân quan trọng là trung tâm của cụm kết nối Ung- Khâm- Liêm châu, nếu k đồ sát nhân lực, cướp phá vậ lực tại đây thì tương lại đây sẽ là điểm tập kết hoàn hảo nhất để quân Tống duyệt quân lần cuối trước khi sang "khai hóa" cho Đại Việt

3. Để khủng bố tinh thần quân dân và vua quan Đại Tống vốn lấy hòa làm chiến lược và biếu xén làm chiến thuật

4. Để rèn giũa và thử lửa quân ta, chuẩn bị cho một cuộc đại chiến về sau

Đầu tiên là dân Ung châu ko chịu đầu hàng nên giết sạch, gần 6 vạn dân kể cả ko có đủ vũ khí, lúc tiếp tục hành quân mà đội này vùng dậy phản kháng đánh vào lưng quân ta thì cực kỳ bất lợi.

Thứ hai, mục tiêu của LTK là phá hủy nhân lực, vật lực của nhà Tống để gây khó khăn cho việc nam chinh. Dân trong thành cũng là nhân lực của nhà Tống, chưa kể đến việc dân trong thành là cư dân bản địa, thông thuộc địa hình khu vực, hữu ích cho việc nhà Tống tiến quân.

có phải thảm sát gì đâu, chỉ là đưa quân vào Ung Châu để đánh những kho lương và mục tiêu quân sự của quân Trung Quốc trước khi họ đánh mình thôi mà.

Thảm sát không có ý nghĩa về mặt quân sự, chiến thuật, hay chiến lược chiến tranh gì cả. Thảm sát, đơn giản là vì 2 chữ: trả thù. Đại Việt đã chịu ngàn năm Bắc thuộc, và giờ Lý Thường Kiệt nhân cơ hội đó để trả thù xứng đáng.

LTK giận cá chém thớt người cần trả thù ở đây là vua Thiên Triều chứ ko phải là dân thường thì cũng đúng có dám đánh tới kinh đô để hái đầu vua TỐng đâu vì Yếu