Tại sao mọi người thường nghĩ làm chủ mới có thể giàu còn làm thuê thì không?

  1. Xã hội

Chúng ta khi trưởng thành, đều nuôi nấng trong lòng mình sau này phải làm chủ doanh nghiệp này, chủ công ty kia, chủ cty TNHH 1 thành viên,...Tóm lại, trong bất kể công việc, ngành nghề nào chúng ta có suy nghĩ phải làm chủ thì mới có thể giàu được! Tại sao lại như thế? Tại sao làm thuê cho người khác lại không thể giàu? Trong khi có những mức lương làm thuê lên tới 30-40tr/tháng hoặc thậm chí là hơn cả thế mà vẫn bị cho là làm thuê không thể giàu? Tại sao muốn giàu thì phải lên làm chủ, trong khi vị trí làm thuê này tạo ra sự ổn định và an toàn cho chính bản thân mình?

Từ khóa: 

giàu

,

làm chủ

,

làm thuê

,

xã hội

Mình nghĩ giàu hay không mấu chốt chưa chắc nằm ở việc làm chủ hay làm thuê. Làm chủ mà không cẩn thận thì khả năng "mang tiền đi từ nhà" rất cao, còn làm thuê mà có kế hoạch, lộ trình thì vẫn "mang tiền về cho mẹ" được.

Chỉ biết kiếm tiền là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để giàu, mà còn cần biết cách tiêu tiền và tái đầu tư nữa :) Ngoài ra, sự giàu có không chỉ giới hạn ở tài sản vật chất, nó còn nằm ở tài nguyên và các loại kỹ năng mà mỗi cá nhân sở hữu. Nên thực ra mình tin rằng ai sinh ra cũng giàu, chỉ có điều là trong quá trình phát triển, lựa chọn sai nhiều lần, lại không phân biệt được cái gì là thực sự có giá trị, thì thành ra cạn vốn rồi rơi vào cảnh nghèo.

Ví dụ như tin vào suy nghĩ "Làm chủ mới có thể giàu còn làm thuê thì không" cũng là một dạng nhầm lẫn. Mình nghĩ người chủ nào mà không đi lên từ làm thuê hoặc dám vỗ ngực khẳng định đang không làm thuê cho bất kì ai (kể cả khách hàng), thì đường đi đến với sự giàu có hẵng còn mịt mờ lắm. Trong khi đó, người chăm chỉ làm thuê, biết chi dùng, tiết kiệm và có sự lo xa đầu tư, thì việc họ trở nên giàu có chỉ là vấn đề thời gian. 

Mình nhận ra điều này dựa vào việc quan sát cách quản lý tài chính cá nhân của thế hệ đi trước. Họ không bận tâm với làm chủ hay làm thuê mà chăm chỉ, cố gắng làm tốt nhất điều cần làm, sẵn sàng chịu khó, chịu khổ, sống đạm bạc. Điểm chung nữa là họ không rơi tiền vào những thú vui xa xỉ hay ăn tiêu phù phiếm. Nhưng đến lúc về già, họ tạo ra khối tài sản gấp nhiều lần trí tưởng tượng của những người xung quanh. Họ ít khi tự nhận là giàu và cũng không dạy làm giàu, nhưng hiếm người đủ tư cách nói rằng họ nghèo.

Trả lời

Mình nghĩ giàu hay không mấu chốt chưa chắc nằm ở việc làm chủ hay làm thuê. Làm chủ mà không cẩn thận thì khả năng "mang tiền đi từ nhà" rất cao, còn làm thuê mà có kế hoạch, lộ trình thì vẫn "mang tiền về cho mẹ" được.

Chỉ biết kiếm tiền là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để giàu, mà còn cần biết cách tiêu tiền và tái đầu tư nữa :) Ngoài ra, sự giàu có không chỉ giới hạn ở tài sản vật chất, nó còn nằm ở tài nguyên và các loại kỹ năng mà mỗi cá nhân sở hữu. Nên thực ra mình tin rằng ai sinh ra cũng giàu, chỉ có điều là trong quá trình phát triển, lựa chọn sai nhiều lần, lại không phân biệt được cái gì là thực sự có giá trị, thì thành ra cạn vốn rồi rơi vào cảnh nghèo.

Ví dụ như tin vào suy nghĩ "Làm chủ mới có thể giàu còn làm thuê thì không" cũng là một dạng nhầm lẫn. Mình nghĩ người chủ nào mà không đi lên từ làm thuê hoặc dám vỗ ngực khẳng định đang không làm thuê cho bất kì ai (kể cả khách hàng), thì đường đi đến với sự giàu có hẵng còn mịt mờ lắm. Trong khi đó, người chăm chỉ làm thuê, biết chi dùng, tiết kiệm và có sự lo xa đầu tư, thì việc họ trở nên giàu có chỉ là vấn đề thời gian. 

Mình nhận ra điều này dựa vào việc quan sát cách quản lý tài chính cá nhân của thế hệ đi trước. Họ không bận tâm với làm chủ hay làm thuê mà chăm chỉ, cố gắng làm tốt nhất điều cần làm, sẵn sàng chịu khó, chịu khổ, sống đạm bạc. Điểm chung nữa là họ không rơi tiền vào những thú vui xa xỉ hay ăn tiêu phù phiếm. Nhưng đến lúc về già, họ tạo ra khối tài sản gấp nhiều lần trí tưởng tượng của những người xung quanh. Họ ít khi tự nhận là giàu và cũng không dạy làm giàu, nhưng hiếm người đủ tư cách nói rằng họ nghèo.

Có lẽ mô hình Kim tứ đồ là lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi này.

https://cdn.noron.vn/2022/10/28/imager141240700-1666955158.jpg

Đây là Kim tứ đồ Robert Kiyosaki hay Kim tứ đồ Cashflow là thuật ngữ do Robert Kiyosaki – một nhà đầu tư, doanh nhân, diễn giả và tác giả nổi tiếng người Mỹ – đặt tên cho mô hình về tiền trên thế giới và cách nó được kiếm ra như thế nào.

Mô hình của Robert Kiyosaki gồm có 4 nhóm người được chia ra bởi 2 đường thẳng vuông góc. Ở mỗi ô (mỗi nhóm) sẽ có 1 chữ cái đại diện cho cách mà cá nhân kiếm tiền. Bao gồm:

  • Employee (E): Người làm thuê – làm việc cho người khác. Nhóm này chiếm đại đa số, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, kỹ sư, luật sư, công nhân viên, giám đốc được thuê để điều hành,…
  • Self employed/Small business owner (S): Người làm tư nhân hoặc chủ một doanh nghiệp nhỏ – nơi một người có công việc riêng và trở thành chủ của chính họ. Ví dụ: Bác sĩ mở phòng mạch riêng, luật sư mở văn phòng riêng, một người mở quán ăn, café,…
  • Business Owner (B): Chủ doanh nghiệp – nơi một người có một “hệ thống” kiếm tiền, tốt hơn so với một công việc để kiếm tiền. Nhóm này sở hữu một hệ thống và con người làm việc cho họ. Ví dụ: Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Viettel,…
  • Investor (I): Nhà đầu tư – Dùng tiền để nhận một số tiền hoàn lại rất lớn. Nhóm này dùng tiền làm việc cho họ, tiền đẻ ra tiền. Ví dụ: Nhà đầu tư bất động sản, người đầu tư chứng khoán, cổ phiếu,…

Trong mô hình này, tác giả cho rằng 2 nhóm E và S (bên trái) sẽ không bao giờ giàu có được thực sự. Bởi vì đó là nguồn thu nhập chính của họ và họ phải vất vả nai lưng làm để tiền có thể đổ về hàng tháng. Nếu không làm là không có tiền. Ngược lại, ông cho rằng những người nằm ở nhóm B và I (bên phải) mới là những người giàu có thực sự- những người sử dụng tư duy và có hệ thống.

Tuy nhiên, ở quan điểm cá nhân của tôi thì Kim tứ đồ này chỉ định hướng được suy nghĩ chứ không phải nêu lên một hành động cụ thể. Ngoài ra, nhóm E và nhóm S không hề kiếm được ít tiền cho tác giả đã khẳng định, quan trọng là sức "cày" của bạn đến đâu và môi trường bạn lao động tốt đến nhường nào. Tuy nhiên về lợi ích lâu dài thì 2 nhóm đó không phải là ý hay mà mình cần phải phát triển sang nhóm B và nhóm I. 

Tóm lại, nhóm nào cũng đóng góp giá trị cho xã hội. Bạn đang ở nhóm nào không quan trọng, quan trọng là bạn nhận thức được mong muốn làm giàu của bản thân và khả năng kiếm tiền của bản thân đang nằm ở đâu. Qua Kim tứ đồ thì tôi nghĩ bạn sẽ rút ra được vài lời khuyên như này:

  • Chọn tự do thay vì ổn định, an toàn.
  • Học cách quản lý rủi ro thay vì né tránh rủi ro.
  • Bắt đầu đặt điều cho những điều mình chưa làm được bằng những câu hỏi "Nó là gì?" "Vì sao tôi phải làm điều đó?" và "Tôi làm nó bằng cách nào"
  • Hãy nghĩ về những giá trị dài hạn thay vì những thứ trước mắt.

Khi khởi nghiệp, người ta nghĩ rằng mình muốn làm một điều gì đó mới, một mô hình mới, mang đến nhiều lợi ích, phục vụ nhu cầu của con người hơn. Đơn giản là họ muốn thoát mình khỏi sự kiểm soát của một cơ quan, công ty nào đó. Họ muốn tự chủ trong hành trình sự nghiệp của mình. Tôi thấy những người như vậy vốn đã là những con người đặc biệt sẵn, họ đã vốn giỏi kể từ khi làm thuê rồi. Và khi khởi nghiệp, toàn bộ những người trong số họ đều không quan tâm tới từ "làm giàu" mà họ đặc biệt quan tâm đến việc sản phẩm của họ như nào hơn.

99% những ông có tư duy khởi nghiệp là để trở nên giàu có thì toàn thất bại hết, 10 ông thì cả 10 ông đều chết. Những người này thì có suy nghĩ thiển cận hơn nhiều, họ mộng tưởng quá nhiều về sự thành công mà không chú trọng cách làm, họ thích quyền lực, họ thích được tung hô là mình là chủ cửa hàng này, chủ doanh nghiệp nọ nhưng thực ra chả có cái mọe gì. Những người này gọi chính xác là "thùng rỗng, kêu to" - hợp lí để làm bia chắn đạn.

Để thực sự so sánh chính xác thì tôi đồng tình với quan điểm của bạn Tuấn Đinh phía dưới, cứ nhìn vào mấy đồng lương part-time với công việc lao động chân tay xong rồi so sánh với mấy ông vốn đã nổi tiếng trong nghề kinh doanh rồi, hoặc cô - dì - chú - bác nào đấy, từ đó mà lại sinh ra cái tư tưởng làm giàu là phải tách ra làm riêng một mình, đấy, vẫn chỉ nghĩ đến từ "giàu" thôi, chứ có nghĩ đến việc phát triển như nào đâu. Nên đối tượng ở đây là rất rộng, nếu không nhìn một cách bao quát thì làm sao có thể hiểu được là làm thuê có giàu hay không. Bạn nghĩ những công ty, tập đoàn lớn như Meta, Facebook, Google đang vận hành bởi những gì, từ làm người làm thuê hết đấy, và họ kiếm được bội tiền từ điều đó. Những con số có thể cả bạn và tôi đều không tượng tượng ra được.

Đa số thì đúng chứ toàn bộ thì không hề. Có những người như tôi chỉ muốn sống một cuộc sống vui vẻ ổn định, không mơ về những điều cao sang, hay quan trọng giàu-nghèo từ việc làm thuê hay làm chủ cả. Haizzz 😪

Ngàn người ôm giấc mơ giàu sang

Vài người ôm giấc mơ bình yên

https://cdn.noron.vn/2022/10/22/stsmall507x507-pad600x600f8f8f8-1666430615.jpg

Tại vì mọi người đang so sánh những công việc có mức lương 3 cọc 1 đồng với bọn tư bản đấy. Chả thấy ai nói gì về việc làm thuê ở các tập đoàn lớn, có chức vụ cao cấp, có mức lương 8-9 con số xong rồi đi so sánh với mấy ông khởi nghiệp quán cà phê ấy nhỉ. Vấn đề giàu hay không nó nằm ở việc mình hiểu giá trị của đồng tiền thế nào và cách quản lý nó ra sao.

Môi trường làm thuê là môi trường bạn học hỏi được rất nhiều thứ từ nó, điều đó giúp bạn hình thành được tư duy làm việc + bạn giỏi và có chiến lược tốt thì ắt hẳn mức lương sẽ cao thôi, thậm chí cao hơn nhiều so với mấy ông startup nay đây mai đó. Trong khi đi làm thuê thì không phải gánh chịu nhiều rủi ro như khi startup, ngược lại bạn còn có chế độ đãi ngộ tốt cùng những quyền lợi công việc mang lại nữa.

https://cdn.noron.vn/2022/10/22/015-1666430419.jpg

Không phải ai cũng thích tạo một thương hiệu riêng mang tên mình, họ chỉ đơn giản là làm điều họ giỏi nhất và sống thoải mái là được, giấc mơ làm giàu đâu chỉ vẽ đường cho những người khởi nghiệp không đâu. Nên đừng để cái tâm lí chung của mọi người ảnh hưởng đến mình.