Tại sao người hút thuốc lá vẫn tiếp tục hút thuốc dù biết tác hại của nó?

  1. Tâm lý học

Trên mọi bao thuốc đều nhan nhản dòng chữ:

“Hút thuốc lá gây ra cái chết từ từ và đau đớn”

”Hút thuốc lá gây ung thư phổi”

”Hút thuốc lá gây ung thư vòm họng và thanh quản”

kèm theo những hình ảnh hết sức ghê rợn. Vậy mà sao người ta vẫn dửng dưng và tiếp tục “làm một điếu cho tỉnh người” vậy nhỉ?


Từ khóa: 

thuốc lá

,

tác hại của thuốc lá

,

cai thuốc lá

,

tâm lý học

Mình thắc mắc nhỏ rằng: Các bạn mình tập hút thuốc rồi thành nghiện, dù ai cũng nói là hút giảm stress, nhưng ban đầu tập thì vài đứa nói rằng không ngon, không phê như khi đã nghiện. Tại sao thế nhỉ? Nếu không thì stress không phải thứ dẫn họ đến thuốc lá đúng không? Mình và bạn mình là genZ
Trả lời
Mình thắc mắc nhỏ rằng: Các bạn mình tập hút thuốc rồi thành nghiện, dù ai cũng nói là hút giảm stress, nhưng ban đầu tập thì vài đứa nói rằng không ngon, không phê như khi đã nghiện. Tại sao thế nhỉ? Nếu không thì stress không phải thứ dẫn họ đến thuốc lá đúng không? Mình và bạn mình là genZ

mình nghĩ sau khi hút nhiều họ thành thói quen và có người còn nghiện thuốc nữa nên dù biết có hại nhưng vẫn không thể bỏ. giống như trước có câu hỏi tại sao biết thức khuya rất có hại cho sức khỏe nhưng chúng ta vẫn không ngủ sớm thì cái này cũng tương tự vậy, khác là có vẻ ngủ muộn sẽ dễ khắc phục hơn là bỏ hút thuốc. 

Chúng ta phải công nhận, ta hút thuốc lá vì nó hợp để trải lòng và cái khói thuốc tê não ta trong vài phút để ta có thể trốn khỏi hiện thực, tiện ta chắp cánh cho suy nghĩ của mình.
Nhưng nếu nghĩ cho lâu dài và nghiêm túc nhìn vào sức khoẻ của mình thì không cần thiết đâu, bản thân hãy sống thiết thực vì sức khoẻ đừng bay bổng mơ mộng vào mood vì vài làn khói và điếu thuốc đổi lại là rát cổ và phổi chi chít lỗ.
Tôi bắt đầu bỏ thuốc và cái nghĩ khiến tôi thèm thuốc là tôi stress buồn cần gì đó để trải lòng, nhưng nghĩ lại đau họng quá vả lại hít thở sâu và nói chuyện chân thật là cách tốt nhấn đối diện với vấn đề.
Phải công nhận, ta hút thuốc lá vì thú thực, nó hợp để trải lòng và cái khói thuốc tê não ta trong vài phút để ta có thể trốn khỏi hiện thực, tiện ta chắp cánh cho suy nghĩ của mình.
Nhưng nếu nghĩ cho lâu dài và nghiêm túc nhìn vào sức khoẻ của mình thì không cần thiết đâu, bản thân hãy sống thiết thực vì sức khoẻ đừng bay bổng mơ mộng vào mood vì vài làn khói và điếu thuốc đổi lại là rát cổ và phổi chi chít lỗ.
Tôi bắt đầu bỏ thuốc và cái nghĩ khiến tôi thèm thuốc là tôi stress buồn cần gì đó để trải lòng, nhưng nghĩ lại đau họng quá với lại hít thở sâu và nói chuyện chân thật là cách tốt nhấn đối diện với vấn đề.

Trong thuốc lá có nicotine chính là lý do để người nghiện khó cai được thuốc lá. Chỉ cần vài giây sau khi rít một hơi thuốc lá, chất nicotine sẽ kích thích lên hệ thần kinh trung ương và lên toàn cơ thể. Một số vùng có những thụ thể tiếp nhận Nicotine ở não, cho nên khi hút thuốc lá, người hút có thể thấy trí óc sáng suốt và làm việc có hiệu quả hơn.

Nếu không có nicotine, hoạt động của não bộ sẽ bị cản trở rất nhiều, người hút thuốc lá buộc lòng phải hút mãi để cung cấp cho cơ thể chất nicotine. Như vậy, nghiện thuốc lá đã thành một bệnh mà không phải là thói quen. Chính vì tác dụng kích thích nhanh mạnh, gây hưng phấn tức thời mà nicotine khiến người hút nghiện thuốc lá từ trung bình đến nặng và một khi nghiện thì rất khó bỏ.

Thuốc lá không tốt cho sức khỏe thật nhưng lại cực tốt cho tâm trạng. Mình không phải là một người nghiện thuốc lá nhưng mỗi khi áp lực, stress mình thường tìm đến thuốc lá để cho đầu óc nhẹ nhàng đi chút.

Nhiều người hút thuốc biết rằng thuốc lá có hại cho sức khỏe nhưng họ vẫn hút. Một trong những lý do chính là do họ đã bị nghiện chất nicotine có trong thuốc lá. Người hút thuốc trung bình đưa vào cơ thể 1 - 2 mg nicotine mỗi điếu thuốc hút. Hút thuốc lá đưa nicotine một cách nhanh chóng đến não, trong vòng 10 giây sau khi hít vào. Nicotine được xếp vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma tuý heroin và cocain. Tác dụng gây nghiện của nicotine chủ yếu là trên hệ thần kinh trung ương với sự có mặt của các thụ thể nicotine trên các cấu trúc não, gây tác động tâm thần kinh như cảm giác sảng khoái, vui vẻ, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ ngắn hạn. Tuy nhiên, cảm giác đó sẽ mau qua đi sau vài phút. Khi nồng độ nicotine trong cơ thể giảm xuống, người hút thuốc sẽ cảm thấy bứt rứt, căng thẳng; không tập trung được; buồn bã, lo lắng; rối loạn giấc ngủ...

Vì vậy, để có sự thoải mái, người hút thuốc phải hút điếu thuốc tiếp theo và tạo ra một vòng xoắn trong hút thuốc lá. Chỉ sau thời gian ngắn hút thuốc họ trở nên lệ thuộc vào cảm giác do thuốc lá mang lại.

Bên cạnh đó, nhiều người sử dụng thuốc lá như 1 thói quen trong giao tiếp, việc dễ dàng mua được thuốc lá cũng làm tăng tình trạng hút thuốc thường xuyên hơn. Nhiều người bắt đầu hút thuốc ở độ tuổi thanh, thiếu niên và nghiện trước khi họ trở thành người lớn. Những lý do thường xuyên nhất mà thanh, thiếu niên tập hút thuốc bao gồm: Thể hiện sự trưởng thành, mong muốn thử nghiệm một cái gì đó “bị cấm đoán”…

Hút thuốc n hình thành lên thói quen, và đôi khi ng ta vẫn hay tự biện minh cho sự yếu đuối của mình là do căng thẳng, áp lực, buồn nên hút thuốc cho nhẹ đầu. Biết là độc nhưng bản thân ngta chưa thấy cái độc đó ảnh hưởng đến bản thân nên chưa ý thức dc thực sự => vẫn cứ hút.

Trong tôn giáo thường có thông điệp: Con người ai rồi cũng sẽ chết, vậy tại sao mọi người không chuẩn bị cho cái chết của mình? Và như bạn thấy đấy không phải ai cũng theo tôn giáo, hoặc có sự chuẩn bị tốt cho cái chết của chính mình. Con người vốn lạc quan vào tương lai, vì những ai không lạc quan có lẽ đã tự sát sớm vì trầm cảm rồi. Ngoài thuốc lá có rất nhiều thứ tương tự như:

- Ma túy sẽ hủy hoại tương lai của bạn.

- Quan hệ với gái mại dâm có nguy cơ cao về bệnh truyền nhiễm.

- Tham nhũng kiểu gì cũng bị xử lý ...

Và thực tế thì ... người ta vẫn cứ thờ ờ với tương lai của mình.

Thực sự có những thông điệp khác mạnh hơn nếu chúng ta thực sự muốn cấm hoặc hạn chế thuốc lá. Nhưng hiện tại ngành thuốc lá vẫn mang lại nguồn thu thuế đáng kể cho ngân sách. Và hiện tại thì các biện pháp quản lý đều hướng tới việc giảm dần có kiểm soát chứ không phải chấm dứt đột ngột.

1 gói 1 tuần !  Nhiều khi không hút luôn. Biết là không tốt nhưng có nó cũng giảm căng thẳng được xíu. 😁