Tại sao người ta lại gọi Báo chí là "Quyền lực thứ tư"?

  1. Xã hội

Ở một số các văn bản mình thấy họ dùng cụm "The Fourth Estate" để chỉ Báo chí. Vậy tại sao người ta lại nói Báo chí là quyền lực thứ tư bên cạnh Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp?

Từ khóa: 

xã hội

User hệ triết học đây... Haha... Đùa thôi...

Khi đề cập đến Tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) là người ta đang đề cập đến quyền lực của nhà nước, và tương quan của nó với người dân. Vậy điều đầu tiên phải nói đến là quyền lực của nhà nước từ đâu mà có?

Không bàn chuyện lịch sử, nhất là thời phong kiến, quyền lực là do tranh giành mà thành. Các nhà lập quốc Mỹ suy nghĩ về một cơ chế bền vững hơn, nên mới suy nghĩ cái căn nguyên cội nguồn của quyền lực nhà nước, đó chính là người dân. Nhưng người dân phần lớn là ngu dốt, cho họ chọn lựa thì thường có kết quả không tốt. Chính vì vậy, các nhà lập quốc Mỹ mới hướng theo chiều hướng cân bằng, mà theo đó là 3 nhánh quyền lực: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.

Nhánh lập pháp là nhóm tinh hoa nhưng do dân bầu. Nhánh hành pháp thì chỉ có một người đứng đầu hành pháp (tổng thống) là do dân bầu, còn những người còn lại là do người đứng đầu đó lựa chọn. Cuối cùng là nhánh tư pháp hoàn toàn không do dân bầu, luôn thuộc nhóm tinh hoa, hiểu biết luật và đã làm việc rất nhiều năm.

Cả 3 nhánh đều chủ yếu là nhóm tinh hoa mà ra, nhưng cách hình thành khác nhau: Một cái dựa vào người dân, một cái hoàn toàn không dựa vào người dân, còn cái còn lại là trộn lẫn. Bằng cách này, nhà nước có thể là tổng hòa tối ưu nhất cho khái niệm "dân chủ". Theo đó, mọi người dân đều có tiếng nói trong xã hội (khác với phong kiến, người dân chỉ làm theo lệnh của giới tinh hoa cầm quyền), nhưng vẫn giữ được ổn định xã hội (vì vẫn được điều hành bằng giới tinh hoa).

Tuy nhiên, có thể bạn đã biết, một mắt xích quan trọng ở đây là sự ảnh hưởng của giới tinh hoa quá lớn so với người dân.

Vậy làm sao cân bằng điều này?

Đó chính là chỗ cho truyền thông và báo chí.

Nếu báo chí được tự do, thể hiện góc nhìn của người dân thì đó sẽ là một đối trọng cực lớn đối với 3 nhánh quyền lực kia. Người dân là một nhóm rất đông, và đa dạng, chính vì vậy duy trì tự do ngôn luận chính là cách đề quyền lực thứ tư này phát huy. Phát huy có nghĩa là để nhiều tiếng nói đối lập được tồn tại và thể hiện, và điều này được quy định trong hiến pháp Mỹ.

Okay, đó là về lý thuyết. Giờ nói chuyện thực tế.

Báo chí được người dân tiếp thu nhanh và nhiều hơn rất nhiều so với các bài diễn thuyết của bọn chính trị gia. Khi người dân tiếp thu, thì sau này sẽ ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu của họ, tức là gián tiếp ảnh hưởng đến giới lập pháp và hành pháp.

Nhưng đó là ảnh hưởng gián tiếp của báo chí.

Ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy chính là việc báo chí phân tích, điều tra và phanh phui cái xấu lên mặt báo, kể cả của các chính trị gia đương nhiệm. Việc này ảnh hưởng đến thanh danh thì nhiều, mà ảnh hưởng đến cái ghế còn nhiều hơn. Một chính trị gia Mỹ bị phanh phui, sẽ khiến người dân phỉ nhổ, thậm chí nói thẳng "tôi đến cơ quan nhà nước làm hồ sơ nhưng không được để tên ông kia ký tên, tôi muốn người khác ký". Ý mình là người đó dường như đã bị loại khỏi cơ quan chính quyền trên thực tế, mặc dù về nguyên tắc thì vẫn đương nhiệm.

Chính 2 cái ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp nêu trên, khiến cho báo chí trở thành bàn bình luận của 3 nhánh quyền lực nhà nước, mà không ai dám khinh thường. Lớ ngớ, nó bụp cho mà chết.

Tóm lại, về cả lý thuyết lẫn thực tế, báo chí thể hiện vai trò quyền lực mà đặt người dân vào trọng tâm, cho nên mới được xem là quyền lực thứ tư.

Trả lời

User hệ triết học đây... Haha... Đùa thôi...

Khi đề cập đến Tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) là người ta đang đề cập đến quyền lực của nhà nước, và tương quan của nó với người dân. Vậy điều đầu tiên phải nói đến là quyền lực của nhà nước từ đâu mà có?

Không bàn chuyện lịch sử, nhất là thời phong kiến, quyền lực là do tranh giành mà thành. Các nhà lập quốc Mỹ suy nghĩ về một cơ chế bền vững hơn, nên mới suy nghĩ cái căn nguyên cội nguồn của quyền lực nhà nước, đó chính là người dân. Nhưng người dân phần lớn là ngu dốt, cho họ chọn lựa thì thường có kết quả không tốt. Chính vì vậy, các nhà lập quốc Mỹ mới hướng theo chiều hướng cân bằng, mà theo đó là 3 nhánh quyền lực: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.

Nhánh lập pháp là nhóm tinh hoa nhưng do dân bầu. Nhánh hành pháp thì chỉ có một người đứng đầu hành pháp (tổng thống) là do dân bầu, còn những người còn lại là do người đứng đầu đó lựa chọn. Cuối cùng là nhánh tư pháp hoàn toàn không do dân bầu, luôn thuộc nhóm tinh hoa, hiểu biết luật và đã làm việc rất nhiều năm.

Cả 3 nhánh đều chủ yếu là nhóm tinh hoa mà ra, nhưng cách hình thành khác nhau: Một cái dựa vào người dân, một cái hoàn toàn không dựa vào người dân, còn cái còn lại là trộn lẫn. Bằng cách này, nhà nước có thể là tổng hòa tối ưu nhất cho khái niệm "dân chủ". Theo đó, mọi người dân đều có tiếng nói trong xã hội (khác với phong kiến, người dân chỉ làm theo lệnh của giới tinh hoa cầm quyền), nhưng vẫn giữ được ổn định xã hội (vì vẫn được điều hành bằng giới tinh hoa).

Tuy nhiên, có thể bạn đã biết, một mắt xích quan trọng ở đây là sự ảnh hưởng của giới tinh hoa quá lớn so với người dân.

Vậy làm sao cân bằng điều này?

Đó chính là chỗ cho truyền thông và báo chí.

Nếu báo chí được tự do, thể hiện góc nhìn của người dân thì đó sẽ là một đối trọng cực lớn đối với 3 nhánh quyền lực kia. Người dân là một nhóm rất đông, và đa dạng, chính vì vậy duy trì tự do ngôn luận chính là cách đề quyền lực thứ tư này phát huy. Phát huy có nghĩa là để nhiều tiếng nói đối lập được tồn tại và thể hiện, và điều này được quy định trong hiến pháp Mỹ.

Okay, đó là về lý thuyết. Giờ nói chuyện thực tế.

Báo chí được người dân tiếp thu nhanh và nhiều hơn rất nhiều so với các bài diễn thuyết của bọn chính trị gia. Khi người dân tiếp thu, thì sau này sẽ ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu của họ, tức là gián tiếp ảnh hưởng đến giới lập pháp và hành pháp.

Nhưng đó là ảnh hưởng gián tiếp của báo chí.

Ảnh hưởng trực tiếp có thể thấy chính là việc báo chí phân tích, điều tra và phanh phui cái xấu lên mặt báo, kể cả của các chính trị gia đương nhiệm. Việc này ảnh hưởng đến thanh danh thì nhiều, mà ảnh hưởng đến cái ghế còn nhiều hơn. Một chính trị gia Mỹ bị phanh phui, sẽ khiến người dân phỉ nhổ, thậm chí nói thẳng "tôi đến cơ quan nhà nước làm hồ sơ nhưng không được để tên ông kia ký tên, tôi muốn người khác ký". Ý mình là người đó dường như đã bị loại khỏi cơ quan chính quyền trên thực tế, mặc dù về nguyên tắc thì vẫn đương nhiệm.

Chính 2 cái ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp nêu trên, khiến cho báo chí trở thành bàn bình luận của 3 nhánh quyền lực nhà nước, mà không ai dám khinh thường. Lớ ngớ, nó bụp cho mà chết.

Tóm lại, về cả lý thuyết lẫn thực tế, báo chí thể hiện vai trò quyền lực mà đặt người dân vào trọng tâm, cho nên mới được xem là quyền lực thứ tư.