Tại sao phải nổi giận? Nổi giận có phải hành động sai trái?

  1. Tâm lý học

Em không thích người hay nổi dận cho lắm nên muốn hiểu họ nhiều hơn.
Từ khóa: 

nổi giận

,

cơn giận dữ

,

tức giận

,

tâm lý học

Trước tiên, người dễ nổi giận là người đang yếu về tính Tự Nhận Thức và Tự Quản Lý/Kiểm Soát Cảm Xúc. Khi gặp phải những tình huống cố định về một vấn đề nào đó hoặc với một người đặc biệt nào đó, họ sẽ nổi giận. Vào các tình huống ấy, một là người đó không nhận thức được cảm xúc của bản thân mình, hai là người đó nhận thức được nhưng lại không thể kiểm soát hoặc không có cách kiểm soát lại hành vi.

Muốn hiểu được họ, bạn phải ở level cao hơn cả họ. Đó là trước tiên bạn phải Tự Nhận Thức Cảm Xúc (Self-Awareness) - tự biết cả ưu và nhược điểm cảm xúc của riêng mình - và Tự Kiểm Soát Cảm Xúc (Self-Management). Nắm vững được 2 điều ấy sẽ giúp bạn đạt được mức độ kiểm soát bản thân luôn điềm tĩnh, có đủ trí tuệ cảm xúc để bước vào giai đoạn 2 đó là Nhận Thức Xã Hội (Social Awareness) và Quản lý mối quan hệ (Social Management).

Bước vào giai đoạn này bạn sẽ bắt đầu cảm nhận lấy cảm xúc của người khác một cách có lý trí, tìm hiểu lý do vì sao người ấy đang có hành vi như vậy. Từ đó tìm cách giải quyết vấn đề ấy cho họ, cũng như cho chính bản thân mình, và mối quan hệ vẫn được giữ bền  vững. Nếu bạn làm được như vậy, thì trước hết người khác sẽ rất quý mến bạn và học hỏi được rất nhiều từ bạn. Còn bản thân bạn cũng sẽ hiểu người khác hơn, quý mến mọi người hơn, gia tăng kinh nghiệm từ các tình huống xử lý của riêng mình, đồng thời mở rộng mối quan hệ của bản thân

Chúc bạn thành công nhé

Trả lời

Trước tiên, người dễ nổi giận là người đang yếu về tính Tự Nhận Thức và Tự Quản Lý/Kiểm Soát Cảm Xúc. Khi gặp phải những tình huống cố định về một vấn đề nào đó hoặc với một người đặc biệt nào đó, họ sẽ nổi giận. Vào các tình huống ấy, một là người đó không nhận thức được cảm xúc của bản thân mình, hai là người đó nhận thức được nhưng lại không thể kiểm soát hoặc không có cách kiểm soát lại hành vi.

Muốn hiểu được họ, bạn phải ở level cao hơn cả họ. Đó là trước tiên bạn phải Tự Nhận Thức Cảm Xúc (Self-Awareness) - tự biết cả ưu và nhược điểm cảm xúc của riêng mình - và Tự Kiểm Soát Cảm Xúc (Self-Management). Nắm vững được 2 điều ấy sẽ giúp bạn đạt được mức độ kiểm soát bản thân luôn điềm tĩnh, có đủ trí tuệ cảm xúc để bước vào giai đoạn 2 đó là Nhận Thức Xã Hội (Social Awareness) và Quản lý mối quan hệ (Social Management).

Bước vào giai đoạn này bạn sẽ bắt đầu cảm nhận lấy cảm xúc của người khác một cách có lý trí, tìm hiểu lý do vì sao người ấy đang có hành vi như vậy. Từ đó tìm cách giải quyết vấn đề ấy cho họ, cũng như cho chính bản thân mình, và mối quan hệ vẫn được giữ bền  vững. Nếu bạn làm được như vậy, thì trước hết người khác sẽ rất quý mến bạn và học hỏi được rất nhiều từ bạn. Còn bản thân bạn cũng sẽ hiểu người khác hơn, quý mến mọi người hơn, gia tăng kinh nghiệm từ các tình huống xử lý của riêng mình, đồng thời mở rộng mối quan hệ của bản thân

Chúc bạn thành công nhé

Mình rất thích quan điểm của bạn, bạn không thích cái gì đó bạn lại muốn tìm hiểu nó (có thể để tránh phạm sai lầm).

Gần đây mình rất thích quan sát mọi người, và mình nhận ra được rất nhiều điều. Bạn có thể kết hợp tìm kiếm thông tin và quan sát thực tế để hiểu họ hơn.

Thường thì người ta nổi giận khi có cái gì đó làm họ không hài lòng, người hay nổi giận có thể làm người khác tổn thương, nhưng có thể bản thân họ cũng là người đáng thương. Mình có một người thân (BM) rất hay la mắng, lúc còn nhỏ mình rất không thích. Nhưng lớn dần mình quan sát và nhận ra BM rất tốt tính, rất hay lo việc cho người khác, hay giúp người khác, nhưng lại vẫn cứ hay nóng giận và la mắng. BM thấy nghịch mắt là la mắng, xong vẫn bay vào làm giúp, vừa làm vừa la. Qua nhiều năm, những người được giúp lại thành ra xa lánh thậm chí nói xấu BM. Vì con người ta rất có thể vì cái tự ái cá nhân trước mắt (gần nhất) mà quên hết những gì trước đó, người ta dễ thấy cái xấu hơn là điểm tốt. Vì vậy mình thấy việc nóng giận là không nên, nó làm mình hành xử không đúng, đẩy mọi người ra xa. 

Tuy nhiên tùy trường hợp cụ thể việc nổi giận lại là cần thiết. Hiền quá sẽ bị bắt nạt. Mình thấy nhiều người nóng tính làm sai chả ai dám ý kiến, ấy vậy mà người hiền lành thì bị la tơi bời. Tâm lý chung trong chúng ta vẫn là "ăn hiếp" người hiền hơn, yếu hơn.^^

Và mình rất thích câu: hiền với bụt chứ không hiền với ma.

Khi đi xe bus mình thấy thế này, bạn sinh viên kia bị thanh niên nọ bắt nạt, "dân văn phòng" trên xe chẳng ai lên tiếng, có mỗi bác gái nông dân kia mặt bừng bừng văng tục liền mấy câu, chửi thanh niên đó xối xả. 

Tóm lại ý mình người hay nóng nảy chưa chắc đã xấu, nổi giận chưa chắc là hành động sai trái. Tùy tình huống cụ thể.

Vì khi đó ta không kìm chế được cảm xúc

Và khi đấy cảm xúc sẽ lấn áp lí trí khiến con người ta trở nên hồ đồ, cũng có thể làm ra những hành động sai trái

Nổi giận khi chúng ta có những việc gì tâm trạng mình cảm thấy không thoải mái, không vui.
Đúng !
Đôi lúc bản thân bị strees nên rất dễ cáu gắt và nổi giận . Tuy nhiên nếu nổi giận vượt mức cho phép thì đó là hành động sai