Tại sao sinh viên nên cần quan tâm đến các môn học chung (không chuyên)?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Thực tế ở môi trường đại học bình thường như mình đang học đại học thì các môn dưới 4 tín (3 tín- 2 tín) thì giống như học phụ đạo và chỉ có tính chất qua môn là được, các trường nằm top thì mình không biết rằng tnao. Chứ tình trạng chung, các môn không chuyên sinh viên thường xem nhẹ hoặc thậm chí là bỏ bê, nhờ học hộ, thi hộ. Bản thân mình thì cảm thấy vài môn học chung khá hay, như môn tiếng Việt thực hành mình đang học chẳng hạn, giảng viên dạy cho mình rất nhiều từ ngữ, phong cách dùng từ T.Việt rất phong phú, bản thân mình là người viết Content nhiều khi vẫn còn sai nhiều lắm. Học môn của cô xong, phong cách dùng từ khác hẳn, đỡ sai chính tả hơn, sử dụng từ đúng phong cách và đúng hình thức cấu tạo hơn. Điều này không những thiết thực với mình ở trong phong cách viết mà còn ở cả cách mình sử dụng tiếng mẹ đẻ hàng ngày nữa, giao tiếp cũng được tốt hơn, phát âm tròn trịa hơn. Thực tế, nhiều môn học chung ở đại học mang đến cho mình những kiến thức mới, nếu mà ngồi chịu khó nghe giảng chút. Nhiều khi còn hữu ích hơn cả môn chính ấy chứ 😂 Vấn đề là nó cần phải thiết thực hoặc đơn giản là khơi gợi tính tò mò, thích thú của sinh viên. 

Trả lời

Thực tế ở môi trường đại học bình thường như mình đang học đại học thì các môn dưới 4 tín (3 tín- 2 tín) thì giống như học phụ đạo và chỉ có tính chất qua môn là được, các trường nằm top thì mình không biết rằng tnao. Chứ tình trạng chung, các môn không chuyên sinh viên thường xem nhẹ hoặc thậm chí là bỏ bê, nhờ học hộ, thi hộ. Bản thân mình thì cảm thấy vài môn học chung khá hay, như môn tiếng Việt thực hành mình đang học chẳng hạn, giảng viên dạy cho mình rất nhiều từ ngữ, phong cách dùng từ T.Việt rất phong phú, bản thân mình là người viết Content nhiều khi vẫn còn sai nhiều lắm. Học môn của cô xong, phong cách dùng từ khác hẳn, đỡ sai chính tả hơn, sử dụng từ đúng phong cách và đúng hình thức cấu tạo hơn. Điều này không những thiết thực với mình ở trong phong cách viết mà còn ở cả cách mình sử dụng tiếng mẹ đẻ hàng ngày nữa, giao tiếp cũng được tốt hơn, phát âm tròn trịa hơn. Thực tế, nhiều môn học chung ở đại học mang đến cho mình những kiến thức mới, nếu mà ngồi chịu khó nghe giảng chút. Nhiều khi còn hữu ích hơn cả môn chính ấy chứ 😂 Vấn đề là nó cần phải thiết thực hoặc đơn giản là khơi gợi tính tò mò, thích thú của sinh viên. 

Môn chính thậm chí phần lớn sinh viên còn chẳng quan tâm nữa kìa các môn học chung. Haha nói chung bây giờ chất lượng giảng dạy ở đại học dở lắm, chỉ có nộp tiền là qua môn, chả biết thu nạp được gì sau khi ra trường luôn. Bảo sao ra trường cầm tấm bằng mà vẫn quắt queo lắm, chả ai tuyển 😂 - Một lời tâm sự của cựu sinh viên ra trường Lao động Xã hội được 2 năm. 

Nó cũng giống như hồi c3 vậy. Ngoài Toán, Văn, Anh hoặc các môn bạn chuyên ra thì tất cả còn lại đều là môn phụ và không phải đặt nhiều công sức cũng như là sự tập trung vào nó, vì đơn giản là không cần thiết. Lên đại học thì môn phụ nhiều hơn, nhưng chương trình học thì cũng ít hơn. Đa số cũng không quan trọng, như kiểu môn Thể chất (Khiêu vũ, bóng bàn chẳng hạn) những bộ môn bạn sẽ chẳng gặp lại lần 2, Kinh tế Mác Lê nin trong khi bạn học ngành Răng-Hàm-Mặt chẳng hạn,....Đơn giản là không cần thiết và chỉ cần học cho đủ tín chỉ và cho qua là được. Nhưng phải chắc chắn 1 điều là phải qua nhé! Không thì vẫn phải đóng tiền và học lại thôi. 

Chào bạn, mình nghĩ các môn học chung (thường được biết đến với tên gọi là các môn học đại cương) mang đến cho người học một số ích lợi như sau:

  • Kiến thức nền tảng: chuyên cũng cần có xuất phát điểm từ chung, không có chung thì không phân biệt được thế nào là chuyên. Mình nghĩ để lĩnh hội kiến thức thì cần đi tuần tự, không nên nóng vội, đốt giai đoạn. Đi đường tắt thì có thể nhanh nhưng chưa chắc đi được tới nơi.
  • Cơ hội để làm quen với phương pháp học tập mới ở môi trường học tập mới: Các môn học chung là cơ hội để chúng ta nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp học tập trước khi đi vào chuyên ngành. Nếu lơ là các môn chung thì hiếm bạn nào thực sự biết cách học khi bước vào các môn chuyên (mặc dù đa số thường lầm tưởng rằng đợi đến lúc vào chuyên ngành thì sẽ học hành nghiêm chỉnh, nhưng thói quen được xây dựng từ những năm đầu không phải là điều dễ dàng thay đổi). Nếu so sánh với một người lính, thì đến lúc chiến đấu thì họ không còn thời gian cho việc tập luyện để trau dồi kỹ năng nữa.
  • Chuẩn bị thái độ học tập đúng đắn: Nếu học cẩn thận các môn chung thì khả năng cao chúng ta cũng sẽ có thái độ học tập tích cực với các môn chuyên. Còn nếu xem nhẹ môn chung, chưa chắc đến môn chuyên bản thân chúng ta sẽ đột ngột thay đổi thành con người chăm chỉ, cầu tiến. Thậm chí, đến lúc học môn chuyên sẽ lại có các lý do mới kiểu như "học cái này không thiết thực", " học gì thì học giờ quan trọng là tạo ra thu nhập" v.v...gây dao động, thoái chí học tập.

Mình mong rằng các bạn sinh viên gắng sức tập trung học hành, vì trở thành sinh viên tức là chọn theo con đường đèn sách để lập nghiệp. Nếu cảm thấy đó không phải con đường bản thân mong muốn, thì chúng ta có thể đi học nghề hoặc đi làm ngay để tránh lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc của bản thân và gia đình. Mọi con đường đều tốt nếu chúng ta chăm chỉ và có thực chất.