Tại sao "Tam thập lục kế-Tẩu vì thượng sách" trông 36 kế sách chính chiến của Tôn Tử lại được gọi là "Thượng sách"?

  1. Lịch sử

Liệu"thượng sách" ở đây nghĩa là gì , là kế cuối cùng trong 36 kế hay là kế hay nhất?

Từ khóa: 

lịch sử

Nội dung chính của Binh pháp Tôn tử không phải là giành chiến thắng như mọi người nghĩ. Mà là làm sao để "không thua".
Trong Binh pháp, Tôn tử bàn đi bàn lại rất nhiều vấn đề, nhưng tựu chung lại vẫn luôn là: làm cách nào để tránh được tình huống xấu nhất (thất bại)
Ngay cả cái câu "Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng" mà mọi người vẫn hay kháo nhau trong Binh pháp, nguyên văn gốc của nó là "trăm trận không nan" (gặp khó khăn hay thua trận)
Vậy nên, tẩu vi (rút lui) mới được coi là thượng sách. Vì đây là cách hay nhất để vừa duy trì lợi thế, vừa đảm bảo "không bại"
Nhưng cách hiểu "tẩu vi thượng sách" mới mới chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp của binh pháp. Còn hiểu rộng ra thì còn nhiều vấn đề lắm.
Quyển binh pháp mình cất hơi kỹ nên không lấy ra tra được. Nhưng mình nhớ nguyên gốc đại khái là " khi các kế khác bất khả dụng, chạy là thượng sách"
Tức là đây là lựa chọn cuối cùng. Khi không còn con đường nào khác
Trả lời
Nội dung chính của Binh pháp Tôn tử không phải là giành chiến thắng như mọi người nghĩ. Mà là làm sao để "không thua".
Trong Binh pháp, Tôn tử bàn đi bàn lại rất nhiều vấn đề, nhưng tựu chung lại vẫn luôn là: làm cách nào để tránh được tình huống xấu nhất (thất bại)
Ngay cả cái câu "Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng" mà mọi người vẫn hay kháo nhau trong Binh pháp, nguyên văn gốc của nó là "trăm trận không nan" (gặp khó khăn hay thua trận)
Vậy nên, tẩu vi (rút lui) mới được coi là thượng sách. Vì đây là cách hay nhất để vừa duy trì lợi thế, vừa đảm bảo "không bại"
Nhưng cách hiểu "tẩu vi thượng sách" mới mới chỉ là hiểu theo nghĩa hẹp của binh pháp. Còn hiểu rộng ra thì còn nhiều vấn đề lắm.
Quyển binh pháp mình cất hơi kỹ nên không lấy ra tra được. Nhưng mình nhớ nguyên gốc đại khái là " khi các kế khác bất khả dụng, chạy là thượng sách"
Tức là đây là lựa chọn cuối cùng. Khi không còn con đường nào khác

Thượng sách là kế sách hay nhất. Còn 36 kế, thì "chuồn" chỉ là 1 trong chừng đó kế sách. Các kế sách trên sẽ phù hợp và đc áp dụng tùy tình huống. Áp dụng phù hợp, đó là thượng sách, mà ko đúng trường hợp là hạ sách.

Với câu Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách là chỉ vào trường hợp khi bị vây khốn, yếu thế hơn, thì trong 36 kế đó, 35 kế kia ko dùng đc kế sách nào cả, chỉ còn nước bỏ chạy là hợp lý nhất, ng ta nói: "tẩu" là kế tốt nhất. Chứ câu đó ko có nghĩa 36 kế, kế "chuồn" LUÔN là kế tốt nhất. Câu này hay gặp vì nó là cách dễ dàng sử dụng nhất mà cũng hay gặp nhất (kẻ yếu thì luôn nhiều hơn mà).

Mình cho rằng đây chỉ là quan điểm của 1 trường phái trong ứng dụng nghiên cứu và đánh giá về tam thập lục kế mà thôi vì:

1. Kế chuồn được dùng khi nào ? Khi mà địch quá mạnh trong khi ta quá yếu, ta chuồn có tính toán để bảo toàn lực lượng, tính mạng để sau này mưu đồ sự nghiệp khác. Cái này thì có nhiều ví dụ rồi như cuộc di tản Dunkick của quân đồng minh, các kèo té khỏi Thăng Long của vua quan nhà Trần trong 3 lần chống quân Nguyên.

2. Dù khá là đặc sắc cơ mà kế chuồn khó phát huy tác dụng nếu chỉ đứng 1 mình, nếu k có kế sách, kế hoạch phối hợp, dễ là trở thành chạy sml rồi cũng bị hốt hoặc cùng đường. Chính vì vậy kế chuồn thường là 1 trong 1 bộ liên hoàn nhiều kế sách để chống địch và chiến thắng

Chính vì vậy mình k đánh giá cao hay nói cách khác là phản đối quan điểm... tẩu vi thượng sách

Cá nhân mình nghĩ đánh bài chuồn thực sự là một kế rất hay. Bảo toàn tính mạng của bản thân thậm chí là của cả người khác. Tránh được rất nhiều rắc rồi không đáng có. Vì vậy lúc mà đang bí quá không biết làm gì thì chuồn là hợp lý

tôi thấy không chiến được thì rút để bảo toàn lực lượng là thượng sách, chắc là thêm thượng sách vào để giữ thể diện và sĩ khí chứ chiến được thì chiến ngay ai lại rút với huơ môi múa mép làm gì nữa