Thấy gì qua việc hàng trăm tấn hoa quả ùn cứ tại cửa khẩu cuối năm???

  1. Đầu tư & Tài chính

  2. Tin Tức

  3. Xã hội

  4. Kinh doanh

Ngày 24/12/2021 trên trang vietnamnet có đưa tin:

TQ là "bạn hàng" lâu năm của nông sản Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng hoa quả, trái cây. TQ là thị trường dễ tính, không như Nhật hay châu Âu, Bắc Mỹ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm.

Cứ đến kỳ cuối năm, nông sản lại ùn ứ tại các cửa khẩu, năm thì dưa hấu, năm thì thanh long - sầu riêng.... Điều đáng nói là tình trạng này đã diễn ra nhiều năm với đủ lý do khác nhau liên quan đến việc chậm thông quan hàng hóa như quá tải, kiểm soát chất lượng hàng hóa, hàng cấm, như 2 năm trở lại đây là tình hình dịch bệnh. Một phần nguyên nhân khách quan là từ phía TQ, phần còn lại vì nông sản không đạt tiêu chuẩn cao Việt Nam không bán cho TQ thì chẳng biết xuất đi đâu.

Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu ra đời để giải quyết tình trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam đi các thị trường khó tính, đáng mừng là trên các kệ hàng của siêu thị nước ngoài đã xuất hiện nông sản Việt Nam. Nhưng điều đáng buồn là những mặt hàng nông sản này không xuất hiện thường xuyên do sản lượng xuất khẩu không đều và không ổn định buộc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam phải nhập thêm từ các nước láng giềng khác. Tính liên tục của thương hiệu không được duy trì, không tạo được thói quen mua hàng tốt cho khách hàng tại những thị trường trên.

Vấn đề này do thói quen sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của nông dân và cả ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam. Nhiều vùng được quy hoạch là vùng xuất khẩu nông sản sạch chất lượng cao, được nhận các chương trình đào tạo, hỗ trợ từ chuyên gia nước ngoài nhưng chỉ duy trì được thời gian ngắn do không đáp ứng được các tiêu chuẩn của nước bạn. Chủ trang trại và người nông dân quay lại cách sản xuất cũ, chấp nhận bị thương lái ép giá và rủi ro cao vụ thu hoạch cuối năm.

Hơn nữa, trong quá trình hội nhập Việt Nam đã và đang tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do. Nếu làm tốt, VN hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ khác trong khu vực. Tuy nhiên, nếu làm không tốt khi đã hội nhập sâu rộng thì lợi thế sẽ dần mất đi khi các doanh nghiệp VN chưa đủ lớn mạnh thì thị trường đã bị các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm do sản phẩm của họ tốt hơn, cách triển khai cũng bài bản và chuyên nghiệp hơn. Một khi đã xác định mở cửa với thế giới thì sẽ chơi theo luật chung, cạnh tranh công bằng!

Liệu các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có kịp nhìn nhận và có những động thái thay đổi tình hình trước khi càng ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới hay không?

Từ khóa: 

chính sách

,

nền kinh tế

,

xã hội

,

nông sản việt

,

sản xuất

,

đầu tư & tài chính

,

tin tức

,

xã hội

,

kinh doanh

Nhiều người cứ mạnh mồm đòi tẩy chay TQ này nọ nhưng họ đâu có thấy cảnh này. Người chịu trận chỉ có nông dân và thương lái chứ họ đâu có chịu

Trả lời

Nhiều người cứ mạnh mồm đòi tẩy chay TQ này nọ nhưng họ đâu có thấy cảnh này. Người chịu trận chỉ có nông dân và thương lái chứ họ đâu có chịu

Phụ thuộc vào ai nhiều quá cũng khổ

Khi mà nền nông nghiệp phụ thuộc vào quốc gia khác thì cũng nan giải. Quan trọng hơn là cũng không có biện pháp dự phòng đa số toàn là giải cứu x, giải cứu y, ....

Hơn 70% nông sản của ta phụ thuộc vào Trung Quốc, không đùa được.