Thế nào là trưởng thành, trưởng thành được xét dưới góc độ sinh lý hay tâm sinh lý?

  1. Tâm lý học

Cho mình hỏi người trưởng thành là người như thế nào? Và dựa vào đâu để khẳng định được ai là một người trưởng thành?

Từ khóa: 

tâm lý học

Trưởng thành là việc đạt đến một sự hoàn thiện, hoàn hảo trong quá trình phát triển của mỗi con người. 
Khái niệm “lớn” không đồng nghĩa với “trưởng thành”, bởi thiếu gì người “to đầu mà dại”, hay chỉ là “đứa trẻ to xác”. Khái niệm có tuổi, lớn tuổi, nhiều tuổi cũng chỉ chứng minh rằng bạn đã ăn nhiều, hít thở nhiều hơn người khác, chứ không đồng nghĩa với “trưởng thành”. Thiếu gì người trẻ mà chững chạc, ra dáng người lớn. Ngược lại, không ít người “đã lớn rồi mà như ngây thơ!”.
https://cdn.noron.vn/2022/09/07/nguoi-truong-thanh-la-gi-1662522708.jpg

Có bằng cấp cũng chỉ chứng tỏ bạn chịu khó học. Có nhiều tài sản chỉ chứng tỏ bạn kiếm tiền và tiết kiệm tiền để mua sắm tải sản. Đầu hai thứ tóc cũng chỉ chứng tỏ bạn “xấu máu”. Con cái đề huề, cũng chỉ chứng tỏ bạn có khả năng sinh đẻ, chứ chắc gì bạn đã trưởng thành. Thiếu gì người đàn ông, trong ngày vợ đẻ còn đi chơi game, đi nhậu, thậm chí đi nhà nghỉ với bạn gái.

Dưới góc nhìn khoa học, toàn diện ngày nay, có thể nói về 3 loại, hay ba khía cạnh trưởng thành của con người: Trưởng thành sinh lý, trưởng thành tâm lý và trưởng thành văn hoá – xã hội.

Trưởng thành sinh lý là điều dễ đạt nhất, dễ thấy nhất, bởi nó đo bằng chiều cao, cân nặng, bằng những dấu hiệu dậy thì như mông to, ngực nở, ria mép lún phún, thắt đáy lưng ong, bộ phận sinh dục “đạt chuẩn”. Người trưởng thành về sinh lý là người có thể tham gia các hoạt động “trai trên gái dưới”, có thể lấy vợ, lấy chồng và nếu không có bệnh tật gì đặc biệt thì … có thể sinh con. Mốc trưởng thành sinh lý loanh quanh quãng 18, đôi mươi (được phép kết hôn theo luật định).

Trưởng thành tâm lý là thứ khó đạt hơn, bởi ông trời không cho sẵn, mà mỗi người tự phấn đấu thì mới có được, nên không có chuẩn tuổi tác. Trưởng thành tâm lý được đánh giá bởi sự tự lập, suy nghĩ chín chắn, nhìn trước ngó sau, ứng xử phải đạo, không hấp tấp, vội vàng. Tự lập, tự quyết là điều cần thiết để trưởng thành tâm lý. Tự lập tâm lý cũng đi kèm với việc biết mình biết người, nhận ra mình là ai, có giá trị gì, có sở trường, sở đoản gì, có nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm gì. Trưởng thành tâm lý cũng gắn với những thứ “có”: Có vợ/chồng, có con cái có nghề nghiệp, có địa vị xã hội nhất định (là ai đó trong xã hội, chứ không nhất thiết phải là ông nọ, bà kia), có nhà để ở, có tiền để tiêu cho những nhu cầu của bản thân và gia đình.

Loại trưởng thành cuối cùng là trưởng thành về mặt văn hoá – xã hội, cũng là đòi hỏi ở mức cao, không phải ai cũng đạt được. Người trưởng thành về văn hoá – xã hội không chỉ thấu hiểu quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, mà còn dành nhiều thời gian nghĩ đến người khác, nghĩ đến “đạo lý”, đến “lương tâm”, nghĩ đến phận người, kiếp người. Trong gia đình, người trưởng thành về văn hoá – xã hội nghĩ đến “đạo vợ chồng”, “nghĩa phu thê”, “tình huynh đệ”, “phận làm con”, nên không chỉ sống cho mình, mà còn biết chăm lo, làm bờ vai, chỗ dựa cho người khác. Ngoài xã hội, người trưởng thành về văn hoá – xã hội cũng thường nghĩ và làm những việc liên quan tới “tình quê hương”, “nghĩa đồng bào”, “tình làng nghĩa xóm”. Không chỉ biết vơ vào mình, giữ cho mình, mà còn biết san sẻ, chia sẻ, làm phước, ban phát…

Người trưởng thành về tâm lý có thể không còn phụ thuộc vào ai, không làm ai buồn vì mình, nhà mình mình ở, tiền mình mình tiêu. Nhưng người trưởng thành về tâm lý – xã hội thì biết mình ăn bát cơm, phải nghĩ đến bố mẹ đang ăn cháo, mình đang ăn nhậu, chợt nhớ đến việc phải dành tiền mua cho vợ cái tủ lạnh, cái máy giặt, cái bình lọc nước… cho vợ con đỡ vất vả.

Trưởng thành về văn hoá – xã hội là đỉnh cao của trưởng thành mà ai cũng mong muốn đạt tới, còn đạt được hay không lại tuỳ ở mỗi người.

Bạn hãy dành một ít thời gian suy ngẫm, đánh giá bản thân xem mình đang ở đâu trong bậc thang trưởng thành của đời người nhé!

Trả lời
Trưởng thành là việc đạt đến một sự hoàn thiện, hoàn hảo trong quá trình phát triển của mỗi con người. 
Khái niệm “lớn” không đồng nghĩa với “trưởng thành”, bởi thiếu gì người “to đầu mà dại”, hay chỉ là “đứa trẻ to xác”. Khái niệm có tuổi, lớn tuổi, nhiều tuổi cũng chỉ chứng minh rằng bạn đã ăn nhiều, hít thở nhiều hơn người khác, chứ không đồng nghĩa với “trưởng thành”. Thiếu gì người trẻ mà chững chạc, ra dáng người lớn. Ngược lại, không ít người “đã lớn rồi mà như ngây thơ!”.
https://cdn.noron.vn/2022/09/07/nguoi-truong-thanh-la-gi-1662522708.jpg

Có bằng cấp cũng chỉ chứng tỏ bạn chịu khó học. Có nhiều tài sản chỉ chứng tỏ bạn kiếm tiền và tiết kiệm tiền để mua sắm tải sản. Đầu hai thứ tóc cũng chỉ chứng tỏ bạn “xấu máu”. Con cái đề huề, cũng chỉ chứng tỏ bạn có khả năng sinh đẻ, chứ chắc gì bạn đã trưởng thành. Thiếu gì người đàn ông, trong ngày vợ đẻ còn đi chơi game, đi nhậu, thậm chí đi nhà nghỉ với bạn gái.

Dưới góc nhìn khoa học, toàn diện ngày nay, có thể nói về 3 loại, hay ba khía cạnh trưởng thành của con người: Trưởng thành sinh lý, trưởng thành tâm lý và trưởng thành văn hoá – xã hội.

Trưởng thành sinh lý là điều dễ đạt nhất, dễ thấy nhất, bởi nó đo bằng chiều cao, cân nặng, bằng những dấu hiệu dậy thì như mông to, ngực nở, ria mép lún phún, thắt đáy lưng ong, bộ phận sinh dục “đạt chuẩn”. Người trưởng thành về sinh lý là người có thể tham gia các hoạt động “trai trên gái dưới”, có thể lấy vợ, lấy chồng và nếu không có bệnh tật gì đặc biệt thì … có thể sinh con. Mốc trưởng thành sinh lý loanh quanh quãng 18, đôi mươi (được phép kết hôn theo luật định).

Trưởng thành tâm lý là thứ khó đạt hơn, bởi ông trời không cho sẵn, mà mỗi người tự phấn đấu thì mới có được, nên không có chuẩn tuổi tác. Trưởng thành tâm lý được đánh giá bởi sự tự lập, suy nghĩ chín chắn, nhìn trước ngó sau, ứng xử phải đạo, không hấp tấp, vội vàng. Tự lập, tự quyết là điều cần thiết để trưởng thành tâm lý. Tự lập tâm lý cũng đi kèm với việc biết mình biết người, nhận ra mình là ai, có giá trị gì, có sở trường, sở đoản gì, có nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm gì. Trưởng thành tâm lý cũng gắn với những thứ “có”: Có vợ/chồng, có con cái có nghề nghiệp, có địa vị xã hội nhất định (là ai đó trong xã hội, chứ không nhất thiết phải là ông nọ, bà kia), có nhà để ở, có tiền để tiêu cho những nhu cầu của bản thân và gia đình.

Loại trưởng thành cuối cùng là trưởng thành về mặt văn hoá – xã hội, cũng là đòi hỏi ở mức cao, không phải ai cũng đạt được. Người trưởng thành về văn hoá – xã hội không chỉ thấu hiểu quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, mà còn dành nhiều thời gian nghĩ đến người khác, nghĩ đến “đạo lý”, đến “lương tâm”, nghĩ đến phận người, kiếp người. Trong gia đình, người trưởng thành về văn hoá – xã hội nghĩ đến “đạo vợ chồng”, “nghĩa phu thê”, “tình huynh đệ”, “phận làm con”, nên không chỉ sống cho mình, mà còn biết chăm lo, làm bờ vai, chỗ dựa cho người khác. Ngoài xã hội, người trưởng thành về văn hoá – xã hội cũng thường nghĩ và làm những việc liên quan tới “tình quê hương”, “nghĩa đồng bào”, “tình làng nghĩa xóm”. Không chỉ biết vơ vào mình, giữ cho mình, mà còn biết san sẻ, chia sẻ, làm phước, ban phát…

Người trưởng thành về tâm lý có thể không còn phụ thuộc vào ai, không làm ai buồn vì mình, nhà mình mình ở, tiền mình mình tiêu. Nhưng người trưởng thành về tâm lý – xã hội thì biết mình ăn bát cơm, phải nghĩ đến bố mẹ đang ăn cháo, mình đang ăn nhậu, chợt nhớ đến việc phải dành tiền mua cho vợ cái tủ lạnh, cái máy giặt, cái bình lọc nước… cho vợ con đỡ vất vả.

Trưởng thành về văn hoá – xã hội là đỉnh cao của trưởng thành mà ai cũng mong muốn đạt tới, còn đạt được hay không lại tuỳ ở mỗi người.

Bạn hãy dành một ít thời gian suy ngẫm, đánh giá bản thân xem mình đang ở đâu trong bậc thang trưởng thành của đời người nhé!