Thuốc trừ sâu đang đẹ dọa như thế nào đối với các loài chim và ong trên thế giới?

  1. Sức khoẻ

Thuốc trừ sâu đang làm suy giảm số lượng ong và gây nguy hại cho các loài bướm, chim, côn trùng có ích. Thực hư thế nào? Có phải loại thuốc trừ sâu nào cũng gây nguy hại cho các loài kể trên không?
Từ khóa: 

sức khoẻ

1. Tình cờ nghe radio, nghe được thông tin thuốc trừ sâu gây nhiễm độc thần kinh dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng ong trên thế giới và cũng đang gây hại cho các loài bướm, côn trùng có ích, cá và các loài chim. Trước giờ, cứ nghĩ thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng đối với các loại sâu bệnh hại, nhưng đến khi nghe đài báo khẳng định "thuốc trừ sâu gây hại đến các loài thụ phấn cho cây trồng, làm giảm năng suất nông nghiệp" thì mới dám tin đấy các bác ạ.

Thuốc trừ sâu được sử dụng để quản lý dịch hại côn trùng trong nông nghiệp nhưng cũng gây nên sự suy giảm các loài ong thụ phấn cho các cây trồng tạo nguồn lương thực quan trọng cho người dân châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Nghiên cứu mới nhất cho biết các loại thuốc trừ sâu cũng đang gây hại cho côn trùng thụ phấn khác, cá và các loài chim khi thuốc trừ sâu bị nhiễm vào đất và nước. Các loài bị ảnh hưởng nhiều nhất là các loài sinh vật xương sống trên mặt đất như giun đất, loài sinh vật quan trọng làm tăng độ màu mỡ của đất. Tiếp theo đến các loài ong và các loài động vật thuỷ sinh như các loài ốc nước ngọt, sau đó là các loài chim và cuối cùng là các loài cá, ếch nhái và một số loài vi khuẩn.

Việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên diện rộng đất nông nghiệp, nguồn nước ngọt, đất ngập nước, thảm thực vật, cửa sông và khu vực ven biển. Điều này có nghĩa là nhiều sinh vật thường xuyên phải tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu neonics có thể tồn tại trong đất trong hơn 1.000 ngày và trong cây thân gỗ hơn một năm và các hợp chất trong thuốc trừ sâu khi phân hủy có thể độc hại hơn so với ban đầu.

2. Câu hỏi "loại thuốc trừ sâu nào gây hại cho các loài trên" thì tôi xin trả lời, đó là Neonicotinoids và Fipronil.

Neonics là thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi, có tác dụng ngay lập tức và có thể làm một số sinh vật bị chết hoặc mắc bệnh mãn tính. Sự tiếp xúc với thuốc trừ sâu loại này có thể làm suy giảm khứu giác và bộ nhớ của một số loài, giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng tìm kiếm thức ăn và tăng khả năng nhiễm bệnh.  Neonicotinoids và một nhóm thuốc trừ sâu organophosphates có thể gây tác hại đến các mạch não của ong mật, ảnh hưởng đến bộ nhớ và kỹ năng định hướng cần thiết để tìm thức ăn và đe dọa toàn bộ loài ong. Thuốc trừ sâu neonics có thể độc hại hơn từ 5.000 đến 10.000 lần so với thuốc trừ sâu DDT. EU đã ban hành lệnh cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu này. 

Trả lời

1. Tình cờ nghe radio, nghe được thông tin thuốc trừ sâu gây nhiễm độc thần kinh dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng ong trên thế giới và cũng đang gây hại cho các loài bướm, côn trùng có ích, cá và các loài chim. Trước giờ, cứ nghĩ thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng đối với các loại sâu bệnh hại, nhưng đến khi nghe đài báo khẳng định "thuốc trừ sâu gây hại đến các loài thụ phấn cho cây trồng, làm giảm năng suất nông nghiệp" thì mới dám tin đấy các bác ạ.

Thuốc trừ sâu được sử dụng để quản lý dịch hại côn trùng trong nông nghiệp nhưng cũng gây nên sự suy giảm các loài ong thụ phấn cho các cây trồng tạo nguồn lương thực quan trọng cho người dân châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Nghiên cứu mới nhất cho biết các loại thuốc trừ sâu cũng đang gây hại cho côn trùng thụ phấn khác, cá và các loài chim khi thuốc trừ sâu bị nhiễm vào đất và nước. Các loài bị ảnh hưởng nhiều nhất là các loài sinh vật xương sống trên mặt đất như giun đất, loài sinh vật quan trọng làm tăng độ màu mỡ của đất. Tiếp theo đến các loài ong và các loài động vật thuỷ sinh như các loài ốc nước ngọt, sau đó là các loài chim và cuối cùng là các loài cá, ếch nhái và một số loài vi khuẩn.

Việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên diện rộng đất nông nghiệp, nguồn nước ngọt, đất ngập nước, thảm thực vật, cửa sông và khu vực ven biển. Điều này có nghĩa là nhiều sinh vật thường xuyên phải tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu neonics có thể tồn tại trong đất trong hơn 1.000 ngày và trong cây thân gỗ hơn một năm và các hợp chất trong thuốc trừ sâu khi phân hủy có thể độc hại hơn so với ban đầu.

2. Câu hỏi "loại thuốc trừ sâu nào gây hại cho các loài trên" thì tôi xin trả lời, đó là Neonicotinoids và Fipronil.

Neonics là thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi, có tác dụng ngay lập tức và có thể làm một số sinh vật bị chết hoặc mắc bệnh mãn tính. Sự tiếp xúc với thuốc trừ sâu loại này có thể làm suy giảm khứu giác và bộ nhớ của một số loài, giảm khả năng sinh sản, giảm khả năng tìm kiếm thức ăn và tăng khả năng nhiễm bệnh.  Neonicotinoids và một nhóm thuốc trừ sâu organophosphates có thể gây tác hại đến các mạch não của ong mật, ảnh hưởng đến bộ nhớ và kỹ năng định hướng cần thiết để tìm thức ăn và đe dọa toàn bộ loài ong. Thuốc trừ sâu neonics có thể độc hại hơn từ 5.000 đến 10.000 lần so với thuốc trừ sâu DDT. EU đã ban hành lệnh cấm sử dụng các loại thuốc trừ sâu này.