Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam xuất hiện từ khi nào? Có trước hay sau khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam ?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

tín ngưỡng thờ mẫu

,

văn hóa

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong nhiều tín ngưỡng dân gian phổ biến tại Việt Nam, có lịch sử lâu đời và giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Cho tới nay, thời gian xuất hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta vẫn còn là một dấu hỏi lớn, chưa có câu trả lời chính xác, nhưng nhiều ý kiến cho rằng tín ngưỡng này đã xuất hiện từ những buổi đầu hồng hoang, có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ, khi người vợ người mẹ giữ vị trí quan trọng trong gia đình hay ít nhất là từ lúc người Việt tiến hành khai thác trung du và đồng bằng Bắc Bộ. 
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, phổ biến, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội Việt Nam. Thờ Mẫu chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ; được người đời cho rằng có quyền năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người như: trời, đất, sông nước, rừng núi….; thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh.
Trải qua hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ: Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ; Tứ phủ, ngoài ba phủ trên có thêm Địa phủ. Tín ngưỡng thờ Mẫu gần gũi với thiên nhiên, đất trời, gắn với thân phận của người phụ nữ Việt Nam … Người ta đến với Mẫu để tìm chỗ dựa về tinh thần, tìm được sự che chở của người mẹ…dẫu biết rằng khi đến với tín ngưỡng này con người cầu xin từ những cái vô hình, để hy vọng có thể nhận được những cái hữu hình. Tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo tồn qua lễ hội, qua niềm tin và qua đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
Về phương diện điện thần thì thờ Mẫu bước đầu đã hình thành một hệ thống không gian thờ và có những nghi lễ điển hình như hầu bóng (hầu đồng)… mà các tín ngưỡng dân gian khác không có. Có quan điểm cho rằng thờ Mẫu đã trở thành một tôn giáo sơ khai, nhưng lại có những quan điểm không đồng tình, chỉ khẳng định thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian… Điều này càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là những người quan tâm đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá.
Tín ngưỡng thờ Mẫu giữ một vị trí đặc biệt trong sinh hoạt tinh thần của người dân Việt; nó là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đã tồn tại trong lịch sử và cả thời đại ngày nay. 
https://cdn.noron.vn/2022/08/01/3992165849783579-1659335820.jpg
Trả lời
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong nhiều tín ngưỡng dân gian phổ biến tại Việt Nam, có lịch sử lâu đời và giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Cho tới nay, thời gian xuất hiện của tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta vẫn còn là một dấu hỏi lớn, chưa có câu trả lời chính xác, nhưng nhiều ý kiến cho rằng tín ngưỡng này đã xuất hiện từ những buổi đầu hồng hoang, có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ, khi người vợ người mẹ giữ vị trí quan trọng trong gia đình hay ít nhất là từ lúc người Việt tiến hành khai thác trung du và đồng bằng Bắc Bộ. 
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, phổ biến, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội Việt Nam. Thờ Mẫu chính là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng những vị nữ thần gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ; được người đời cho rằng có quyền năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho sự sống của con người như: trời, đất, sông nước, rừng núi….; thờ những thái hậu, hoàng hậu, công chúa là những người khi sống tài giỏi, có công với dân, với nước, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh.
Trải qua hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển hình thành tín ngưỡng Tam phủ: Thiên phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ; Tứ phủ, ngoài ba phủ trên có thêm Địa phủ. Tín ngưỡng thờ Mẫu gần gũi với thiên nhiên, đất trời, gắn với thân phận của người phụ nữ Việt Nam … Người ta đến với Mẫu để tìm chỗ dựa về tinh thần, tìm được sự che chở của người mẹ…dẫu biết rằng khi đến với tín ngưỡng này con người cầu xin từ những cái vô hình, để hy vọng có thể nhận được những cái hữu hình. Tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo tồn qua lễ hội, qua niềm tin và qua đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
Về phương diện điện thần thì thờ Mẫu bước đầu đã hình thành một hệ thống không gian thờ và có những nghi lễ điển hình như hầu bóng (hầu đồng)… mà các tín ngưỡng dân gian khác không có. Có quan điểm cho rằng thờ Mẫu đã trở thành một tôn giáo sơ khai, nhưng lại có những quan điểm không đồng tình, chỉ khẳng định thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian… Điều này càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là những người quan tâm đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá.
Tín ngưỡng thờ Mẫu giữ một vị trí đặc biệt trong sinh hoạt tinh thần của người dân Việt; nó là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đã tồn tại trong lịch sử và cả thời đại ngày nay. 
https://cdn.noron.vn/2022/08/01/3992165849783579-1659335820.jpg