Tình yêu có cần môn đăng hộ đối không?

  1. Tình yêu

Từ khóa: 

hôn nhân

,

gia đình

,

tình yêu

Câu hỏi được gộp với Bạn nghĩ sao về môn đăng hộ đối. Những người cùng gia cảnh với nhau sẽ phù hợp với nhau hơn, liệu có còn lý do nào khác không?

Câu nói đó được ông bà đúc kết từ lâu, cũng không phải là khinh thường người kém hơn mình hay tự ti với những người hơn mình quá nhiều.

"Môn đăng hậu đối" nó không chỉ đơn thuần nói là nhà bạn này giàu hay nhà người kia nghèo mà k đến với nhau. Ai cũng biết tính cách con người ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài rất nhiều. Nếu như 2 người có hoàn cảnh khác biệt quá xa thì lối suy nghĩ, cách sống, tính cách, ... sẽ không hợp nhau. Từ đó dẫn đến sống lâu dài với nhau sẽ xảy ra mâu thuẫn.

Trả lời

Câu nói đó được ông bà đúc kết từ lâu, cũng không phải là khinh thường người kém hơn mình hay tự ti với những người hơn mình quá nhiều.

"Môn đăng hậu đối" nó không chỉ đơn thuần nói là nhà bạn này giàu hay nhà người kia nghèo mà k đến với nhau. Ai cũng biết tính cách con người ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài rất nhiều. Nếu như 2 người có hoàn cảnh khác biệt quá xa thì lối suy nghĩ, cách sống, tính cách, ... sẽ không hợp nhau. Từ đó dẫn đến sống lâu dài với nhau sẽ xảy ra mâu thuẫn.

💛 Mình nghĩ cần thiết.
Môn đăng hộ đối ở đây không rõ ý bạn là gì. Là gia đình tương xứng, tiền bạc ngang nhau hay là thế nào. Với suy nghĩ của mình. Môn đăng hộ đối là một phạm trù rộng . Đó không chỉ là tài sản mà quan trọng hơn cả là quan điểm nhận thức, xu hướng tính cách truyền thống giáo dục...vv. Bởi những điều này để ảnh hưởng rất nhiều đến lối sống của chúng ta.
Trên đời này có vô vàn kiểu yêu...chẳng ai có thể đủ thông thái để nói về phạm trù thiên biến vạn hóa này. 
Với trải nghiệm của riêng mình thì mình thấy có 3 kiểu yêu chính.
1.Rung động: Rung động là khi bắt gặp ,tiếp xúc với 1 ai đó từ những thời khắc đầu tiên đã vô cùng ấn tượng và gần gũi. Nếu theo khoa học đó gần như quy luật cộng hưởng hoặc đồng thanh tương ứng gì đó. Loại cảm giác này khá đặc biệt nhưng sẽ đặc biệt hơn nữa nếu cả 2 cùng rung động với nhau. Tỉ lệ này vô cùng thấp. Riêng nếu chạm được vào trường hợp này thì mình tin rằng vốn chẳng cần môn đăng hộ đối hay gì đó bởi cảm xúc của chúng ta nó vốn đã tự sàng lọc để lựa chọn người phù hợp rồi.Khi chúng ta tìm thấy sự đồng điệu từ bên trong thì những thứ bên ngoài vốn không còn quan trọng. Cái này người ta hay gọi là định mệnh, tiếng sét ái tình mà chỉ trên phim hay có.
2. Lựa chọn: lựa chọn là khi trong hoàn cảnh, địa vị, vị thế của chúng ta , chúng ta đưa ra cho mình những hình mẫu lý tưởng để lựa chọn. Ví dụ cô ấy cao 1m65. Anh ấy làm luật sư. Cô ấy làm bác sĩ hay vô vàn những lựa chọn khác. Chúng ta luôn đưa ra cho mình những lựa chọn sau đó đi tìm sự phù hợp . Do chúng ta không thấy sự tương đồng từ bên trong nên chúng ta tìm kiếm sự tương đồng từ bên ngoài. Trường hợp này môn đăng hộ đối kiểu hình thức vô cùng quan trọng. 
3. Trung tính( Bao gồm cả rung động và lựa chọn):
Trường hợp này vô cùng đa dạng và cũng là trường hợp phổ biến nhất hiện nay. Nếu trường hợp 1 là tình yêu thuần khiết , trường hợp 2 là tình yêu toan tính thì có thể nói trường hợp 3 là tình yêu bình dân. Vì sao lại gọi là bình dân. Bởi nó phổ biến trong cộng đồng. Cụ thể là khi chúng ta ấn tượng với ai đó chúng ta sẽ tìm cách gây chú ý hoặc tán tỉnh. Đối tượng sẽ từ từ chú ý đến ta sau đó bản thân họ tự điều phối phân tích sự tương đồng và phù hợp giữa hai bên và từ đó tạo ra sự hài lòng,rung động...vv... Đối với trường hợp này môn đăng hộ đối có lẽ chỉ cần 50:50.
Đây chỉ là chiêm nghiệm của mình nên có thể sẽ hơi phiến diện nhé.
Nhìn rộng ra 1 chút thì việc kết hôn giữa các dân tốc khác nhau cũng ít khi xảy ra và dễ gây đổ vỡ vì xung đột văn hoá, tư tưởng giữa các nước. Các cặp đôi Tây - Ta thường không bền, và nếu duy trì cũng không quá hạnh phúc. Thường thì đội Việt Kiều vẫn cố gắng lấy nhau, chỉ có thế hệ F1, F2, F3 sau đó sống ở nước ngoài thì đã thấm nhuần văn hoá mới có thể cưới người bản địa và sống hạnh phúc. Như vậy, việc kết hôn ít phụ thuộc vào Gen là châu âu hay châu á, mà phụ thuộc và văn hoá, môi trường sống.

Gia đình và hôn nhân là 1 phạm trù xã hội. Thế nên nó bị ảnh hưởng bới các yếu tố có tính xã hội khác như văn hoá, tư tưởng, thói quen, nhận thức xã hội, tôn giáo ... Môn đăng hộ đối chắc chắn là một yếu tố ảnh hưởng nhiều tới hôn nhân.

Một phần, mình nghĩ rằng chênh lệch quá sẽ không tốt và dẫn đến những bất đồng và không bền. Nếu 1 bên quá giàu và 1 bên quá nghèo thì có thể hệ tư tưởng sống sẽ khác nhau và khi tiến tới hôn nhân sẽ rất nhiều vấn đề phát sinh. Hai bên không biết tinh tế, nhường nhịn nhau thì ly hôn không phải là cái kết bất ngờ. Bạn có thể đọc về vụ ly hôn của cô con gái thứ 2 của đế chế Samsung, đó chính là ví dụ điển hình cho tình yêu không môn đăng hộ đối.

Tuy nhiên thì nếu bạn đủ tin tưởng đối phương thì vẫn có thể tiến tới. Bạn tự hỏi mình xem có cảm thấy an toàn trong tình yêu này?

Nếu quá khác việc về gia cảnh có thể bạn sẽ không thể thích nghi được thói quen, tư duy, văn hóa, học thức, thậm chí cả việc bạn không thể kết nối được tiếng nói chung với họ.

Bản chất của vấn đề không phải việc môn đăng hộ đối mà là bản thân bạn đã tự đánh giá bạn kém cỏi hơn người ta rất nhiều. Dù có nhiều động lực cho bạn và anh kia tiến với nhau thì bạn vẫn bị sợi xích tự tin kìm chân lại. Bạn sẽ hành động theo những gì bạn suy nghĩ và cảm nhận, từ đó có thể bạn sẽ tự mệt mỏi và bỏ cuộc.

Vấn đề của bạn là phải trau dồi bản thân để mức tự tin với người khác, kể cả tầng lớp nào. Gia cảnh không phải là gốc rễ vấn đề mà là ở nhận thức, tư duy

Càng lớn rồi mới càng hiểu thấy tầm quan trọng của môn đăng hộ đối này thật! Ngưu tầm ngưu mã tầm mã thôi. Bản thân tôi cũng đang nỗ lực từng ngày trở thành người giỏi hơn trước, mục đích là thu thập thêm kiến thức từ những người giỏi hơn tôi và có một cô vợ tuyệt vời. Cũng chưa dám nghĩ tới điều gì cao sang gì khi bản thân mình còn chưa biết gì. 

Xac xuất để ty hay hôn nhân thành công có lẽ là quan điểm lối sống tư duy tư tưởng ngang nhau gần giống nhau.hi tôi nghĩ vậy
Theo mình là nên môn đăng hộ đối...
Vì bản thân mình đã trải nghiệm, sự tương đồng về lối sống, lối si nghĩ rất quan trọng để giữ gìn hôn nhân.
Vấn đề ở đây là tương đồng về học thức về quan điểm sống chứ đừng nhìn bề ngoài rằng bố mày giàu hay làm quan thì mày cũng vậy, bây giờ khác phong kiến rùi.hi

Tôi cũng từng nghe 1 cô hoa hậu nói rất hay, cô ấy nói là " Tôi đã cố gắng rất nhiều để có được ngày hôm nay thì lẽ nào tôi lại dành tình yêu cho một người kém cỏi" 

Trước giờ vẫn quan trọng mà, đến giờ cũng thế. Không phải là do định kiến ngày xưa tác động nên đâu mà do khoảng cách giàu nghèo cũng như tri thức ngày một làm rõ cái quan niệm này hơn. Tôi tin là nó quan trọng thật, đặc biệt là trong chuyện hôn nhân. Ta không thể cưới một người mà ta cho là yêu khi không hiểu suy nghĩ, hiểu biết của nhau, khác nhau trong văn hóa và hoàn cảnh được, như thế để có thể duy trì được 1 cuộc hôn nhân lâu dài. Tôi nghĩ rằng phim ảnh và một vài trường hợp thiểu số đã tạo niềm tin cho mọi người rằng môn đăng hộ đối là không quan trọng, chỉ có tình yêu là đủ. Nhưng thực tế thì như 1 cú tát thẳng vào phim truyện vậy. So...Môn đăng hộ đối là quan trọng đó.