Tôn giáo nào lâu đời nhất?

  1. Lịch sử

  2. Tâm linh

  3. Tôn giáo

Trên thế giới hiện tại có rất nhiều các tôn giáo khá nhau. Tôn giáo là một phần rất quan trọng của thế giới. Không biết là trong các tôn giáo lớn hiện tại thì tôn giáo nào có lịch sử lâu đời nhất nhỉ ?

Từ khóa: 

tôn giáo

,

lịch sử

,

lịch sử

,

tâm linh

,

tôn giáo

Zoroastrismus là tôn giáo tồn tại hơn 2 thiên niên kỉ và vẫn còn

Ngoài ra, tôn giáo cổ La Mã cũng vẫn còn người theo. Thậm chí mình còn có một lararium, là một loại đền thờ nhỏ trong nhà của người La Mã (hình bên dưới), đã được cung hiến theo nghi thức đàng hoàng (mình không theo tôn giáo này nên mình giữ và coi nó như một tác phẩm nghệ thuật).

https://cdn.noron.vn/2021/07/29/1257255791781483-1627532287.jpg
Trả lời

Zoroastrismus là tôn giáo tồn tại hơn 2 thiên niên kỉ và vẫn còn

Ngoài ra, tôn giáo cổ La Mã cũng vẫn còn người theo. Thậm chí mình còn có một lararium, là một loại đền thờ nhỏ trong nhà của người La Mã (hình bên dưới), đã được cung hiến theo nghi thức đàng hoàng (mình không theo tôn giáo này nên mình giữ và coi nó như một tác phẩm nghệ thuật).

https://cdn.noron.vn/2021/07/29/1257255791781483-1627532287.jpg
Từ xa xưa, trên các vùng khác nhau trên Trái Đất đã xuất hiện độc lập và tương đối đồng thời các tôn giáo đa thần và thờ ngẫu thần.
Các tôn giáo này xuất phát từ nỗi sợ sơ khai và nguyên thủy nhất của con người: sự khiếp đảm trước các thế lực tự nhiên!
Do đó, điểm chung của các tôn giáo này là họ nhân cách hoá các hiện tượng tự nhiên. Coi các yếu tố tự nhiên như: mặt trời, mặt trăng, .... là các thực thể có sự sống, có suy nghĩ ...
Dần dần, trải qua thời gian. Các tôn giáo này có sự thay đổi và phân hoá. Xuất hiện những nhánh riêng, thờ cúng riêng một vị thần nào đó trong tôn giáo nguyên thủy (độc thần giáo). Hay thông qua những câu chuyện thần thoại, sáng tạo ra những vị thần mới. Độc lập với các thế lực nguyên thủy...
Ngày nay, sự tồn tại của các tôn giáo thờ ngẫu thần xa xưa đã gần như biến mất khỏi dòng chảy lịch sử. Còn các tôn giáo đa thần thì vẫn còn tồn tại, nhưng đã không còn hoàn toàn chỉ thờ ngẫu thần như thủa sơ khai nữa 
Minh hoạ: sự ra đời và tiến hoá của các tôn giáo

để nói về tôn giáo nào lâu đời nhất thì có thể nói là tôn giáo về thờ thần mặt trời là tôn giáo đầu tiên củng như là tôn giáo lâu đời nhất của con người!

nó tồn tại ở nhiều tổ chức tôn giáo ở khắp nơi trên thế giới theo nhiều hình thức khác nhau như:

Thần Ra

Thần Ra, hay còn gọi là Ra-Amun, là vị thần mặt trời của thành Heliopolis dưới thời Ai Cập cổ xưa. Trong khu lăng mộ của Nữ hoàng Ai Cập Nefertari (Thế kỉ 14 trước Công nguyên), người phụ nữ đẹp nhất trong lịch sử Ai Cập có ghi “Cứ mỗi sáng mai, thần Ra lại bắt đầu cuộc hành trình đi ngang bầu trời trên chiếc thuyền của mình. Và khi màn đêm buông xuống, Thần lại trên chiếc thuyền đi vào địa ngục tối tăm”.

2. Thần Freyr

Trong thần thoại Bắc Âu, Freyr là vị thần của sự thịnh vượng và sinh sổi nảy nở, xung quanh Thần luôn có ánh hào quang của mặt trời chiếu sáng. Thần Freyr là vua của vùng đất thiêng Alfheim, quê hương của loài Elf (tiên). Tương truyền, thần Freyr sở hữu một chiếc thuyền có thể gập lại bỏ vào túi khi không dùng đến, một thanh gươm thần có thể tự đánh, và một cỗ xe kéo bởi một con lợn rừng có lông bằng vàng.

3. Thần Tonatiuh

Trong Sách Kinh cổ Telleriano-Remensis của người Aztec thế kỉ 16 có miêu tả về một trong những vị thần vĩ đại nhất của họ - Vị thần khai sáng, thần mặt trời Tonatiuh. Người Aztec tin rằng sự hi sinh của con người là điều cần thiết và hết sức cao cả để giữ cho mặt trời di chuyển qua bầu trời và ban phát ánh sáng cho muôn loài.

4. Nữ thần Amaterasu

Amaterasu, hay còn gọi là Thiên Chiếu Đại Thần là vị nữ thần mặt trời có nhan sắc kiều diễm nhất trong thần thoại Nhật Bản. Tương truyền, Nữ thần Amaterasu vì giận giữ và muốn trừng trị người em trai, bà đã quyết định lánh sâu vào Thiên Nham Cung (hang trời), khiến cho dương gian chìm trong màn đêm tối tăm. Nhờ sự túc trí đa mưu của các vị thần khác, Nữ thần mặt trời đã ra khỏi hang và lại ban ánh sáng cho khắp muôn loài.

5. Thần Surya

Surya là vị thần mặt trời toàn năng của các tin đồ Hindu giáo. Đối với những “tín đồ” của Yoga, hành động “Surya namaskara” (chắp tay bái thần Surya) không có gì lạ lẫm, và việc họ hàng ngày luyện tâm và luyện thân chính là cách họ bày tỏ lòng tôn kính của mình với Surya.

6. Thần Apollo

Trong thần thoại Hy Lạp, Apollo là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus, là con của Zues và nữ thần Lato. Biểu tượng của thần là đàn lia và cây cung. Apollo là vị thần của ánh sáng, chân lý, tiên tri, âm nhạc, thi ca và cả y học. Ông thường xuất hiện dưới hình dạng 1 chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia. Bức tượng Apollo cùng cây đàn Lia hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Capitolini ở Rome, Italia.

7. Thần Shamash

Shamash là vị thần mặt trời, thần ánh sáng và công lý của người Babylon thời Văn minh Lưỡng Hà cổ xưa. Tương truyền, vị vua thứ sáu của Babylon là Hammurabi (trị vì 1796 trước Công nguyên – 1750 trước Công nguyên) tin tưởng rằng mình được các vị thần, đặc biệt là thần Shamash lựa chọn để đưa luật pháp tới thần dân Babylon nên đã quyết định ban hành Bộ luật Hammurabi, bộ luật sau này trở thành một trong các văn bản pháp luật viết tay đầu tiên trong lịch sử.

8. Thần Helios

Trong thần thoại Hy Lạp, Helios chính là vị thần hiện thân của ánh sáng mặt trời. Trên đầu của bức tượng thần Helios có đeo một vương miện sáng, tượng trưng cho hàng nghìn tia sáng mặt trời rạng rỡ - một biểu tượng của tự do và thống nhất.