Trí sáng tạo và tính thực tế, chúng ta cần có góc nhìn (và giải pháp) như thế nào?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Tư duy

Không chỉ trong môi trường công ty, doanh nghiệp, câu chuyện giữa "trí sáng tạo" và "tính thực tế" vẫn không mất đi sức nóng cả trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học, chính trị, đời sống, v.v.

Trong bối cảnh hiện tại khi chúng ta dần được tiếp xúc với những nguồn thông tin, niềm cảm hứng mới lạ cũng như sẵn sàng hơn trong việc nêu lên tiếng nói, ý tưởng của mình, "trí sáng tạo" từ đó trở thành một yếu tố tối quan trọng và được thực hành nhiều hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng không phải sản phẩm nào của "trí sáng tạo" cũng đáng để cân nhắc và hiện thực hoá, mà "tính thực tế" nên được đặt lên hàng đầu hoặc cân nhắc song song khi sáng tạo.

Theo các bạn, chúng ta nên có một góc nhìn và giải pháp (nếu có) như thế nào đối với câu chuyện "sáng tạo - thực tế" này, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có xu hướng cho sự phát triển và đổi mới liên tục.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

,

tư duy

Ý tưởng thì không thiếu nhưng để mà đưa vào thực tiễn và thực hiện nó thì rất khó, cần rất nhiều yếu tố mới ra ra sản phẩm được. 

Trả lời

Ý tưởng thì không thiếu nhưng để mà đưa vào thực tiễn và thực hiện nó thì rất khó, cần rất nhiều yếu tố mới ra ra sản phẩm được. 

Tôi nghĩ rằng mọi người đều có khả năng sáng tạo theo cách này hay cách khác. Và nó có thể được thực hành. Không phải bản thân sự sáng tạo, mà là sự buông bỏ phần tự phê bình của bộ não nói với bạn rằng, "đó không phải là cách nó được thực hiện" hoặc "Nó sẽ không bao giờ hoạt động" hay những lời bác bỏ hoặc phản đối mơ hồ của người khác.

Giải phóng bản thân để sáng tạo trong bất kỳ lĩnh vực nào đòi hỏi bạn phải bỏ qua các quy tắc, ngoại trừ trường hợp chúng cần thiết để hỗ trợ công việc. Nó cần bạn làm việc mà không cần đặt câu hỏi về những gì bạn đang làm.

Tôi nghĩ rằng những người có khả năng sáng tạo bẩm sinh luôn tin tưởng vào ý tưởng của họ và không liên tục đặt câu hỏi về cách mà công việc của họ sẽ được người khác chấp nhận hay từ chối. Họ không cần phải chăm chỉ tìm kiếm nguồn cảm hứng bởi vì thế giới thể hiện nó ở mọi khía cạnh của họ, chỉ đơn giản là thông qua việc trải nghiệm những gì xung quanh họ. Những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo cần phải dạy bản thân họ xem thế giới như một nguồn ý tưởng không ngừng tuôn chảy, và họ cần học cách phản ứng, không phải không suy nghĩ, nhưng không đặt câu hỏi xem ý tưởng của họ có đủ thú vị hay đủ tốt hay không. Đôi khi bạn chỉ tìm ra điều đó sau khi hoàn thành và có thể đứng lại và nhìn vào tác phẩm của mình với con mắt phê phán.

Sở hữu con mắt tự phê bình là quan trọng, nhưng bạn cần biết khi nào tắt nó để bạn có thể thoải mái làm việc, và khi nào bật nó để bạn có thể thấy công việc của mình có tốt hay không và làm cách nào để có thể hoàn thiện hơn.

Sáng tạo thì cần phải đi đôi với thực tế nếu muốn sản phẩm đấy giải quyết được nhu cầu hay kỳ vọng của người dùng, có nghĩa là trong sự sáng tạo phải có tính thiết thực và vận dụng được. 

Chỉ khi nó có tính thiết thực thì chúng ta mới tính đến việc thực hiện hóa sự sáng tạo đó. Nếu sự sáng tạo chỉ là một ý tưởng viển vông thì nó chỉ đơn giản là một ý nghĩ mà thôi, ngay cả khi bạn sáng tạo ra mục đích giúp người này người kia nhưng nó không có tính thực tế, khó triển khai và không dành được sự tin tưởng thì điều đó là chỉ ý nghĩa với bạn thôi còn vô dụng với cả thế giới. 

Cũng chẳng ai cấm được việc mình có những ý tưởng vô dụng, hoặc không bao giờ triển khai cả, sáng tạo là không giới hạn, hãy cứ để điều đó được lan tỏa và tôi tin rằng 1 ngày nào đó, nó sẽ đưa chúng ta một "sản phẩm" hoàn chỉnh.

https://cdn.noron.vn/2022/10/06/main-qimg-1ccd9b9368c99b1a09b20406198cf495-lq-1665028800-1665028800.jpg
(Nguồn ảnh: Dan Roam)

Trong bối cảnh thế giới 4.0 như này, đúng là một thời kì vàng cho những cơ hội phát triển. Ngày nay mọi người được tự do và sáng tạo nhiều hơn bao giờ hết trong tất cả các lĩnh vực từ khoa học - xã hội cho đến chính trị và nghệ thuật. Để song hành giữa sự sáng tạo và thực tế thì tôi đưa ra 3 quan điểm sau:

  • Quan sát:

Đây là một kỹ năng cần phải rèn luyện tốt, bởi chỉ khi ta nhìn ta mới hiểu được cách vận hành của cuộc sống và của chính ta. Thực tế trên thế giới, chả ai bắt đầu từ con số không cả, người ta luôn chứa đựng hàng đống kiến thức và vẽ ra kế hoạch cụ thể rồi, từ "con số không" dùng để chỉ các khái niệm về vật chất mà thôi.

Ta chơi với màu sắc, ta tiếp xúc với từ ngữ, ta chạm vào đồ vật để tạo ra một sản phẩm hoặc bất kì sự sáng tạo nào khác. Vì vậy nếu không có một bộ óc quan sát, tôi nghĩ rằng sự sáng tạo của bạn đang bị thu hẹp và khó có thể tạo ra thứ gì đó "sáng tạo" lắm.

  • Trí tưởng tượng:

Ai mà lại không có trí tưởng tượng cơ chứ, từ lớn nhỏ, già trẻ, từ ý tưởng bé ti tí cho tới vĩ đại chưa từng thấy, chúng ta đều hình dung ra viễn cảnh nó có thể xảy ra. Hãy để nó tuôn trào và bay bổng. Đừng ngại ngần khi bản thân mắc sai lầm.

Đồng thời, chúng ta không nên bám víu vào ý tưởng đầu tiên mà chúng ta có, nó là cái gốc để sinh ra hàng chục ý tưởng mới có tính sáng tạo và thiết thực hơn, hoặc đơn giản là những mảnh ghép hoàn hảo hơn. 

  • Sáng tạo:

Tôi nghĩ đây là bước cuối cùng để bạn hình thành nên sự sáng tạo của mình ra khuôn mẫu, ra hình thù. Sau khi đã quan sát và tưởng tượng rồi thì là lúc tay bạn vẽ nó ra khỏi đầu mình, như kiểu dùng bút kéo sợi chỉ từ bộ óc ra trang giấy ý. Đây là lúc bạn vẽ ra ý tưởng và bắt đầu gắn nó vào với thực tế, đem đi so sánh, đảo chiều, áp dụng,....Tỉ tỉ hành động khác bạn nghĩ ra đánh giá xem nó có phù hợp với thực tế hay không. Nếu không thì 1 là bỏ hẳn, 2 là mày mò cho đến khi nào nó phải hợp lí thì thôi.

Ví dụ, như ông Elon Musk chẳng hạn, ông chia sẻ rằng ý tưởng SpaceX và Telsa là 2 ý tưởng kinh doanh tồi tệ nhất do tính rủi ro cao của việc chế tạo tên lửa và xe hơi, chưa đầy 10% khả năng thành công. Cơ mà sau bao nhiêu thất bại, sự không công nhận của các giới chuyên gia, nhà chức trách của nhiều quốc gia thì ông đã chứng minh rằng họ chả biết gì cả, và sai lầm khi không đặt niềm tin, giúp đỡ ông ấy. Và giờ thì bạn đã hiểu được thành công vang dội của người tỉ phú giàu nhất thế giới rồi đấy.

Có lẽ ở khâu này chính là ranh giới giữa người thành công và người bình thường. Thằng nào có ý tưởng tốt hơn, thực tiễn hơn thì thằng đấy thắng. Ngược lại, thằng nào không đi tới nơi tới chốn, bỏ dở, không thực tiễn thì thằng đấy thua. 

Ý tưởng sáng tạo thường đi trước ý tưởng thực tế, nhưng chúng ta có xu hướng quên điều đó, đặc biệt nếu chức năng thực tế đã gắn bó với chúng ta trong một thời gian dài. 
Ý tưởng sáng tạo chỉ đơn thuần là đề xuất kết hợp những thứ mà trước đây không có với nhau, thường là để ứng dụng vào thực tế. Tuy nhiên, một số người (hoặc người khác) coi sự sáng tạo là không thực tế bởi vì những ý tưởng đó nằm ngoài quan niệm của họ về tính thực tế, như họ vẫn thấy cho đến nay. Bên cạnh đó, những người sáng tạo cũng biết tác dụng tích cực của những ý tưởng thái quá khi cho phép những ý tưởng thực tế mới xuất hiện. Góc nhìn thực tế thường không hiểu tầm quan trọng của những ý tưởng ngớ ngẩn đối với việc tạo ra ý tưởng mới và ý tưởng thực tế. Khi đi thưởng thức nghệ thuật bạn có thể thấy công việc nghệ thuật sáng tạo và tác phẩm của họ đều mang tính sáng tạo và mang tính thiết thực trong thực tế, nếu bạn thấy những nghệ thuật đó không mang lại ý nghĩa thực tế nào thì tôi khuyên bạn suy nghĩ lại, bởi chỉ khi mình không hiểu không có nghĩa là nó vô nghĩa, nó có nghĩa là vượt ngoài tầm hiểu biết của mình, hoặc vượt khỏi cái tính thực tế mà mình biết.
Nghệ thuật đáp ứng một chức năng tâm lý quan trọng đối với con người, rất thiết thực đối với sức khỏe và sự minh mẫn của con người. Hãy tưởng tượng thế giới của chúng ta không có âm nhạc, thơ ca, tiểu thuyết, khiêu vũ, phim ảnh, kịch và nghệ thuật thị giác để thu hút chúng ta, thử thách chúng ta và cung cấp cái nhìn sâu sắc về trí tuệ và cảm xúc cho thế giới của chúng ta và vị trí của chúng ta trong đó thì thế giới này sẽ thế nào? Với tôi hiểu đó là một thế giới như vậy sẽ không thiết thực lắm cho sự tồn tại của con người!