Chúng ta nên kỷ luật tính chi tiêu cho não như thế nào?

  1. Xã hội

  2. Làm đẹp

Sự tiện lợi của các hình thức thanh toán khác nhau khiến chúng ta chi tiền mạnh hơn cho việc mua sắm, sinh ra việc lương chưa về mà đã lên cơn mua sắm rồi. Tâm lý chúng ta đã dần bị các chiêu trò marketing hấp dẫn chọc thủng túi tiền từng ngày một. Vậy làm sao để bản thân mình tự kỷ luật được cái tính chi tiêu này?

Từ khóa: 

mua sắm

,

tài chính cá nhân

,

quản lý

,

shopping

,

xã hội

,

làm đẹp

Mình có một cách như này, có vẻ hơi quá với những người nghiện mua sắm, đặc biệt là mua sắm online, nhưng mà...mình xoá luôn shopee, lazada, vì đang trong chiến dịch tiết kiệm của bản thân =)) Mắt không thấy thì tay không nhấn mua phải không? Không những việc lướt các trang mua sắm điện tử khiến mình chi tiêu nhiều hơn mà nó còn làm mất thời gian của mình nữa. Tưởng tượng có những ngày mình thức đến 2h sáng làm việc, xong nghỉ tay lướt shopee, chốt luôn cái bình nước chỉ vì nó đẹp =)). Nói chung là nhiều việc chi tiêu khiến mình suy nghĩ nhiều lắm, vì nó toàn những thứ không cần thiết á. 

Trả lời

Mình có một cách như này, có vẻ hơi quá với những người nghiện mua sắm, đặc biệt là mua sắm online, nhưng mà...mình xoá luôn shopee, lazada, vì đang trong chiến dịch tiết kiệm của bản thân =)) Mắt không thấy thì tay không nhấn mua phải không? Không những việc lướt các trang mua sắm điện tử khiến mình chi tiêu nhiều hơn mà nó còn làm mất thời gian của mình nữa. Tưởng tượng có những ngày mình thức đến 2h sáng làm việc, xong nghỉ tay lướt shopee, chốt luôn cái bình nước chỉ vì nó đẹp =)). Nói chung là nhiều việc chi tiêu khiến mình suy nghĩ nhiều lắm, vì nó toàn những thứ không cần thiết á. 

Theo nhà thần kinh học Viktor Frank, có một khoảng trống tinh thần giữa yếu tố kích thích mua sắm (đến từ người bán/sản phẩm) và phản ứng với nó (đến từ bạn). Và 72 giờ, tức 3 ngày là khoảng trống hợp lý để bạn phân tích các kích thích và tra cứu kỹ càng về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định có mua nó hay không.

Bạn có thể áp dụng quy tắc 72h khi muốn mua sắm lúc tâm trạng không tốt, hoặc trong mùa sale khi các nhãn hàng tung ra loạt khuyến mãi để rút hầu bao của bạn.

Cho bản thân nhiều lựa chọn khác nhau trước khi mua một sản phẩm gì đấy. Có thể chỗ này sale căng đét nhưng mình lại tìm món đồ y hệt, chất liệu như thế ở 1 chỗ rẻ hơn thì sao, hoặc sẽ có những khuyến mãi dài hạn ở trang khác. Thi thoảng tôi cũng hay bứt rứt nếu ko mua đc món đấy ngay đến ngày hôm sau tôi nhìn lại thì không thấy có hứng mua nữa :)) 

Tôi nhận ra là thường xuyên dùng tiền mặt hơn thay vì cứ cà thẻ như trước, đặc biệt là thẻ tín dụng. Bởi trước tôi hay có thói quen sài thẻ nhiều vì tính tiện lợi của nó, nhưng dần nó tạo cảm giác tiêu như không tiêu và đến đầu tháng là tôi phải trả hàng tá những chi tiêu mà thậm chí tôi không thực sự cần đến. Nên giờ tôi rút kinh nghiệm hay sài tiền mặt, rút hẳn số tiền mình được chi tiêu thoải mái tầm đấy, hết thì khỏi tiêu nữa không lại vung tay quá trán.