Triều đại Tây Sơn - Chữ Nôm được vua Quang Trung đưa vào sử dụng rộng rãi nhất

  1. Lịch sử

Triều Đại Tây Sơn là triều đại rất nổi tiếng trong lịch sử, không ai là không biết. Dưới thời trị vì của vua Quang Trung, lần đầu tiên chữ viết do người Việt sáng tạo - Chữ Nôm - được dùng trong các văn bản hành chính.

Theo nhiều nghiên cứu, chữ viết đầu tiên được người Việt sử dụng là chữ Hán. Một số ý kiến cho rằng có thể chữ viết của người Việt cổ đã có từ thời các vua Hùng, nhưng di chỉ khảo cổ học vẫn chưa chứng minh được.

Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc (kéo dài từ đầu công nguyên đến năm 938), người Hán đưa chữ viết vào nước ta. Sau khi giành được độc lập từ thế kỷ X, trừ giai đoạn nắm quyền ngắn ngủi của nhà Tây Sơn, chữ Hán là chữ viết chính thức.

Suốt thời kỳ này, chữ Nôm từng bước được hoàn chỉnh, phát triển nhưng vẫn không thể thay thế được chữ Hán trong các văn bản hành chính của các triều đại phong kiến Việt Nam.

Chữ viết đầu tiên của người Việt

Theo ghi nhận của các công trình nghiên cứu, chữ Nôm là loại chữ viết đầu tiên do người Việt sáng tạo. Dù được hình thành trên cơ sở của chữ Hán, nó là sản phẩm trí tuệ của người Việt. Chữ Nôm ra đời ở nước ta khá sớm và cũng có những giai đoạn phát triển rực rỡ, với nhiều tác phẩm văn học có giá trị.

Sau khi đất nước giành được độc lập, chữ Nôm ngày càng phát triển hoàn chỉnh hơn. Thời Lý - Trần đã xuất hiện những tác phẩm văn học bằng chữ Nôm đầu tiên. Hàn Thuyên - quan thượng thư bộ hình thời Trần - được xem là người đầu tiên sáng tác thơ bằng chữ Nôm.

Hồ Quý Ly - vị vua nổi tiếng với những cải cách tiến bộ vượt thời đại - dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (1400-1407), ông cũng kịp đưa chữ Nôm vào nội dung thi cử, cho dịch một số sách ra chữ Nôm.

Nhà Hồ sớm bị đánh bại nên những cải cách của Hồ Quý Ly mãi chỉ là giấc mơ dang dở.

Sang đến thời Hậu Lê (1428-1789), chữ Nôm đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều tác phẩm văn học như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập của vua Lê Thánh Tông hay Bạch Vân am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm… được sáng tác bằng chữ Nôm.

Dưới thời Nguyễn, chữ Nôm tiếp tục được người Việt sử dụng rộng rãi trong dân gian, đặc biệt trong sáng tác thơ phú. Những tác giả tiêu biểu là bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu…

Vua Quang Trung và cuộc cải cách về chữ viết

Cùng với sự phát triển của lịch sử, chữ Nôm phát triển, chiếm được vị trí ngày càng quan trọng trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, chữ Nôm vẫn chưa thể vươn tầm thành thứ văn tự chính thức, được sử dụng trong các văn bản của quốc gia. Nó chỉ tồn tại như ngôn ngữ dân gian, ngoại trừ thời gian trị vì 24 năm của nhà Tây Sơn.

Bốn trang đầu của sách Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca dùng chữ Nôm để học chữ Nho.

Vua Quang Trung chính là người đầu tiên trong lịch sử đưa chữ Nôm vào các văn bản hành chính của nhà nước thời kỳ này. Nhà vua đã cho lập Sùng Chính thư viện ngay tại chân núi Thiên Nhẫn, nơi La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp quy ẩn để mời ông làm viện trưởng, chịu trách nhiệm dịch các loại sách thời kỳ này sang chữ Nôm.

Cùng với Nguyễn Thiếp, nhiều nhân sĩ nổi tiếng thời kỳ này cũng được mời ra cộng tác như Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch…

Vào năm Quang Trung thứ năm (1792), Viện Sùng Chính dịch xong bộ Tứ thư và Tiểu học. Nhà vua xuống chiếu sai dịch tiếp các bộ Kinh thi, Kinh thư, Kinh dịch…

Nhờ sự khuyến khích của vua Quang Trung, văn chương chữ Nôm thời kỳ này phát triển mạnh, khẳng định được vị thế của mình. Tiếc là, sự ra đi của vua Quang Trung kéo theo sụp đổ của vương triều Tây Sơn, khiến chữ Nôm không còn giữ được vị thế của mình.

Đến thời Nguyễn, Nhà nước lại quay lại với việc sử dụng chữ Hán trong các văn bản hành chính nhà nước.

Từ khóa: 

tranh biện sử việt

,

thành tựu thời tây sơn

,

lịch sử

Chữ Nôm từ khi xuất hiện chưa bao giờ được sử dụng trong các văn bản hành chính. Mãi đến thời Tây Sơn Nguyễn Huệ thì mới chính thức được sử dụng trong các văn bản nhà nước như tấu sớ, đồng thời mời Nguyễn Thiếp làm viện trưởng viện chữ Nôm để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Đây là những bước cơ bản nhất để phổ biến chữ Nôm dần thay thế chữ Hán.

Vì khi chữ nôm đã trở thành một quy chuẩn trong hoạt động của chính quyền như tấu sớ, thi cử thì sẽ buộc tầng lớp quý tộc, nho sỹ phải sử dụng chữ Nôm. Và dần dần nó sẽ lan rộng ra toàn xã hội. Đây là 1 bước đi đúng đắn và hiệu quả. Điều này đã dc kiểm chứng ở Triều Tiên khi thay thế chữ Hán bằng chữ Hàn. Hay như nhà Thanh dùng chữ Hán Quan Thoại phía Bắc thay thế cho chữ Hán phương Nam đang phổ biến.

Tiếc rằng vua Quang Trung mất sớm và triều Tây sơn quá ngắn

Trả lời

Chữ Nôm từ khi xuất hiện chưa bao giờ được sử dụng trong các văn bản hành chính. Mãi đến thời Tây Sơn Nguyễn Huệ thì mới chính thức được sử dụng trong các văn bản nhà nước như tấu sớ, đồng thời mời Nguyễn Thiếp làm viện trưởng viện chữ Nôm để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Đây là những bước cơ bản nhất để phổ biến chữ Nôm dần thay thế chữ Hán.

Vì khi chữ nôm đã trở thành một quy chuẩn trong hoạt động của chính quyền như tấu sớ, thi cử thì sẽ buộc tầng lớp quý tộc, nho sỹ phải sử dụng chữ Nôm. Và dần dần nó sẽ lan rộng ra toàn xã hội. Đây là 1 bước đi đúng đắn và hiệu quả. Điều này đã dc kiểm chứng ở Triều Tiên khi thay thế chữ Hán bằng chữ Hàn. Hay như nhà Thanh dùng chữ Hán Quan Thoại phía Bắc thay thế cho chữ Hán phương Nam đang phổ biến.

Tiếc rằng vua Quang Trung mất sớm và triều Tây sơn quá ngắn

Có điều rằng các chính sách chữ Nôm của vua Quang Trung vốn chưa có sức ảnh hưởng mạnh mà chỉ trong khu vực Nghệ An-Phú Xuaan ông quản lý chứ đất Bắc Hà với các sĩ phu nổi tiếng đời đời Hán học thì chưa hề có sự ảnh hưởng nên việc nói chữ Nôm phát triển mạnh e không hợp. Việc làm của triều Quang Trung đáng ghi nhận, nhưng cũng cần dựa trên cơ sở thực hiện lâu dài mới có thể kết luận; tựa như cải cách tiền giấy của Hồ Quý Ly vậy, có ưu mà cũng có nhược.

Việc đưa chữ nôm vào thi cử, sử dụng trong các văn bản hành chính càng đẩy những sĩ phu Bắc Hà vốn thấm nhuần tinh thần khổng giáo và chữ Hán làm đầu vốn có tâm lý hậm hực với nhà Tây Sơn đi xa với Nguyễn Huệ và gần Nguyễn Ánh hơn

Bài viết của bạn rất hay. Bố cục chắc chắn. Nhưng mình xin có góp ý thế này:

1, Bài viết thiếu phần kết để nêu bật thành tựu về chữ Nôm của nhà Tây Sơn.

2, Chưa phân tích rõ được các chính sách của vua QT đối với chữ Nôm có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển chữ Nôm.

3, Phần QT và cải cách chữ viết hơi ngắn, phần này là quan trọng nhất cần viết sâu hơn. Đọc đang hay mà kết mất rùi, cụt hứng quá :))

Mình chưa phân biệt được các thời kỳ lịch sử Việt Nam gắn với chữ Viết, ngôn ngữ như thế nào. Đọc bài của bạn nhiều thông tin nhưng mình thật sự mong có 1 bài tổng hợp về chữ Viết / ngôn ngữ VN qua các thời kỳ lịch sử trên

Noron!