Truyền thống gia đình Việt là con gái luôn phải rửa bát trong bữa cỗ à mọi người?

  1. Xã hội

Mk thực sự rất bức xúc khi có những gia đình mặc niệm cho rằng có cỗ bàn thì phụ nữ phải là người chuẩn bị cơm nước, rửa dọn. Còn đàn ông mà động tay vào những việc ý thì là quá kém.

Tại sao vậy mọi người, ngay cả người yêu mk cũng nói rằng nếu e về nhà a dịp tết này thì nhớ ngồi rửa bát cùng các chị. Nhà anh truyền thống nên k có chuyện anh giúp e rửa dọn được. Không lẽ đây là truyền thống thực sự hả mn?

https://cdn.noron.vn/2022/12/23/co-gai-sang-nha-ban-trai-phai-rua-10-mam-bat-den-bong-troc-da-tay-nhun-a99bc1-1671781503.jpg
Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

xã hội

Chắc là tùy quan niệm gia đình thôi, mình nghĩ nó như là sự hiểu ngầm trong xã hội Việt Nam của thế hệ cũ.

Nhà mình thì chia nhau ra làm trong dịp lễ, bên cánh đàn ông thường làm những việc nặng hơn một chút, ví dụ như thịt gà, thịt vịt, cắt lá nấu (nhà mình thường nấu xôi đặt lá chuối phía dưới hoặc phía trên), nướng thịt, bưng đồ... còn chị em phụ nữ thì đi chợ, nấu đồ ăn...

Còn tụi mình thì rửa chén, dọn sau khi ăn (nhà mình con cháu khá là đông, vả lại ăn xong thì chú bác cũng say hết rồi nên tụi mình đảm nhiệm phần này), đương nhiên sẽ chia ra đứa nào dọn, đứa nào rửa và cả nam và nữ đều phải làm công việc này.

Còn vấn đề người yêu của ai đó đến nhà thì tụi mình sẽ xem là khách và không yêu cầu người ấy phải làm gì (ba mẹ mình quan niệm chưa bước chân vào nhà thì là phải đãi lễ như khách).

Bây giờ thì chị dâu lẫn anh rể trong nhà mình không phải làm gì cả, chỉ có đến ăn thôi=))) vì mọi người cũng khá bận, không thường hay đến nên nhà mình cũng miễn luôn :v

Trả lời

Chắc là tùy quan niệm gia đình thôi, mình nghĩ nó như là sự hiểu ngầm trong xã hội Việt Nam của thế hệ cũ.

Nhà mình thì chia nhau ra làm trong dịp lễ, bên cánh đàn ông thường làm những việc nặng hơn một chút, ví dụ như thịt gà, thịt vịt, cắt lá nấu (nhà mình thường nấu xôi đặt lá chuối phía dưới hoặc phía trên), nướng thịt, bưng đồ... còn chị em phụ nữ thì đi chợ, nấu đồ ăn...

Còn tụi mình thì rửa chén, dọn sau khi ăn (nhà mình con cháu khá là đông, vả lại ăn xong thì chú bác cũng say hết rồi nên tụi mình đảm nhiệm phần này), đương nhiên sẽ chia ra đứa nào dọn, đứa nào rửa và cả nam và nữ đều phải làm công việc này.

Còn vấn đề người yêu của ai đó đến nhà thì tụi mình sẽ xem là khách và không yêu cầu người ấy phải làm gì (ba mẹ mình quan niệm chưa bước chân vào nhà thì là phải đãi lễ như khách).

Bây giờ thì chị dâu lẫn anh rể trong nhà mình không phải làm gì cả, chỉ có đến ăn thôi=))) vì mọi người cũng khá bận, không thường hay đến nên nhà mình cũng miễn luôn :v

Mình thấy cái này là cái lệ thì đúng hơn. Cái này nói bỏ cũng khó mà giữ cũng khó. Nên giỗ chạp mình hay bàn chuyện thuê người nấu cho người ta dọn luôn là ổn cả đôi đường. Tốn hơn 1 ít mà tất cả đều có thời gian mà hội họp.

Theo kinh nghiệm suy luận, phân tích tình trường đỉnh cao tới nỗi khiến lông nách của người đối diện phải dựng đứng 90 độ theo chiều ngang của mình thì, bạn đang khó chịu vì bị thằng bồ bắt rửa chén nên lên mạng tìm cách xả ức chế bằng việc đăng câu hỏi này đúng không? Nếu đúng như vậy thì đây là câu trả lời đúng trọng tâm nhất nè: 
Anh người yêu mà nói câu "nếu e về nhà a dịp tết này thì nhớ ngồi rửa bát cùng các chị. Nhà anh truyền thống nên k có chuyện anh giúp e rửa dọn được." thì chỉ nói lên là cảm giác yêu của anh ta dành cho bạn hư cha nó rồi! Bạn nên chia tay, vì mối quan hệ đã không thể xây tiếp theo hướng tốt đẹp được nữa. Đây mới chính là câu trả lời mấu chốt cho vấn đề ẩn sau nguyên bài post về "phụ nữ phải rửa chén" của bạn, hehe!
Còn nếu tách riêng vấn đề của bạn riêng ra thì, well, đa số thằng đàn ông sẽ rửa chén giúp vợ và người yêu nếu tình yêu trong anh ta được xây lên nhiều (hay ít dựa vào kết quả trung bình cộng giữa con người anh ta và tương tác của người phụ nữ dành cho anh ta(điểm này quan trọng nhất)) có đi đúng hướng tốt đẹp trong giai đoạn đeo đuổi hẹn hò hay không. Nhưng trong thực tế, đa số các bạn nữ đều làm sai khiến người đàn ông tuột cảm giác hết ráo ngay từ lúc người đàn ông đeo đuổi, nhưng tới khi kết hôn rồi vẫn không biết cảm giác anh ta dành cho mình đã tuột nên mới đi trách người yêu hay chồng! Các bạn là người dắt trâu đi thì các bạn là người chịu trách nhiệm hướng đi của trâu chứ không phải con trâu (so sánh các bạn nam với trâu thì hơi tệ nhưng mình không biết dùng hình ảnh gì hợp lí hơn cho các bạn nữ từng bị tổn thương tình cảm dễ hiểu hơn). 
Có câu người đàn ông xây nhà (dùng sức trị thiên hạ), người đàn bà xây tổ ấm (dùng tâm trị gia) mà các bạn! Ai cũng cần đầu tư một cái gì đó chứ! Đâu có chuyện ngồi không mà hưởng! Hehe!

Nói truyền thống thì cũng không sai, nhưng nó không phải là cái lệ bắt buộc. Đây là hệ quả của việc phân chia nhiệm vụ ngày trước. Đàn ông thì phụ trách săn bắn, giết mổ, chuẩn bị bàn ghế, lễ lược. Phụ nữ thì đạm nhận phần bếp núc. Hằng ngày các ông làm việc nguy hiểm và việc nặng, thì phụ nữ cho các ông ngồi rượu chè một chút, chị em đi rửa bát. Tất nhiên cũng không hoàn toàn 100% là một sự phân công và công bằng tuyệt vời như vậy, đôi khi nữ quyền bị lép vế, nên phải chịu thiệt thòi.

Còn như ngày nay, nữ quyền tương đối bình đẳng trong xã hội rồi. Những khi có việc như vậy, đàn ông hay phụ nữ cũng phải xắn tay lên làm hết. Đàn ông đi giết gà, giết lợn, chặt ra từng phần nhỏ, phụ nữ mang đi nấu nướng, xong thì mỗi anh 1 tay phụ mang món ra, nhưng phần rửa chén vẫn phần chị em. So bì, tính toán, cứ việc nào phụ nữ làm được, đàn ông cũng phải chia sẻ. Vậy thì chiều ngược lại, những gì đàn ông làm được cũng phải chia sẻ với phụ nữ, dù có nặng nhọc. Vậy thì không được, cho nên vẫn có những phần việc đàn ông và phụ nữ THƯỜNG không thay thế cho nhau. Song những lúc mà cần thiết, thì đàn ông cũng xắn tay làm được hết. Nhà tôi, anh em ăn xong đi rửa chén là bình thường. Hoặc có khi 1 nam + 1 nữ đảm nhận. Không phải phân công gì cả, ai thấy có việc thì làm.

Còn khi cỗ bàn không cần phải tự chuẩn bị, chỉ mua sẵn rồi thì lại càng dễ nữa.
Chung quy lại, cũng không nên hơi một tí là các chị phân bì. Chúng tôi biết họ chịu thiệt thòi, còn phải mang nặng đẻ đau. Nhưng chuyện gì nguy hiểm nặng nhọc, kể cả cầm súng chiến đấu chúng tôi cũng xung phong đi đầu.