Từ đâu để quy định giờ thải độc của tim, gan, thận,...?

  1. Khoa học

Mình mắc thắc là tại sao lại có thể quy đổi ra quy định thải độc của các bộ phận trong cơ thể?

Ví dụ là giờ thải độc của gan là sau 23h dến 5h sáng,...

Trong khi giờ là khác nhau ở các nước khác? Vì vậy thì rõ ràng là nó không phải hoạt động theo giờ và nó hoạt động theo chu kỳ, và đồng hồ sinh học của từng người chứ nhỉ. Vậy nếu đồng hồ này theo một chu kỳ mà mình định sẵn để nó làm quen thì liệu việc đi ngủ như ở trên có đúng không?

Từ khóa: 

khoa học

Cũng như hai bạn đã trả lời, sự thật thì có nhiều cái trên mạng nói như đinh đóng cột, nhưng khi kiểm chứng thì lại không có căn cứ gì rõ ràng cả. Vậy nên việc bạn hỏi lại những kiến thức này rất tốt. ^_^ Đây là cái mình thích về cộng đồng Noron!, hehe. :P

Để trả lời đoạn đồng hồ sinh học của bạn trước, tuy rằng một giờ ở một nơi, là một giờ khác ở nơi khác, nhưng đối với dân ở cụ thể một múi giờ, thì sẽ quen hết với các giờ trong ngày. Nên nhịp sinh học là có thật. Khi bay sang nơi khác, cơ thể sẽ điều hòa lại, quen với múi giờ mới.

Còn về phần giờ thải độc phải cụ thể là một thời gian nào đó trong ngày... thì chưa chắc. Mình cũng thắc mắc cái này như bạn, nên cũng thử coi, và trong nghiên cứu chính thống trên toàn thế giới, thì mình chưa tìm ra được nghiên cứu nào đề là gan, hay các bộ phận khác, có một giờ và chỉ có một giờ thải độc nhất định thôi.

Gần nhất là có một số bài đề là dựa theo kiến thức dân gian Trung Quốc, nhưng đào sâu hơn thì cũng chẳng tìm thấy kiến thức Trung Quốc này ở đâu cả. Có thể những người am hiểu hơn về lịch sử, và kiến thức Trung Quốc có thể giúp chúng ta giải câu hỏi này. Nhưng về nghiên cứu 'tây' là chưa thấy rồi đấy. Mình nghĩ đúng là những cơ quan nội tạng trong cơ thể sẽ có quy trình riêng của nó, nhưng nó cũng không phải quá cụ thể đến vậy đâu.

Vậy thì sao đây? Như mình thì biết xác suất cao không có chứng cứ gì cụ thể, thì để sang một bên thôi. Biết thế, biết có thể vậy, nhưng phần lớn không thay đổi đời sống của mình. Quan trọng là mỗi khi thấy bài viết gì có vẻ không ổn lắm, thì tìm tòi thêm, hoặc... hỏi trên Noron! này. :P

Trả lời

Cũng như hai bạn đã trả lời, sự thật thì có nhiều cái trên mạng nói như đinh đóng cột, nhưng khi kiểm chứng thì lại không có căn cứ gì rõ ràng cả. Vậy nên việc bạn hỏi lại những kiến thức này rất tốt. ^_^ Đây là cái mình thích về cộng đồng Noron!, hehe. :P

Để trả lời đoạn đồng hồ sinh học của bạn trước, tuy rằng một giờ ở một nơi, là một giờ khác ở nơi khác, nhưng đối với dân ở cụ thể một múi giờ, thì sẽ quen hết với các giờ trong ngày. Nên nhịp sinh học là có thật. Khi bay sang nơi khác, cơ thể sẽ điều hòa lại, quen với múi giờ mới.

Còn về phần giờ thải độc phải cụ thể là một thời gian nào đó trong ngày... thì chưa chắc. Mình cũng thắc mắc cái này như bạn, nên cũng thử coi, và trong nghiên cứu chính thống trên toàn thế giới, thì mình chưa tìm ra được nghiên cứu nào đề là gan, hay các bộ phận khác, có một giờ và chỉ có một giờ thải độc nhất định thôi.

Gần nhất là có một số bài đề là dựa theo kiến thức dân gian Trung Quốc, nhưng đào sâu hơn thì cũng chẳng tìm thấy kiến thức Trung Quốc này ở đâu cả. Có thể những người am hiểu hơn về lịch sử, và kiến thức Trung Quốc có thể giúp chúng ta giải câu hỏi này. Nhưng về nghiên cứu 'tây' là chưa thấy rồi đấy. Mình nghĩ đúng là những cơ quan nội tạng trong cơ thể sẽ có quy trình riêng của nó, nhưng nó cũng không phải quá cụ thể đến vậy đâu.

Vậy thì sao đây? Như mình thì biết xác suất cao không có chứng cứ gì cụ thể, thì để sang một bên thôi. Biết thế, biết có thể vậy, nhưng phần lớn không thay đổi đời sống của mình. Quan trọng là mỗi khi thấy bài viết gì có vẻ không ổn lắm, thì tìm tòi thêm, hoặc... hỏi trên Noron! này. :P

Mình hiểu câu hỏi của bạn và đúng như bạn hỏi, chu kỳ sinh học này sẽ thay đổi dần theo chỉ lệnh của não bộ của bạn. Hiện tượng Jet lag là một ví dụ rõ nhất về việc thay đổi nhịp sinh học, chúng ta sẽ mất tầm 3-4 ngày hoặc có thể chậm hơn với từng người để thực sự thay đổi được nhịp sinh học theo múi giờ mới.
Đó là vì mỗi cơ quan lớn của cơ thể có chu kì hoạt động của riêng mình, và nó kéo dài trong 2 tiếng.

Theo mình nghĩ, những thứ chỉ nói ra mà không dựa theo một nghiên cứu xác đáng cũng ko theo một kinh nghiệm, sách sử nào truyền lại. Thì hầu như chẳng có gì đáng tin. Chỉ nói ko ko vậy thì ai nói mà ko đc. Nói chung là đừng nên tin những gì viết trên fb.