Uống ít nhân trần với cam thảo thôi?

  1. Sức khoẻ

Phổ biến kiến thức - Cam thảo Nam – vị ngọt thay thế đường tinh luyện – uống ít nhân trần với cam thảo thôi.

Sau mỗi nhà máy đường tinh luyện là một cái nghĩa trang. Điều này truyền thông ít nói đến nhưng chúng ta cũng nên biết là cái món đường kính trắng đó – dù phải dùng nhưng không tốt lành gì lắm.

Ngày xưa các cụ chúng ta dùng đường phên, đường phổi, đường phèn, đường thốt nốt…chứ không xài đường tinh luyện.

Để hạn chế dùng đường tinh luyện, nếu cần dùng để đun nước uống hang ngày có vị ngọt mà tốt cho sức khỏe, các bạn có thể sử dụng cái cây trên ảnh mà tôi chụp lên kia. Đó là cây Cam Thảo Nam.

Cái cây này nó rất phổ biến, đến nỗi ra bất cứ đồng ruộng nào ở Việt Nam cũng quơ được 1 mớ.

Tác dụng của nó thì nhiều lắm, thanh nhiệt giải độc, trị mụn nhọt mẩn ngứa, chữa ho, viêm họng ….đủ cả. Tuyệt vời hơn là chúng ta không phải nhập Cam Thảo Bắc cho tốn kém ngoại tệ.

Xem ở đây cho đầy đủ

Lại liên quan đến vấn đề nước Nhân Trần. Tại sao tôi nói ở đầu bài là nên uống ít Nhân trần với Cam thảo thôi.

Thật ra ta phải biết là Nhân Trần có vị đắng chứ không ngọt. Ngọt bởi vì người ta cho Cam Thảo vào thôi.

Nhân Trần là vị thuốc có khả năng làm mát gan, hoạt gan, mang tính đào thải mà phối hợp nhiều với Cam thảo có tính giữ nước hai vị thuốc trái ngược nhau được sử dụng chung sẽ không có lợi cho cơ thể mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc.

Bắt gan hoạt động nhiều quá mà lại trong sự đối kháng ứ tắc thế thì chỉ tổ làm gan mệt mỏi.

Cho nên mình thấy nhiều người vì không muốn mất ngủ vì trà đá mà uống rất nhiều Nhân Trần mỗi ngày, chả sớm thì muộn cũng hỏng gan ( dù không bia rượu)

Các bạn nếu nấu ở nhà có thể thay bằng Cỏ Ngọt hay quả La Hán cũng được. Mấy vị đó không gây béo..

Từ khóa: 

tô ấn trà

,

sức khoẻ

Cái Cam thảo nam thì đc rồi nhưng bài viết nên làm rõ là đường tinh luyện ra sao mà "sau nhà máy đường là nghĩa trang". Cũng như Nhân trần và cam thảo "tương tác thuốc".

Đường thì nói chung dùng nhiều thì ko tốt, chứ ko phải chỉ đường tinh luyện, chỉ là đường tinh luyện nó dễ hấp thụ hơn thôi.

Đông y, nhất là có thể thấy trong ăn uống, thường dùng 2 thứ ngược nhau để khắc chế nhau, như vịt lộn với rau răm vậy, nên Nhân trần - cam thảo phải có ý kiến của chuyên gia về Đông y. Chứ thuốc thì tây ta gì quá liều cũng rõ ràng là ko tốt cả.

Trả lời

Cái Cam thảo nam thì đc rồi nhưng bài viết nên làm rõ là đường tinh luyện ra sao mà "sau nhà máy đường là nghĩa trang". Cũng như Nhân trần và cam thảo "tương tác thuốc".

Đường thì nói chung dùng nhiều thì ko tốt, chứ ko phải chỉ đường tinh luyện, chỉ là đường tinh luyện nó dễ hấp thụ hơn thôi.

Đông y, nhất là có thể thấy trong ăn uống, thường dùng 2 thứ ngược nhau để khắc chế nhau, như vịt lộn với rau răm vậy, nên Nhân trần - cam thảo phải có ý kiến của chuyên gia về Đông y. Chứ thuốc thì tây ta gì quá liều cũng rõ ràng là ko tốt cả.