Vì sao tử tù không được hiến tạng?

  1. Luật pháp

Nhu cầu nội tạng cũng cao mà, làm như thể ko phải là "một công đôi việc" luôn à?

Từ khóa: 

luật pháp

Mình có search gg chút và thấy có rất nhiều bài viết nói về vấn đề này. Bạn có thể tham khảo thêm. Mình có một số ý hơi dài dòng chút chủ yếu để tóm lại và làm rõ thêm:

1. Vì sao tử tù không được hiến tạng?

Luật không cấm nhưng không có quy định để thực hiện. Đây là nguyên tắc mà mình thấy khá mơ hồ. Về căn bản, luật không cấm thì dân được làm. Tuy nhiên, không có quy định để thực hiện thì lại làm cho dân không biết thực hiện thế nào. Chung quy lại là "không thực hiện được". Đặc biệt, ở đây là việc hiến tạng cần sự tham gia của nhiều đơn vị (trại giam, thi hành án hình sự, tòa án, y tế, hội đồng nhân đạo...).

Kết luận là k cấm tử tù hiến tạng nhưng các cơ quan (tòa án, y tế) sẽ không đồng ý vì luật không có cơ chế. Đây là một điểm đặc biệt trong pháp luật VN.

2. Tiêu chuẩn của tạng

Trước kia VN thi hành án tử hình bằng súng. Chắc chắn việc thi hành án như vậy thì không thể sử dụng tạng người được nữa.

Giờ đây việc thi hành án tử hình bằng thuốc độc. Điều này càng làm cho việc đảm bảo chất lượng tạng người là không thể thực hiện được.

Bạn có thể tham khảo các bài viết trên mạng.

3. QUAN TRỌNG -Giá trị nhân đạo

Theo mình tìm hiểu thì ở rất nhiều nước, muốn hiến tạng (trừ trường hợp hiến cho người nhà) thì tiêu chí đầu tiên là chết não. Đây là vấn đề liên quan đến nhân đạo và phải đưa ra hội đồng chuyên gia để quyết định ca nào được xác định là chết não. Theo mình hiểu nôm na, việc chết não quyết định được rằng người đó còn ý thức của con người hay không.

Vậy nên có thể khi nào việc thi hành án tử hình được thực hiện bằng một cách nào đó làm chết não thì mới có cơ chế hiến tạng được.

Quay lại với giá trị nhân đạo, như đã nói ở trên, thi hành án tử hình không đủ điều kiện để đến quy trình hiến tạng. Sẽ vi phạm nguyên tắc nhân đạo nếu như thu hoạch tạng khi tử tù còn ý thức, cũng không thể dùng cách lấy tạng để làm chết tử tù...

Trả lời

Mình có search gg chút và thấy có rất nhiều bài viết nói về vấn đề này. Bạn có thể tham khảo thêm. Mình có một số ý hơi dài dòng chút chủ yếu để tóm lại và làm rõ thêm:

1. Vì sao tử tù không được hiến tạng?

Luật không cấm nhưng không có quy định để thực hiện. Đây là nguyên tắc mà mình thấy khá mơ hồ. Về căn bản, luật không cấm thì dân được làm. Tuy nhiên, không có quy định để thực hiện thì lại làm cho dân không biết thực hiện thế nào. Chung quy lại là "không thực hiện được". Đặc biệt, ở đây là việc hiến tạng cần sự tham gia của nhiều đơn vị (trại giam, thi hành án hình sự, tòa án, y tế, hội đồng nhân đạo...).

Kết luận là k cấm tử tù hiến tạng nhưng các cơ quan (tòa án, y tế) sẽ không đồng ý vì luật không có cơ chế. Đây là một điểm đặc biệt trong pháp luật VN.

2. Tiêu chuẩn của tạng

Trước kia VN thi hành án tử hình bằng súng. Chắc chắn việc thi hành án như vậy thì không thể sử dụng tạng người được nữa.

Giờ đây việc thi hành án tử hình bằng thuốc độc. Điều này càng làm cho việc đảm bảo chất lượng tạng người là không thể thực hiện được.

Bạn có thể tham khảo các bài viết trên mạng.

3. QUAN TRỌNG -Giá trị nhân đạo

Theo mình tìm hiểu thì ở rất nhiều nước, muốn hiến tạng (trừ trường hợp hiến cho người nhà) thì tiêu chí đầu tiên là chết não. Đây là vấn đề liên quan đến nhân đạo và phải đưa ra hội đồng chuyên gia để quyết định ca nào được xác định là chết não. Theo mình hiểu nôm na, việc chết não quyết định được rằng người đó còn ý thức của con người hay không.

Vậy nên có thể khi nào việc thi hành án tử hình được thực hiện bằng một cách nào đó làm chết não thì mới có cơ chế hiến tạng được.

Quay lại với giá trị nhân đạo, như đã nói ở trên, thi hành án tử hình không đủ điều kiện để đến quy trình hiến tạng. Sẽ vi phạm nguyên tắc nhân đạo nếu như thu hoạch tạng khi tử tù còn ý thức, cũng không thể dùng cách lấy tạng để làm chết tử tù...