Việt Nam có những Quyền Lực Mềm nào?

  1. Giáo dục

  2. Lịch sử

  3. Văn hóa

Từ khóa: 

giáo dục

,

lịch sử

,

văn hóa

Quyền lực mềm không được thể hiện một cách rõ ràng, và câu hỏi ở tầm cao quá nên khó mà để dân đen như chúng ta thấy được. Theo cái quan sát nhỏ bé của mình thì tôi thấy Việt Nam có quyền lực mềm rõ ràng nhất với 1 số nước như Lào và một số nước Châu Phi, còn các nước khác thì có vẻ không có sự ảnh hưởng gì nhiều.

Còn theo Wikipedia thì Quyền lực mềm là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác để đạt được những thứ mình muốn. Đặc điểm của quyền lực mềm là không cưỡng bức, ép buộc. Nếu như quyền lực cứng dựa vào sức mạnh quân sự và được thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa về quân sự (trong đời sống như sa thải, kỷ luật…) và dựa trên sự lôi cuốn về kinh tế, mua chuộc (trong đời sống như tăng lương, thăng cấp) thì Quyền lực mềm thì đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn. Quyền lực mềm thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Đối với một quốc gia, quyền lực mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó.

Trong bảng xếp hạng “quyền lực mềm” toàn cầu 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN có sự dịch chuyển, thăng 3 bậc so với năm ngoái, từ vị trí 50 lên 47. Trong khu vực Châu Á, ảnh hưởng của Việt Nam được xếp hạng 9. Tổng điểm của Việt Nam là 33,8/100, đứng trên nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Philippines, Campuchia, Myanmar và đứng sau Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Trả lời

Quyền lực mềm không được thể hiện một cách rõ ràng, và câu hỏi ở tầm cao quá nên khó mà để dân đen như chúng ta thấy được. Theo cái quan sát nhỏ bé của mình thì tôi thấy Việt Nam có quyền lực mềm rõ ràng nhất với 1 số nước như Lào và một số nước Châu Phi, còn các nước khác thì có vẻ không có sự ảnh hưởng gì nhiều.

Còn theo Wikipedia thì Quyền lực mềm là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác để đạt được những thứ mình muốn. Đặc điểm của quyền lực mềm là không cưỡng bức, ép buộc. Nếu như quyền lực cứng dựa vào sức mạnh quân sự và được thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa về quân sự (trong đời sống như sa thải, kỷ luật…) và dựa trên sự lôi cuốn về kinh tế, mua chuộc (trong đời sống như tăng lương, thăng cấp) thì Quyền lực mềm thì đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn. Quyền lực mềm thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Đối với một quốc gia, quyền lực mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó.

Trong bảng xếp hạng “quyền lực mềm” toàn cầu 2021, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong ASEAN có sự dịch chuyển, thăng 3 bậc so với năm ngoái, từ vị trí 50 lên 47. Trong khu vực Châu Á, ảnh hưởng của Việt Nam được xếp hạng 9. Tổng điểm của Việt Nam là 33,8/100, đứng trên nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Philippines, Campuchia, Myanmar và đứng sau Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.