Vô hình khi cố gắng thì cũng không nhận được kết quả xứng đáng?

  1. Noron

  2. Kỹ năng mềm

  3. Xã hội

  4. Tâm sự cuộc sống

E là SV khi học thực hành, thầy nói sẽ quan sát trong các buổi thực hành đó các e có nghiêm túc thuc hành và lm bài không? để cho điểm. Hôm nay e vừa nhận được bảng điểm của thầy, e khá buồn vì điểm e kém hơn cả những bạn làm rất ít, khi thực hành thì sai khiến thầy phải là và nhắc nhở, đa số thời gian các bạn đó dành ra là để tán gẫu với thầy hoặc bấm điện thoại, khi ra về thì về sớm, e và một vài bạn cũng phải ở lại dọn dẹp , dụng cụ làm xong thì không biết vệ sinh, lúc lấy mẫu cân cũng là e đi. Nhưng cuối cùng điểm e lại chẳng bằng, e không biết tiêu chí đánh giá của thầy là thực sự ai nghiêm túc thực hành hay ai để thầy nhớ mặt nhiều hơn. Nếu cố gắng chăm chỉ mà thành quả chỉ đuoc như vậy thì e thà lúc đầu không làm gì.
Từ khóa: 

noron

,

kỹ năng mềm

,

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

Chào em, trước hết anh chúc mừng em vì đã thực hành có trách nhiệm và thậm chí còn trên cả mức trách nhiệm khi ở lại cùng các bạn dọn dẹp. Anh cũng đã từng như thế, là người đầu tiên đến lớp và cũng là người sau cùng ra về. Chúng ta có thiệt thòi không nhỉ? Hãy tìm hiểu một chút trước khi đưa ra câu trả lời em nhé.

Khi cố gắng, con người thường mong muốn đạt được kết quả hoặc được người khác ghi nhận. Hầu hết chúng ta hy vọng sẽ nhận được các yếu tố bên ngoài này ngay từ lần cố gắng đầu tiên. Nhưng vì quá tập trung vào các yếu tố bên ngoài như kết quả và sự ghi nhận, họ thường bỏ qua các yếu tố bên trong (các kỹ năng, phẩm chất, thái độ làm việc). Tư duy theo kiểu nỗ lực tối thiểu đạt lợi ích tối đa này dần dần sẽ khiến họ trở nên biếng nhác và thích chọn lối đi tắt, "mồm miệng đỡ tay chân" hơn.

Ngược lại vẫn có những người quan tâm, rèn luyện các yếu tố bên trong. Vì họ hiểu được giá trị nội tại của mình nằm ở thực lực và đạo đức của bản thân- mà không nhất thiết phải có người cho điểm cao hay đánh giá hay thì mình mới có động lực bồi dưỡng giá trị cốt lõi ấy, cũng chẳng chính sách thưởng - phạt nào từ bên ngoài khiến họ nản chí, mất đi niềm tin vào điều mình theo đuổi.

Về ngắn hạn, chiến thuật làm ít được nhiều có vẻ khá khôn khéo, nhưng về dài hạn, chiến thuật ấy sẽ không còn linh nghiệm. Bởi nếu không thực sự tạo ra giá trị, quen "ngồi mát ăn bát vàng" thì việc bị đào thải bởi thị trường lao động chỉ còn là vấn đề thời gian em ạ.

Làm nhiều hơn, thiệt thòi hơn, không được ghi nhận trong ngắn hạn đúng là dễ khiến chúng ta buồn lòng. Nhưng hành trình lập thân, lập nghiệp còn ở phía trước, sẽ có một ngày, chúng ta nhận ra vì sao trên đời lại có câu "người mất nhiều nhất là người được nhiều nhất'.

Đọc đến đoạn này, em còn thấy bản thân thiệt thòi không em?

Đôi khi chúng ta chưa nhận được thứ xứng đáng chỉ bởi một lẽ rất đơn giản là yếu tố ấy chưa xứng đáng thật, mà còn có những thứ tốt hơn đang đợi ở phía trước, nếu ta lạc quan, kiên định bước tiếp.

Trả lời

Chào em, trước hết anh chúc mừng em vì đã thực hành có trách nhiệm và thậm chí còn trên cả mức trách nhiệm khi ở lại cùng các bạn dọn dẹp. Anh cũng đã từng như thế, là người đầu tiên đến lớp và cũng là người sau cùng ra về. Chúng ta có thiệt thòi không nhỉ? Hãy tìm hiểu một chút trước khi đưa ra câu trả lời em nhé.

Khi cố gắng, con người thường mong muốn đạt được kết quả hoặc được người khác ghi nhận. Hầu hết chúng ta hy vọng sẽ nhận được các yếu tố bên ngoài này ngay từ lần cố gắng đầu tiên. Nhưng vì quá tập trung vào các yếu tố bên ngoài như kết quả và sự ghi nhận, họ thường bỏ qua các yếu tố bên trong (các kỹ năng, phẩm chất, thái độ làm việc). Tư duy theo kiểu nỗ lực tối thiểu đạt lợi ích tối đa này dần dần sẽ khiến họ trở nên biếng nhác và thích chọn lối đi tắt, "mồm miệng đỡ tay chân" hơn.

Ngược lại vẫn có những người quan tâm, rèn luyện các yếu tố bên trong. Vì họ hiểu được giá trị nội tại của mình nằm ở thực lực và đạo đức của bản thân- mà không nhất thiết phải có người cho điểm cao hay đánh giá hay thì mình mới có động lực bồi dưỡng giá trị cốt lõi ấy, cũng chẳng chính sách thưởng - phạt nào từ bên ngoài khiến họ nản chí, mất đi niềm tin vào điều mình theo đuổi.

Về ngắn hạn, chiến thuật làm ít được nhiều có vẻ khá khôn khéo, nhưng về dài hạn, chiến thuật ấy sẽ không còn linh nghiệm. Bởi nếu không thực sự tạo ra giá trị, quen "ngồi mát ăn bát vàng" thì việc bị đào thải bởi thị trường lao động chỉ còn là vấn đề thời gian em ạ.

Làm nhiều hơn, thiệt thòi hơn, không được ghi nhận trong ngắn hạn đúng là dễ khiến chúng ta buồn lòng. Nhưng hành trình lập thân, lập nghiệp còn ở phía trước, sẽ có một ngày, chúng ta nhận ra vì sao trên đời lại có câu "người mất nhiều nhất là người được nhiều nhất'.

Đọc đến đoạn này, em còn thấy bản thân thiệt thòi không em?

Đôi khi chúng ta chưa nhận được thứ xứng đáng chỉ bởi một lẽ rất đơn giản là yếu tố ấy chưa xứng đáng thật, mà còn có những thứ tốt hơn đang đợi ở phía trước, nếu ta lạc quan, kiên định bước tiếp.