Ý kiến của bạn về văn học hiện nay của Việt Nam, so với văn học nước ngoài như Nhật và Mỹ, đang có xu hướng gì?

  1. Văn hóa

  2. Tư duy

  3. Xã hội

  4. Nghệ thuật

  5. Sách

Từ khóa: 

văn học

,

việt nam

,

xu hướng

,

ý kiến

,

văn hóa

,

tư duy

,

xã hội

,

nghệ thuật

,

sách

Mình không hẳn quá rõ về câu hỏi của bạn nhưng chủ đề này là một thứ mình khá quan tâm nên vì thế mình sẽ cho thêm vài ý kiến.

Văn học hiện nay của Việt Nam thiếu chiều sâu. Hiện nay, lực lượng viết sách của Việt Nam không nhỏ nhưng đa phần khá là bình thường. Câu chuyện không có nhiều ý nghĩa sâu sắc, cốt truyện sơ sà, khó hiểu.

Khi mình nghe "văn học Việt Nam", thì mình lại lập tức liên tưởng tới Vũ Bằng, Nam Cao, Tố Hữu, Nguyễn Du, v.v. Những người đi trước chúng ta. Những câu chuyện của họ có chiều sâu, văn từ, bút pháp, ý nghĩa, nhân văn, và ấn tượng sâu đậm.

Nhưng khi nói về Văn Học VN hiện nay thì mình chỉ có thể nghĩ tới Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Tư. Còn lại... thì không biết.

Văn học từ thế hệ này đa số là viết trên mạng. Có cảm giác viết cho vui, bộc lộ cảm xúc tạm thời. Những câu chuyện này thường sẽ cảm với ta, nhưng nó không theo ta trên con đường cuộc đời. Đơn giản là vì chủ đề trong những câu chuyện đó còn khá là nhỏ bé, những câu chuyện đời thường, hằng ngày có thể thú vị nhưng không để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả. Tất nhiên không phải không hay, nhưng một phần nào đó mình cũng muốn các tác giả VN nên đề cặp đến những nội dung lớn hơn.

Đội ngũ văn học Việt Nam nên sáng tác những câu chuyện tâm đắc với bản thân hơn, đề cập tới các vấn đề lớn của đất nước hoặc thế giới. Nên đặt những câu hỏi lớn. Ít nhất đó là theo mình. Tất nhiên không phải cuốn nào cũng phải lớn lao, sâu đậm, đôi lúc những cuốn đơn giản vui nhộn cũng cần thiết. Nhưng mình cảm thấy văn học VN hiện nay còn thiếu về chiều sâu.

Cho đến bây giờ, mình vẫn chưa đọc một câu chuyện nào của Văn Học VN hiện nay ngoài của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Tư mà thật sự để lại ấn tượng, làm mình nghĩ đi nghĩ lại về nó, phân tích nó, và yêu mến nó.

Ví dụ câu chuyện Mắt Biếc đi: trên bề mặt thì nó chỉ đơn thuần là chuyện yêu đương lãng mạn. Nhưng mình thì lại thấy nó là câu chuyện về việc "đi tiếp".

Vấn đề của Ngạn (nam chính) theo mình không phải là ngu hay thiếu bản lỉnh tìm người yêu, mà chính là việc anh không từ bỏ được Hà Lan, nên khi anh thấy Trà Long (một bản thể khác của Hà Lan) thì anh lại bị níu kéo. Nhưng quyết định từ bỏ và đi tiếp, vì lúc đó anh đã nhận ra = cuộc đời không chỉ có Hà Lan, ta phải tiếp tục đi tiếp trong cuộc sống. Ý nghĩa lớn hơn của câu chuyện (ít nhất là theo mình).

Còn nói về văn học của những nơi như Mỹ và Nhật thì mình cảm thấy là không công bằng cho lắm. Mỹ và Nhật là hai nước có lịch sử Văn Học lâu dài và có tiếng cũng như là xã hội thịnh vượng hơn. Điều kiện cho kỹ năng và kinh nghiệm viết truyện của họ theo đó đã được phát triển lâu đời.

Trả lời

Mình không hẳn quá rõ về câu hỏi của bạn nhưng chủ đề này là một thứ mình khá quan tâm nên vì thế mình sẽ cho thêm vài ý kiến.

Văn học hiện nay của Việt Nam thiếu chiều sâu. Hiện nay, lực lượng viết sách của Việt Nam không nhỏ nhưng đa phần khá là bình thường. Câu chuyện không có nhiều ý nghĩa sâu sắc, cốt truyện sơ sà, khó hiểu.

Khi mình nghe "văn học Việt Nam", thì mình lại lập tức liên tưởng tới Vũ Bằng, Nam Cao, Tố Hữu, Nguyễn Du, v.v. Những người đi trước chúng ta. Những câu chuyện của họ có chiều sâu, văn từ, bút pháp, ý nghĩa, nhân văn, và ấn tượng sâu đậm.

Nhưng khi nói về Văn Học VN hiện nay thì mình chỉ có thể nghĩ tới Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Tư. Còn lại... thì không biết.

Văn học từ thế hệ này đa số là viết trên mạng. Có cảm giác viết cho vui, bộc lộ cảm xúc tạm thời. Những câu chuyện này thường sẽ cảm với ta, nhưng nó không theo ta trên con đường cuộc đời. Đơn giản là vì chủ đề trong những câu chuyện đó còn khá là nhỏ bé, những câu chuyện đời thường, hằng ngày có thể thú vị nhưng không để lại ấn tượng sâu sắc với độc giả. Tất nhiên không phải không hay, nhưng một phần nào đó mình cũng muốn các tác giả VN nên đề cặp đến những nội dung lớn hơn.

Đội ngũ văn học Việt Nam nên sáng tác những câu chuyện tâm đắc với bản thân hơn, đề cập tới các vấn đề lớn của đất nước hoặc thế giới. Nên đặt những câu hỏi lớn. Ít nhất đó là theo mình. Tất nhiên không phải cuốn nào cũng phải lớn lao, sâu đậm, đôi lúc những cuốn đơn giản vui nhộn cũng cần thiết. Nhưng mình cảm thấy văn học VN hiện nay còn thiếu về chiều sâu.

Cho đến bây giờ, mình vẫn chưa đọc một câu chuyện nào của Văn Học VN hiện nay ngoài của Nguyễn Nhật Ánh và Nguyễn Ngọc Tư mà thật sự để lại ấn tượng, làm mình nghĩ đi nghĩ lại về nó, phân tích nó, và yêu mến nó.

Ví dụ câu chuyện Mắt Biếc đi: trên bề mặt thì nó chỉ đơn thuần là chuyện yêu đương lãng mạn. Nhưng mình thì lại thấy nó là câu chuyện về việc "đi tiếp".

Vấn đề của Ngạn (nam chính) theo mình không phải là ngu hay thiếu bản lỉnh tìm người yêu, mà chính là việc anh không từ bỏ được Hà Lan, nên khi anh thấy Trà Long (một bản thể khác của Hà Lan) thì anh lại bị níu kéo. Nhưng quyết định từ bỏ và đi tiếp, vì lúc đó anh đã nhận ra = cuộc đời không chỉ có Hà Lan, ta phải tiếp tục đi tiếp trong cuộc sống. Ý nghĩa lớn hơn của câu chuyện (ít nhất là theo mình).

Còn nói về văn học của những nơi như Mỹ và Nhật thì mình cảm thấy là không công bằng cho lắm. Mỹ và Nhật là hai nước có lịch sử Văn Học lâu dài và có tiếng cũng như là xã hội thịnh vượng hơn. Điều kiện cho kỹ năng và kinh nghiệm viết truyện của họ theo đó đã được phát triển lâu đời.

Chào bạn, mình thấy vấn đề bạn quan tâm khá thú vị nhưng thú thật là mình chưa hiểu câu hỏi này lắm.

Có lẽ, mình sẽ trả lời câu này chủ yếu dựa trên cảm nhận cá nhân, mong rằng bạn sẽ nhận thêm được những phân tích cụ thể, chính xác hơn từ mọi người.

Với cá nhân mình, thì mình vẫn thấy những cái tên như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân vv... để lại cho mình ấn tượng rõ nét hơn. Bởi mình thấy văn học của họ có chiều sâu, được chắt lọc từ cuộc đời thật, ngôn từ diễn đạt súc tích . Còn với văn học hiện nay, thì mình chưa tìm thấy được một tác phẩm nào thực sự khiến mình tâm đắc, rung động.

Cũng phải nói thêm là mình không quan tâm đến xu hướng, nhất là trong văn học & nghệ thuật- vì lĩnh vực này thường cần có thời gian để "đãi cát tìm vàng".

Nếu được thì mình rất mong bạn giới thiệu cho mình tên một vài tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu, đang là xu hướng và có thể dùng để so sánh với văn học nước ngoài như Nhật, Mỹ để mình tìm đọc và mở mang tầm nhìn hơn.