Yêu bản thân có phải là nuông chiều theo các ham muốn của bản thân?

  1. Phong cách sống

Mình nghĩ ranh giới giữa việc sống buông thả và quá hà khắc với bản thân là 1 ranh giới khá mỏng manh. Ăn uống và sinh hoạt tùy theo ý thích của bản thân, theo cá nhân mình nghĩ, là ko ổn...trong khi thời nay mình thấy lối sống YOLO khá thịnh, kiểu "mình thích thì mình làm thôi", vụ này ko chỉ có ở các bạn trẻ, mà người lớn cũng vậy. Ý các bác thấy thế nào? :D

Từ khóa: 

yêu bản thân

,

phát triển bản thân

,

phong cách sống

Yêu bản thân là làm cho bản thân tốt hơn 9 (cả về mặt tinh thần và sức khỏe) chứ không phải là sống buông thả nha.

Kiểu sống "mình thích thì mình làm thôi" ok nhưng vấn đề là có những cái mình thích nhưng mình sẽ không làm được hoặc làm được và sau đó là lãnh những hậu quả không đáng có.

Ví dụ: Bạn thích đi du lịch nước ngoài nhưng hiện tại đồng lương và thời gian công việc bạn không cho phép nhưng muốn là được thì ok thôi bạn bỏ hết mọi thứ và lên kế hoạch đi du lịch. Kết quả của chuyến du lịch là nợ nần và không có việc làm, chưa kể là cuộc sống hiện tại sẽ gặp khó khăn về tài chính,...

Ví dụ: Về sức khỏe, ví như mình bị dị ứng với mắm sống nhưng mình khá thích món này và thây kệ bất chấp đã thích thì ăn lo gì còn trẻ mà. Thế là ăn vào và kết quả là phải vô bệnh viện và uống 1 loạt loại thuốc có liên quan đến sức khỏe. 

Đây là 2 trong số vô vàn những ham muốn của bản thân mà nếu chúng ta cứ chiều bản thân, sống chỉ biết thỏa mãn 1 lúc thì hậu quả là rất nhiều "món" đang chờ chúng ta ở phía sau.

Theo mình, yêu bản thân là sống an nhiên, ăn uống đầy đủ, lối sống lành mạnh, tâm hồn thư thái, tinh thần sảng khoái chứ không phải chạy theo những ham muốn bất chấp hậu quả

Trả lời

Yêu bản thân là làm cho bản thân tốt hơn 9 (cả về mặt tinh thần và sức khỏe) chứ không phải là sống buông thả nha.

Kiểu sống "mình thích thì mình làm thôi" ok nhưng vấn đề là có những cái mình thích nhưng mình sẽ không làm được hoặc làm được và sau đó là lãnh những hậu quả không đáng có.

Ví dụ: Bạn thích đi du lịch nước ngoài nhưng hiện tại đồng lương và thời gian công việc bạn không cho phép nhưng muốn là được thì ok thôi bạn bỏ hết mọi thứ và lên kế hoạch đi du lịch. Kết quả của chuyến du lịch là nợ nần và không có việc làm, chưa kể là cuộc sống hiện tại sẽ gặp khó khăn về tài chính,...

Ví dụ: Về sức khỏe, ví như mình bị dị ứng với mắm sống nhưng mình khá thích món này và thây kệ bất chấp đã thích thì ăn lo gì còn trẻ mà. Thế là ăn vào và kết quả là phải vô bệnh viện và uống 1 loạt loại thuốc có liên quan đến sức khỏe. 

Đây là 2 trong số vô vàn những ham muốn của bản thân mà nếu chúng ta cứ chiều bản thân, sống chỉ biết thỏa mãn 1 lúc thì hậu quả là rất nhiều "món" đang chờ chúng ta ở phía sau.

Theo mình, yêu bản thân là sống an nhiên, ăn uống đầy đủ, lối sống lành mạnh, tâm hồn thư thái, tinh thần sảng khoái chứ không phải chạy theo những ham muốn bất chấp hậu quả

Mình nghĩ người trẻ thì nên thử nghiệm, nên chơi nên thử, nhưng có giới hạn và biết giới hạn ở đâu. Việc trải nghiệm giúp bạn biết thứ gì là phù hợp, giúp bạn hiểu bản thân và hiểu cả thế giới. Việc trải nghiệm, sống , chơi cũng giúp cho bạn sau này khi lập gia đình biết mình phải làm gì để không ảnh hưởng đến gia đình của mình. Nói theo cách của mình là "trẻ không chơi già đổ đốn"

Nhưng đúng như bạn nói, cái biết giới hạn thực tế là không dễ nhất là khi tuổi trẻ thường nông nổi, muốn thể hiện cái tôi, muốn thể hiện bản thân nên nhiều khi dễ bị cuốn đi. 

Cá nhân mình thì mình nghĩ ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi nên đặt ra một vài mục tiêu về nghề nghiệp, về trải nghiệm và cuộc sống. Khi đặt tất cả những thứ đấy lên chung một chỗ, bạn sẽ tự nhận biết được điểm giới hạn hoặc những trải nghiệm bạn nên thử.

Ví dụ như mình cách đây khoảng 2-3 năm , khi sức khỏe vẫn sung sức mình có phương châm work hard, play hard. Sau giờ làm thì mình dành thời gian tụ tập cùng bạn bè, cùng đối tác ăn uống cafe, bar pub... rồi trải nghiệm những thứ mình có thể. Mỗi cuối tuần thì thường đi du lịch hoặc vài tháng phải đi đâu đó rất xa rất dài. Nhưng giới hạn của mình là mình vẫn phải ưu tiên công việc lên trước nhất; có việc và làm việc tốt mới có khả năng chi trả cho trải nghiệm. Thứ 2 là kiểm soát chi tiêu, ưu tiên cho trải nghiệm những spend tối đa 80% cho tất cả; phải giữ được 20% cho các vấn đề chi trả về sức khỏe.

Một năm trở lại đây, chơi nhiều bạn cũng sẽ chán, cận kề tuổi 30 sức khỏe giảm sút đi bạn sẽ đặt ưu tiên cho những hoạt động khác. Những chỗ bạn chơi, bạn biết rồi thì đi hoài cũng hết vui; mình đặt mục tiêu saving và đầu tư nhiều hơn, thời gian dành cho gia đình nhiều hơn. Các chuyến du lịch đổi thành các chuyến về thăm nhà hoặc đi cùng gia đình; từ việc tụ tập bạn bè mỗi ngày chuyển thành tuần hoặc tháng. Tiền saving có thì bắt đầu nghĩ đến hoạt động đầu tư, bảo hiểm ... Lâu lâu hàng tháng vẫn có thể vui chơ, giải trí cùng bạn bè như hồi trẻ nếu có sự kiện thật sự đặc biệt.

Tóm lại ranh giới, giới hạn phải do chính mình đặt ra và xây nên. Bản thân phải tự chủ thì mới trưởng thành được