Bạn có thấy cổ tích thật phi logic không?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

  • Nhà đầu tư vĩ đại nhất trong lịch sử: Chính là cô Tấm, vì chỉ cần dùng xương cá mà đã đổi được Gucci Gabbana!
  • Còn Sugar Daddy đầu tiên trong lịch sử đó là "ông Bụt"
  • Vậy còn Bạch Tuyết?
  • _Monsieur Tuan_
Từ khóa: 

lại là tôi đây

,

hỏi xoáy đáp hay

Ai bảo Sugar Daddy đầu tiên trong lịch sử đó là "ông Bụt", Bụt đâu có được người đẹp đâu:))). Việc mà Tấm dùng xương cá rồi có Gucci Gabbana như bạn nói thì cũng giống như một người vô tình trúng số thôi bạn. 

Nới chứ, mình thừa nhận rằng truyện cổ tích có rất nhiều phi logic. Một vài ví dụ nhé. 

Bạch Tuyết dù bị lừa dối bao nhiêu lần vẫn không rút ra được bài học. Dù bị thợ săn đưa vào rừng hay phải sống chung và làm việc nhà cho các chú lùn, cô vẫn không hề tỏ ý phản kháng, mà sẵn sàng chấp nhận sự sắp đặt của số phận. Thậm chí, khi một bà già lạ mặt đưa cho quả táo, cô cũng không ngần ngại cầm lấy ăn. Rồi khi tỉnh dậy và nhận được lời cầu hôn của vị hoàng tử lần đầu gặp mặt, cô cũng gật đầu không lưỡng lự. 
Cốt truyện của "Nàng Tiên Cá" là lại càng phi logic. Chỉ mới liếc nhìn chàng hoàng tử mà nàng tiên cá đã sẵn sàng đánh đổi mái tóc của mình, giọng hát của mình để được ở gần chàng. Thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ người đàn ông ấy – người không hề yêu nàng và không hề biết nàng tồn tại, thì liệu đó có được gọi là tình yêu?

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhớ rằng, hoàn cảnh lịch sử khi cho ra đời những câu chuyện cổ tích của anh em Grimm khác xa thực tại hiện nay. Tại thời điểm đó, tác giả đưa hiện thực xã hội vào từng câu chuyện nhằm miêu tả sự tàn khốc của những vụ tra tấn giết người, và ước mơ về công lý "Cái ác, sự lương thiện và quả báo".

Do đó, nếu sử dụng suy nghĩ hiện đại để giải thích những điều trong chuyện cổ tích thời xưa và cho rằng nó phi logic thì đây là một việc làm vô nghĩa. Bởi mục đích của cuối cùng của những câu chuyện này cũng chỉ là "cái thiện chiến thắng cái ác", và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp.

Trả lời

Ai bảo Sugar Daddy đầu tiên trong lịch sử đó là "ông Bụt", Bụt đâu có được người đẹp đâu:))). Việc mà Tấm dùng xương cá rồi có Gucci Gabbana như bạn nói thì cũng giống như một người vô tình trúng số thôi bạn. 

Nới chứ, mình thừa nhận rằng truyện cổ tích có rất nhiều phi logic. Một vài ví dụ nhé. 

Bạch Tuyết dù bị lừa dối bao nhiêu lần vẫn không rút ra được bài học. Dù bị thợ săn đưa vào rừng hay phải sống chung và làm việc nhà cho các chú lùn, cô vẫn không hề tỏ ý phản kháng, mà sẵn sàng chấp nhận sự sắp đặt của số phận. Thậm chí, khi một bà già lạ mặt đưa cho quả táo, cô cũng không ngần ngại cầm lấy ăn. Rồi khi tỉnh dậy và nhận được lời cầu hôn của vị hoàng tử lần đầu gặp mặt, cô cũng gật đầu không lưỡng lự. 
Cốt truyện của "Nàng Tiên Cá" là lại càng phi logic. Chỉ mới liếc nhìn chàng hoàng tử mà nàng tiên cá đã sẵn sàng đánh đổi mái tóc của mình, giọng hát của mình để được ở gần chàng. Thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ người đàn ông ấy – người không hề yêu nàng và không hề biết nàng tồn tại, thì liệu đó có được gọi là tình yêu?

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhớ rằng, hoàn cảnh lịch sử khi cho ra đời những câu chuyện cổ tích của anh em Grimm khác xa thực tại hiện nay. Tại thời điểm đó, tác giả đưa hiện thực xã hội vào từng câu chuyện nhằm miêu tả sự tàn khốc của những vụ tra tấn giết người, và ước mơ về công lý "Cái ác, sự lương thiện và quả báo".

Do đó, nếu sử dụng suy nghĩ hiện đại để giải thích những điều trong chuyện cổ tích thời xưa và cho rằng nó phi logic thì đây là một việc làm vô nghĩa. Bởi mục đích của cuối cùng của những câu chuyện này cũng chỉ là "cái thiện chiến thắng cái ác", và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp.

Theo mình thì chuyện cổ tích thật phi logic, vì thế cổ tích chỉ dành cho trẻ em. Mà truyện về phép màu, anh hùng, phù thủy .... mà bạn hỏi về logic thì lạ thật đấy 😂

Bạn muốn logic thì đây!! Câu chuyện sẽ thành ra như thế này 🤣🤣🤣