Bạn nghĩ sao về quan điểm "Người nào không được yêu là người thứ 3"?

  1. Tình yêu

  2. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

không được yêu

,

người thứ 3

,

tình yêu

,

tâm sự cuộc sống

Cơ bản mình thấy rằng không được yêungười thứ ba là hai khái niệm khác nhau, và đặt hai cái này vào chung một mệnh đề thì nó tạo ra một mệnh đề vô nghĩa bởi vì hai khái niệm được cấu thành bởi hai hệ quy chiếu khác nhau thì khó lòng giải thích cho nhau được.

Thứ nhất, người không được yêu đơn giản là người không nhận được tình yêu từ người khác. Nhưng người không được yêu đâu phải lúc nào cũng là người xen vào giữa một mối quan hệ nhỉ? Đó có thể là một mối tình đơn phương, có thể là một mối tình đã chết, cũng có thể là một mối tình đã đứt quãng vì sự xen vào của người khác,... Nói chung, không được yêu hiểu đơn giản là không có tình thế thôi.

Thứ hai, người thứ ba hiểu là một người xen vào mối quan hệ tình cảm của người khác (có thể là quan hệ yêu đương hoặc hôn nhân). Vấn đề là không phải lúc nào người thứ ba cũng là người được yêu, họ được chiều chuộng, chăm sóc, được dành thời gian cho nhưng đồng thời cũng có thể là đối tượng thỏa mãn về mình tình dục, cảm hứng mới mẻ, cũng có thể là tình yêu nữa (đôi khi).

Vậy thì làm sao nói được câu người không được yêu là người thứ ba khi mà chưa chắc người không được yêu đã can dự vào hạnh phúc của người khác và chưa chắc người thứ ba đã được yêu. Đây đơn thuần là một câu ngụy biện phi logic.

Đấy là logic của mình nếu đặt câu này trong bối cảnh thông thường. Còn đặt nó trong bối cảnh của vụ việc đang rất nổi tiếng gần đây thì mình có quan điểm như sau:

Thứ nhất, khi cặp vợ chồng đó đến với nhau, thứ mà cả hai người họ cam kết là tình yêu một vợ một chồngsự thủy chung cả về tâm hồn và thể xác (Thực ra đây là mình mạnh dạn đoán thế theo mẫu chung của phần lớn các mối quan hệ trong xã hội chúng ta ngày nay). Vì vậy, việc có một trong hai người phá vỡ cam kết đó trước thì đây là hành vi không đúng. Tuy nhiên, tình yêu là một thứ rất tinh quái và lừa lọc, những thứ thuộc về cảm xúc đều thế, ngày hôm nay bạn có thể có cảm xúc với một người nhưng hôm sau cảm xúc đó ít đi một chút, rồi mỗi ngày ít đi một chút rồi đến lúc hết yêu nhau, đó là chuyện bình thường. Bạn có bao nhiêu cái cam kết về mặt tư duy lý trí và giấy tờ đi nữa thì bạn cũng khó lòng có thể kiểm soát được sự vận hành theo cách riêng mình của cảm xúc. Nhưng mình cho rằng, khi người ta đưa ra cam kết chung thủy về mặt tâm hồn tức là ngoài việc người ta cố gắng kiểm soát cảm xúc của bản thân, không để nó lang thang tự do như lúc còn độc thân, thì còn là trách nhiệm của các cá nhân trong mối quan hệ về việc phải thẳng thắn với chính mình và người còn lại về cảm xúc thật của bản thân, nếu không còn yêu thì hãy thẳng thắn, đó cũng là một biểu hiện của sự chung thủy. Còn ở đây, một người lựa chọn trốn tránh sự thẳng thắn thì có thể coi là biểu hiện của sự không chung thủy.

Thứ hai, mình nghĩ rằng tình yêu là một tình cảm trong sáng và thuần khiết, bất cứ tình cảm hay cảm xúc nào cũng như vậy cả, chỉ có con người khiến nó khác đi. Dùng một câu ngụy biện như trên (lý do vì sao nó ngụy biện thì mình đã giải thích ở trên) để lý giải rằng bản thân không sai khi chen chân vào hạnh phúc của người khác là hành vi nhân danh tình yêu chứ không phải tình yêu thực sự. Bởi nếu người ta thực lòng yêu nhau, người ta sẽ hướng nhau đến những điều tốt đẹp hơn, sẽ hết sức hết lòng cho người mình yêu thương được hạnh phúc và tránh cho người đó những tai ác của người đời, chứ không phải tác động khiến người kia phá vỡ cam kết của họ, tác động biến người kia trở thành một người đi ngược lại với đạo đức và niềm tin của xã hội. Nếu bạn thực sự yêu một ai đó, bạn không thể là nguyên nhân khiến cho người ta phải làm những điều sai lầm, biến họ thành một kẻ thất hứa.

Cuối cùng, nếu hiểu rằng người thứ ba là người chen chân vào một mối quan hệ sẵn có, vậy thì vấn đề ở đây không phải là ai được yêu nữa, mà vấn đề ở đây là mối quan hệ nào là sẵn có, ai là người xuất hiện sau đó và xen vào. Điều này thì chắc ai cũng có câu trả lời.

Trả lời

Cơ bản mình thấy rằng không được yêungười thứ ba là hai khái niệm khác nhau, và đặt hai cái này vào chung một mệnh đề thì nó tạo ra một mệnh đề vô nghĩa bởi vì hai khái niệm được cấu thành bởi hai hệ quy chiếu khác nhau thì khó lòng giải thích cho nhau được.

Thứ nhất, người không được yêu đơn giản là người không nhận được tình yêu từ người khác. Nhưng người không được yêu đâu phải lúc nào cũng là người xen vào giữa một mối quan hệ nhỉ? Đó có thể là một mối tình đơn phương, có thể là một mối tình đã chết, cũng có thể là một mối tình đã đứt quãng vì sự xen vào của người khác,... Nói chung, không được yêu hiểu đơn giản là không có tình thế thôi.

Thứ hai, người thứ ba hiểu là một người xen vào mối quan hệ tình cảm của người khác (có thể là quan hệ yêu đương hoặc hôn nhân). Vấn đề là không phải lúc nào người thứ ba cũng là người được yêu, họ được chiều chuộng, chăm sóc, được dành thời gian cho nhưng đồng thời cũng có thể là đối tượng thỏa mãn về mình tình dục, cảm hứng mới mẻ, cũng có thể là tình yêu nữa (đôi khi).

Vậy thì làm sao nói được câu người không được yêu là người thứ ba khi mà chưa chắc người không được yêu đã can dự vào hạnh phúc của người khác và chưa chắc người thứ ba đã được yêu. Đây đơn thuần là một câu ngụy biện phi logic.

Đấy là logic của mình nếu đặt câu này trong bối cảnh thông thường. Còn đặt nó trong bối cảnh của vụ việc đang rất nổi tiếng gần đây thì mình có quan điểm như sau:

Thứ nhất, khi cặp vợ chồng đó đến với nhau, thứ mà cả hai người họ cam kết là tình yêu một vợ một chồngsự thủy chung cả về tâm hồn và thể xác (Thực ra đây là mình mạnh dạn đoán thế theo mẫu chung của phần lớn các mối quan hệ trong xã hội chúng ta ngày nay). Vì vậy, việc có một trong hai người phá vỡ cam kết đó trước thì đây là hành vi không đúng. Tuy nhiên, tình yêu là một thứ rất tinh quái và lừa lọc, những thứ thuộc về cảm xúc đều thế, ngày hôm nay bạn có thể có cảm xúc với một người nhưng hôm sau cảm xúc đó ít đi một chút, rồi mỗi ngày ít đi một chút rồi đến lúc hết yêu nhau, đó là chuyện bình thường. Bạn có bao nhiêu cái cam kết về mặt tư duy lý trí và giấy tờ đi nữa thì bạn cũng khó lòng có thể kiểm soát được sự vận hành theo cách riêng mình của cảm xúc. Nhưng mình cho rằng, khi người ta đưa ra cam kết chung thủy về mặt tâm hồn tức là ngoài việc người ta cố gắng kiểm soát cảm xúc của bản thân, không để nó lang thang tự do như lúc còn độc thân, thì còn là trách nhiệm của các cá nhân trong mối quan hệ về việc phải thẳng thắn với chính mình và người còn lại về cảm xúc thật của bản thân, nếu không còn yêu thì hãy thẳng thắn, đó cũng là một biểu hiện của sự chung thủy. Còn ở đây, một người lựa chọn trốn tránh sự thẳng thắn thì có thể coi là biểu hiện của sự không chung thủy.

Thứ hai, mình nghĩ rằng tình yêu là một tình cảm trong sáng và thuần khiết, bất cứ tình cảm hay cảm xúc nào cũng như vậy cả, chỉ có con người khiến nó khác đi. Dùng một câu ngụy biện như trên (lý do vì sao nó ngụy biện thì mình đã giải thích ở trên) để lý giải rằng bản thân không sai khi chen chân vào hạnh phúc của người khác là hành vi nhân danh tình yêu chứ không phải tình yêu thực sự. Bởi nếu người ta thực lòng yêu nhau, người ta sẽ hướng nhau đến những điều tốt đẹp hơn, sẽ hết sức hết lòng cho người mình yêu thương được hạnh phúc và tránh cho người đó những tai ác của người đời, chứ không phải tác động khiến người kia phá vỡ cam kết của họ, tác động biến người kia trở thành một người đi ngược lại với đạo đức và niềm tin của xã hội. Nếu bạn thực sự yêu một ai đó, bạn không thể là nguyên nhân khiến cho người ta phải làm những điều sai lầm, biến họ thành một kẻ thất hứa.

Cuối cùng, nếu hiểu rằng người thứ ba là người chen chân vào một mối quan hệ sẵn có, vậy thì vấn đề ở đây không phải là ai được yêu nữa, mà vấn đề ở đây là mối quan hệ nào là sẵn có, ai là người xuất hiện sau đó và xen vào. Điều này thì chắc ai cũng có câu trả lời.

Mình đọc hết cmt và hiểu ý mọi người rồi, nhưng cái mình đang muốn nói là:

Quan điểm này sai là sai ở cái quan điểm về tình yêu, về sự chung thủy. Còn đứng từ góc độ chính người bị phản bội thì họ sẽ trải qua cảm xúc như chính câu này thôi " ng ko được yêu là ng thứ 3". Trong khi mọi người chỉ nhìn nhận ở góc độ: yêu phải chung thủy, ko được ngoại tình bla blo thì mọi người thử nhìn nhận ở góc độ 1 cô gái phát hiện ra người yêu mình ngoại tình xem: họ đi ăn đi chơi cùng nhau, làm những điều mà cô gái ấy chưa từng được bạn trai làm cho và tự dưng sẽ xuất phát ra một trạng thái là cảm thấy mình mới chính là người bị dư thừa trong mối quan hệ này.

- Trước giờ mình bị lừa dối à?

- Anh ấy ko yêu mình à?

- Mình mới là ng chen chân vào mqh này à?

- Sao bọn họ có thể hạnh phúc được như thế? hóa ra mình là người thừa? mình ko đứng đâu trong trái tim anh ý?.

- ... bla blo, hàng tỉ câu hỏi được đặt ra.

Vậy mình mới bảo quan điểm nào cũng đúng ở 1 góc độ nào đó và sai ở 1 góc độ nào đó. Mình ko hề khẳng định câu này đúng hay sai mà mình đang nói những khía cạnh có thể nhìn nhận được.

đây chỉ lí lẽ của trà xanh hoặc tiểu tam hay nói:))thực chất trong 1 tình yêu của 2 người, người chen chân vào chính là kẻ thứ 3(hay nói trước là người đến sau là kẻ thứ 3) sẽ k có vc j nếu 2 người yêu nhau đã ct và 1 trong 2 người yêu thêm người khác, nhưng đằng này lại vẫn đang trong mối quan hệ mà vẫn có người khác chen chân vào. vậy người chen chân vào sau là kẻ thứ 3.

Nhỏ tiểu tam tiểu tứ nào nói được câu này thì về kêu bố nó ngoại tình rồi bảo mẹ nó không được  yêu nên là kẻ thứ 3 đi🙃
Trong một mối quan hệ đã hết yêu rồi thì nên buông tha để nta đi tìm hạnh phúc mới đi! Đừng có cái tư tưởng chân đạp 2 thuyền, ngủ với em này nằm mộng em kia. Xong lôi cái lí do người ko dc yêu là người thứ 3 ra biện minh cho sự tồi tệ tha hóa của mình. 
Nghiệp đấy, cái nghiệp đấy quật cho ra bã có trả kiếp sau cũng không hết nợ đâu.

Đó là phán xét của 1 người đang bị tổn thương dành cho 1 người khác, nhằm làm giảm tổn thương cho mình! 

Mình nhớ câu nói này của Hương Giang thì phải. Tình yêu là thứ tình cảm khó nói, khó diễn tả, Thực sự là chỉ khi chúng ta gần nhau, có thơi gian bên trong thì mới phát sinh nhiều tình cảm nhất. Còn người thứ ba hay không thưc sự là rất đau lòng nhưng mà ai rồi cũng sẽ tìm cho mình 1 người bạn đời mà, nên cũng ko quá quan trọng, kO NGƯỜI NÀY THÌ NGƯỜI KHÁC, chủ yếu là sau mỗi 1 mối tình, mình phải rút kinh nghiệm luôn học hỏi, đổi mới trong mối quan hệ với chính mình.

Mọi ý kiến luôn đúng ở 1 khía cạnh nào đó và nó luôn sai ở 1 khía cạnh nào đó.

Câu "người ko được yêu là người thứ 3" đúng vì: khi người yêu bạn đã yêu 1 người khác và ngoại tình, thì bạn chính xác là người thứ 3, bạn đứng ngoài lề tình yêu của họ.

Còn xét về nghĩa về tình thì rõ ràng người chen chân vào mối quan hệ mới là người thứ 3.

Nói chung câu nói này ko phải trách móc về trà xanh hay gì mà chỉ như 1 câu nói thảm thương cho chính số phận của chính thất ý, dù bạn xuất hiện trước hay sau, chỉ cần bạn ko được ng đó yêu thì bạn đã thua mất rồi...

Quan điểm này chỉ có thể là do cái "người thứ 3" đúng nghĩa kia định nghĩa:>> để biện minh cho cái hành vi chen chân vào một mối quan hệ. Cho dù thực sự một người A xuất hiện cố tình đưa đẩy và làm một người trong cuộc tình nọ mê muội và Dứt Hẳn tình với người còn lại, thì người A vẫn cứ là kẻ thứ 3:>> Nếu quan điểm này là đúng thì chả khác nào bảo người bị bỏ lại hãy chỉ nên khóc lóc ấm ức tự trách mình thừa thãi, xong cứ thế mờ nhạt và biến mất, hai con người kia happy ever after? 

Tớ thấy đây chỉ là lí lẽ cho các bạn trà xanh hoặc các anh/chị thích tỏ ra là mình trong sạch, vô tội thôi. Nếu đã không yêu nữa thì nói ra để cả hai còn biết, rồi chia tay rồi yêu người mới thì có gì là sai. Đây tớ thấy nhiều ng vẫn đang trong 1 mối quan hệ, xong khi bắt được ngoại tình thì lại nói "A vẫn nghĩ a yêu e nhưng đến khi cô ấy xuất hiện thì lại không phải?". Hài thực sự, có mà anh tham lam, thích ôm mối này để chờ mối khác ngon hơn thì có :)))))