Bạn nghĩ sao về việc giáo viên dí compa vào tay học sinh vì làm sai bài?

  1. Tin Tức

  2. Giáo dục

Sự việc xảy ra vào ngày 21/1, trong tiết học Vật lý của thầy S.K.D (Trường THPT Hàn Thuyên, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh). Trong ngày này, lớp học về quy tắc nắm bàn tay, có sử dụng compa làm dụng cụ học tập. Trong lúc dạy, thầy K.D. nói rằng nếu học sinh làm sai thì sẽ bị phạt.

Sau đó, trong lớp có một số học sinh làm sai và thầy D. đã dùng compa đi từng bàn để dí vào tay học sinh, khiến một số em bị chảy máu.

Khi nghe con kể lại, nhiều phụ huynh bức xúc với hành động này của thầy D., cho rằng đây là hành vi phi giáo dục, gây tổn hại đến thân thể và tinh thần học sinh.

Nhà trường hiện đã ra quyết định kỷ luật khiển trách với thầy D.

Được biết, thầy D. là giáo viên có thâm niên và sắp nghỉ hưu trong thời gian tới. Từ trước đến này thầy cũng chưa có bất cứ hành động bạo lực nào. Hiện thầy D. bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày, làm tường trình. Nhà trường cũng hỏi thăm sức khỏe, động viên học sinh.

Từ khóa: 

tin tức

,

giáo dục

Chào bạn, mình nghĩ rằng đây lại là một ví dụ điển hình của việc dùng cái sai này để sửa cái sai khác. Tuy nhiên chúng ta cũng nên cân nhắc đến bối cảnh thực sự diễn ra hành vi này, tính cách của các em học sinh bị phạt và tuổi tác của thầy giáo để đưa ra nhận xét khách quan hơn.

Nghề dạy học là nghề có áp lực cao, hãy hình dung ngày nào cũng như ngày nào, bạn bước vào lớp học với từ 40 - 50 em học sinh từ 7h30 sáng cho đến 17h chiều, phải dạy một khối kiến thức nào đó trong khi mỗi em một tính cách mà phần đông là hiếu động, thì sẽ không có lúc tránh khỏi việc bị mất bình tĩnh. Nhưng xử lý thế nào cho bài bản trong lúc mất bình tĩnh, thì không phải ai cũng làm được. Đáng tiếc là không ít người thường có xu hướng phán xét mọi chuyện ở trong trạng thái thăng bằng về cảm xúc, mà không hiểu rằng khi bị cơn tức giận chi phối, thì rất có thể họ sẽ hành động y hệt như đối tượng họ từng lên án.

Vậy nên mới có những trường hợp đau lòng là có các cháu bé bị chính người thân bạo hành cho đến chết thì mới có người biết, còn các thầy cô giáo chỉ cần khiến học sinh chảy máu thôi là đã bị dư luận lên án, thậm chí mất việc.

Nếu xử lý không đúng người, đúng việc thì rất có thể các thầy cô giáo sẽ càng ngày càng ngần ngại việc giáo dục, bảo ban học sinh hơn vì lo sợ phiền lụy, áp lực- học sinh có thể vì thế mà chểnh mảng học tập, rèn luyện đạo đức.

Trả lời

Chào bạn, mình nghĩ rằng đây lại là một ví dụ điển hình của việc dùng cái sai này để sửa cái sai khác. Tuy nhiên chúng ta cũng nên cân nhắc đến bối cảnh thực sự diễn ra hành vi này, tính cách của các em học sinh bị phạt và tuổi tác của thầy giáo để đưa ra nhận xét khách quan hơn.

Nghề dạy học là nghề có áp lực cao, hãy hình dung ngày nào cũng như ngày nào, bạn bước vào lớp học với từ 40 - 50 em học sinh từ 7h30 sáng cho đến 17h chiều, phải dạy một khối kiến thức nào đó trong khi mỗi em một tính cách mà phần đông là hiếu động, thì sẽ không có lúc tránh khỏi việc bị mất bình tĩnh. Nhưng xử lý thế nào cho bài bản trong lúc mất bình tĩnh, thì không phải ai cũng làm được. Đáng tiếc là không ít người thường có xu hướng phán xét mọi chuyện ở trong trạng thái thăng bằng về cảm xúc, mà không hiểu rằng khi bị cơn tức giận chi phối, thì rất có thể họ sẽ hành động y hệt như đối tượng họ từng lên án.

Vậy nên mới có những trường hợp đau lòng là có các cháu bé bị chính người thân bạo hành cho đến chết thì mới có người biết, còn các thầy cô giáo chỉ cần khiến học sinh chảy máu thôi là đã bị dư luận lên án, thậm chí mất việc.

Nếu xử lý không đúng người, đúng việc thì rất có thể các thầy cô giáo sẽ càng ngày càng ngần ngại việc giáo dục, bảo ban học sinh hơn vì lo sợ phiền lụy, áp lực- học sinh có thể vì thế mà chểnh mảng học tập, rèn luyện đạo đức.

Đây là mọi người mới thấy những trường hợp bị lộ thì ra báo, chứ còn những vụ việc nhà trường bưng bít, hoặc thậm chí vẫn còn những giáo viên như thế mà học sinh ko dám nói ra ngoài mà cứ âm thầm chịu đựng cơ.

Giáo viên làm vậy là sai rồi, dạy dỗ ko thể bằng cách dí compa vào tay để mà chảy cả máu như thế được. Làm vậy rồi sau này để lại tổn thương thì ai chịu trách nhiệm đây

Một thời cấp 1-2 ám ảnh bởi cảnh này, không biết các thầy các cô hiện có còn bạo lực như vậy ko

Còn giáo viên cũ của t trừ điểm học sinh vì không làm được bài mới, còn bonus thêm câu:"nhìn mặt ngơ ngơ, t trừ điểm", điểm danh thì "dạ có 3 lần", xong gv rõ ràng có nghe nhma phán câu: "Cô không thấy em có biểu hiện có"