Các anh chị nghĩ sao về việc gần đến tháng tết thì công ty cho nghỉ và không trả thưởng tết luôn?

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

  2. Kỹ năng mềm

  3. Xã hội

  4. Tâm sự cuộc sống

Lướt hội review công ty có tâm trên Facebook thấy có bài này của 1 bạn khác mà bức xúc quá. Sắp tết đến nơi rồi ấy mà lại đưa ra quyết định nghỉ việc như thế này?  Thậm chí còn không thấy chia buồn hay cảm thông gì luôn. Không biết trên Noron có ai gặp tình trạng tương tự không? 
Từ khóa: 

thấu ngành hiểu nghề

,

kỹ năng mềm

,

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

Câu hỏi của mình trong tình huống này không phải là mình nghĩ gì, nghĩ thì vô cùng lắm, mà là mình sẽ làm gì nếu giả như bản thân rơi vào tình huống này. Về cơ bản, mình nghĩ rằng bản thân sẽ không rơi vào trường hợp này bao giờ bởi vì bản thân khi lựa chọn các công ty để ứng tuyển, mình tìm hiểu khá kỹ lưỡng và cẩn trọng, nên mình thường loại trước những doanh nghiệp trên thực tế đã có hiện lượng quỵt lương hoặc có tiềm năng quỵt lương. Nhưng nếu đặt bản thân mình trong tình huống này, mình sẽ giải quyết như sau.

Đầu tiên, mình sẽ xem lại ngay hợp đồng mà mình ký với công ty đã quy định những gì. Hợp đồng có quy định về mức thưởng tết hay trách nhiệm thưởng tết của công ty không? Thưởng Tết thực chất không phải là một khoản phúc lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật mà nó là thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động, nhiều bạn đi làm thường lầm tưởng đây là khoản tiền nghiễm nhiên công ty phải chi cho mình nên dễ chừng đến lúc đó là hay bị hớ. Khi đi làm việc, bạn cũng nên hỏi rõ về loại phúc lợi này và nên được thấy nó quy định trong hợp đồng hoặc ở một văn bản nào đó có giá trị pháp lý của doanh nghiệp (như là điều lệ doanh nghiệp). Nếu như hợp đồng có quy định về mức thưởng tết và trách nhiệm thưởng tết, vậy thì có khả năng là mình có thể dùng hợp đồng làm căn cứ đề đòi công ty phải chi trả khoản tiền này. Tuy nhiên, chi trả bao nhiêu lại còn phải phụ thuộc vào việc hợp đồng mình ký với công ty quy định như thế nào.

Thứ hai, mình sẽ yêu cầu công ty làm rõ lý do yêu cầu mình thôi việc. Nếu công ty cố tình muốn mình tự chủ động xin nghỉ việc thì mình sẽ có hai phương án giải quyết: (1) Không đồng ý và chủ động yêu cầu một khoản bồi hoàn bao gồm ít nhất là lương và thưởng tết, hoặc (2) Yêu cầu công ty thực hiện thủ tục sa thải theo đúng trình tự pháp luật. Trong trường hợp công ty vẫn cố tình o ép muốn bắt mình nghỉ việc, mình sẽ thu thập đầy đủ chứng cứ bằng văn bản, email, tin nhắn, v.v. tóm lại là tất cả những thứ mình có thể thu thập, cùng với từ chối trao đổi với công ty thông qua bất cứ hình thức truyền miệng không có ghi âm nào. Sau đó, mình sẽ viết đơn khiếu nại gửi đến Sở Lao động Thương binh - Xã hội nơi công ty đóng trụ sở để khiếu nại về vấn đề sa thải hoặc ép buộc người lao động phải nghỉ việc trái pháp luật.

Cuối cùng, đơn khiếu nại ngoài việc gửi đến cơ quan nhà nước mình cũng sẽ gửi đến công ty nữa để họ nắm được thông tin.

Ngoài ra, trong trường hợp một số công ty có thể chơi bẩn bằng việc đơm đặt, đặt điều nói xấu về mình và gửi đến công ty mới mình làm việc. Mình cũng sẽ chuẩn bị sẵn các chứng cứ để trình bày với công ty mới nếu như được hỏi đến. Nếu bản thân không làm sai gì thì không có việc gì phải sợ cả.

Với những tình huống mà doanh nghiệp hành xử một cách khá là cạn tàu ráo máng như thế này, thân là người lao động thì mình nghĩ là nên có những hành động quyết liệt một chút để tự bảo vệ quyền lợi của mình, cũng là bảo vệ quyền lợi của những người đến sau.

Trả lời

Câu hỏi của mình trong tình huống này không phải là mình nghĩ gì, nghĩ thì vô cùng lắm, mà là mình sẽ làm gì nếu giả như bản thân rơi vào tình huống này. Về cơ bản, mình nghĩ rằng bản thân sẽ không rơi vào trường hợp này bao giờ bởi vì bản thân khi lựa chọn các công ty để ứng tuyển, mình tìm hiểu khá kỹ lưỡng và cẩn trọng, nên mình thường loại trước những doanh nghiệp trên thực tế đã có hiện lượng quỵt lương hoặc có tiềm năng quỵt lương. Nhưng nếu đặt bản thân mình trong tình huống này, mình sẽ giải quyết như sau.

Đầu tiên, mình sẽ xem lại ngay hợp đồng mà mình ký với công ty đã quy định những gì. Hợp đồng có quy định về mức thưởng tết hay trách nhiệm thưởng tết của công ty không? Thưởng Tết thực chất không phải là một khoản phúc lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật mà nó là thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động, nhiều bạn đi làm thường lầm tưởng đây là khoản tiền nghiễm nhiên công ty phải chi cho mình nên dễ chừng đến lúc đó là hay bị hớ. Khi đi làm việc, bạn cũng nên hỏi rõ về loại phúc lợi này và nên được thấy nó quy định trong hợp đồng hoặc ở một văn bản nào đó có giá trị pháp lý của doanh nghiệp (như là điều lệ doanh nghiệp). Nếu như hợp đồng có quy định về mức thưởng tết và trách nhiệm thưởng tết, vậy thì có khả năng là mình có thể dùng hợp đồng làm căn cứ đề đòi công ty phải chi trả khoản tiền này. Tuy nhiên, chi trả bao nhiêu lại còn phải phụ thuộc vào việc hợp đồng mình ký với công ty quy định như thế nào.

Thứ hai, mình sẽ yêu cầu công ty làm rõ lý do yêu cầu mình thôi việc. Nếu công ty cố tình muốn mình tự chủ động xin nghỉ việc thì mình sẽ có hai phương án giải quyết: (1) Không đồng ý và chủ động yêu cầu một khoản bồi hoàn bao gồm ít nhất là lương và thưởng tết, hoặc (2) Yêu cầu công ty thực hiện thủ tục sa thải theo đúng trình tự pháp luật. Trong trường hợp công ty vẫn cố tình o ép muốn bắt mình nghỉ việc, mình sẽ thu thập đầy đủ chứng cứ bằng văn bản, email, tin nhắn, v.v. tóm lại là tất cả những thứ mình có thể thu thập, cùng với từ chối trao đổi với công ty thông qua bất cứ hình thức truyền miệng không có ghi âm nào. Sau đó, mình sẽ viết đơn khiếu nại gửi đến Sở Lao động Thương binh - Xã hội nơi công ty đóng trụ sở để khiếu nại về vấn đề sa thải hoặc ép buộc người lao động phải nghỉ việc trái pháp luật.

Cuối cùng, đơn khiếu nại ngoài việc gửi đến cơ quan nhà nước mình cũng sẽ gửi đến công ty nữa để họ nắm được thông tin.

Ngoài ra, trong trường hợp một số công ty có thể chơi bẩn bằng việc đơm đặt, đặt điều nói xấu về mình và gửi đến công ty mới mình làm việc. Mình cũng sẽ chuẩn bị sẵn các chứng cứ để trình bày với công ty mới nếu như được hỏi đến. Nếu bản thân không làm sai gì thì không có việc gì phải sợ cả.

Với những tình huống mà doanh nghiệp hành xử một cách khá là cạn tàu ráo máng như thế này, thân là người lao động thì mình nghĩ là nên có những hành động quyết liệt một chút để tự bảo vệ quyền lợi của mình, cũng là bảo vệ quyền lợi của những người đến sau.

Ngày xưa hồi mới làm sale mình cũng bị thế này lần. Nghĩ cay, hết tết t liền nộp đơn gia nhập công ty đối thủ, được công việc tốt hơn, lương cao hơn, tớ nhót toàn bộ khách hàng cũ ở bên kia sang bên này , tận dụng quan hệ để cướp khách bên kia, dí cho đội sale bên cũ sml. Sau đấy thời gian chủ cũ hẹn gặp rồi đề nghị về lại hứa tăng lương, thăng chức. Tất nhiên là tớ say đ*o và thấy bảo h chủ công ty đấy phá sản rồi hay sao ấy

xem cái tin nhắn khẳng định luôn đây là cty nên nghỉ nghỉ càng sớm càng tốt :v cố ở lại làm gì vì cái tác phong trả lời bá đạo thế kia khéo không sắp sập thì cũng đang chuẩn bị dính phốt tới nơi rồi :v