Câu giật "tít" nào của báo mạng khiến bạn vô cùng ác cảm?

  1. Marketing

Mình là người không thường xuyên đọc báo,(nếu vô tình thấy bài share trên newsfeed Fb thì cùng lắm chỉ đọc qua tiêu đề chứ không click vào link). Vì mình rất có ác cảm với cách đặt tiêu đề (tít) của hầu hết các báo.

Bài gần đây nhất mình đọc được là về một vấn đề vô cùng "hot", đó là bản quyền phát phát sóng World Cup 2018. Và mình lại gặp phải thứ làm mình "phát điên" nhất:

2 bài trên nói về cùng một vấn đề (

Link bài gốc
-
Link bài ăn theo
), cùng một nội dung muốn truyền đạt, cùng một nguồn thông tin mà ra. Nhưng cách đặt title của bài thứ 2 làm mình vô cùng ác cảm.

  • Theo bạn, ngữ nghĩa của 2 tiêu đề trên có giống nhau không?
  • Nếu là bạn, bạn sẽ chọn đặt title cho bài trên như thế nào?
  • Hãy chia sẻ cho mọi người một "tít" mà bạn ghét nhất của các trang báo mạng nhé!
Từ khóa: 

báo mạng

,

giật tít

,

giật gân

,

marketing

Mình thấy ở tiêu đề của cả 2 bài trên đều không có vấn đề gì. Tuy đem lại cảm xúc khác nhau, nhưng mình nghĩ không vi phạm gì về đạo đức hay chuyên môn. Với tiêu đề trên, VTV họ tuyên bố "chúng tôi đã hết sức nỗ lực", tuy nhiên ICTNews cho rằng điều đó không cần phải nói đến. Mình cho rằng họ xử lý như vậy không có vấn đề gì.



Mình nhớ đâu đó hồi vụ xả súng vào tòa soạn báo Charlie Hebdo nước Pháp. Khi đó, báo chí Việt Nam rất nhanh khi đăng tải và dùng từ "khủng bố", trong khi một số tờ báo nước ngoài rất trung lập sử dụng từ "tay súng". Bởi từ "khủng bố" vô tình truyền tải tư tưởng của người viết tới độc giả, đấy là điều mà mình nghĩ báo chí không nên làm.

Trả lời

Mình thấy ở tiêu đề của cả 2 bài trên đều không có vấn đề gì. Tuy đem lại cảm xúc khác nhau, nhưng mình nghĩ không vi phạm gì về đạo đức hay chuyên môn. Với tiêu đề trên, VTV họ tuyên bố "chúng tôi đã hết sức nỗ lực", tuy nhiên ICTNews cho rằng điều đó không cần phải nói đến. Mình cho rằng họ xử lý như vậy không có vấn đề gì.



Mình nhớ đâu đó hồi vụ xả súng vào tòa soạn báo Charlie Hebdo nước Pháp. Khi đó, báo chí Việt Nam rất nhanh khi đăng tải và dùng từ "khủng bố", trong khi một số tờ báo nước ngoài rất trung lập sử dụng từ "tay súng". Bởi từ "khủng bố" vô tình truyền tải tư tưởng của người viết tới độc giả, đấy là điều mà mình nghĩ báo chí không nên làm.

Bây giờ nhiều tiêu đồ giật tít phản cảm quá, nhiều tới mức chị ko nhớ nổi cái nào khiến chị ác cảm hay bực mình luôn nữa ấy. Có chăng như em vừa lướt qua thấy bực nên share lại thì nhớ, sau hôm sau gặp cái khác lại bực hơn lại quên cái cũ ấy.

Câu hỏi của bác rất khó tạo cảm hứng cho người khác muốn trả lời. Tuy vậy e vẫn xin trả lời bác là cái bài báo ăn theo kia viết cũng ok và mang tính tường thuật, tốt cho độc giả của họ.