[Chia sẻ + Giáo dục] Cảm nhận sau “Giáo viên ơi, Phụ huynh ơi, Nhà trường ơi”

  1. Phong cách sống

  2. Giáo dục

  3. Văn hóa

  4. Xã hội

  5. Tâm sự cuộc sống

Tình cờ là trước khi xem chương trình, tôi thấy một status của anh Nguyễn Đông (nhà sáng lập dự án Thư viện tự lập) trên Facebook có nội dung như sau: “Giáo dục VN là nền giáo dục xuyên không: Học sinh thế kỷ 21, Giáo viên thế kỷ 20, còn Phụ huynh ở thế kỷ 19”.

Tôi thấy status này rất hóm hỉnh, nhưng hôm nay, sau khi tham dự chương trình “Giáo viên ơi, Phụ huynh ơi, Nhà trường ơi” do Cấy Nền tổ chức, tôi mới hiểu được nhận xét trên bắt nguồn từ tiếng cười xen lẫn với tiếng thở dài khi nhìn vào thực trạng giáo dục.

Buổi trao đổi về chủ đề giáo dục lần này có sự tham gia của GS Phan Văn Trường, các nhà giáo, các nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục, các bậc phụ huynh cùng các thành viên của hệ sinh thái Cấy Nền.

https://cdn.noron.vn/2021/11/21/28542115668866-1637508530.jpg

(Nguồn ảnh: Cấy Nền)

Ở phần mở đầu, tôi rất ấn tượng với lời chia sẻ từ thầy Phan Văn Trường: xã hội ngày nay sẽ không cần thêm những Thạc sĩ, Tiến sĩ hay những Elon Musk mà xã hội cần những con người hạnh phúc biết mình muốn làm gì và biết nỗ lực làm tốt nhất những điều bản thân đã chọn.

Tôi nghĩ giáo dục đúng nghĩa có lẽ chỉ cần vậy: mang đến con người lành mạnh, biết tạo ra các giá trị thực cho nhau, cảm thấy hạnh phúc và sống hòa bình bên nhau.

Tuy nhiên, sau khi nghe các thầy cô, các nhà quản lý giáo dục và các bậc phụ huynh chia sẻ trong chương trình, tôi thấy để mang điều giản đơn ấy vào trong thực tế lại không hề đơn giản. Khúc mắc trải dài từ trường lớp được cài đặt sẵn hệ thống thi cử cồng kềnh chỉ để đánh giá năng lực học sinh một cách phiến diên; cha mẹ đôi khi nuôi dạy con theo áp lực thành tích của “con nhà người ta” và ước mơ dang dở của chính cuộc đời mình; thầy cô thì loay hoay để một mặt lo lắng dạy sao cho học sinh có đủ khả năng đi thi, mặt còn lại thì lo cho bản thân đủ kiên cường sống sót với nghề v.v… tôi thấy trong một show tạp kỹ như vậy thì chủ thể của giáo dục, các em học sinh, hẳn là càng học sẽ càng quên đi sự thông minh của bản thân.

Nhưng phân tích ra không phải là để chỉ trích, đổ lỗi cho nhau. Theo tinh thần Cấy Nền là: Bình đẳng – Thẳng thắn – Hồn nhiên – Tích cực, thầy Phan Văn Trường thường nhắn nhủ các thành viên của hệ sinh thái: đóng góp trung thực thì mới có thể dẫn đến những hành động thiết thực, từ đó mang lại kết quả đích thực. Giáo dục rất cần sự thực chất, không phải sự hào nhoáng.

Trong phần kết lại, thầy có đưa ra lời khuyên là đừng biến giáo dục thành một trường đua ngựa, nơi học sinh bị coi như những chú ngựa đua về mặt thành tích. Bởi đua mãi với nhau, thắng cuộc đua ấy rồi thì thế hệ trẻ sẽ làm gì tiếp theo?

Thay vì say sưa lao vào màn ganh đua lạ lùng, cha mẹ hãy giáo dục con để các con trở thành người bạn tốt của cha mẹ lúc tuổi già, những cặp vợ chồng xây dựng gia đình dựa trên nền tảng của sự hiểu biết và duy trì việc tiếp nối những thế hệ công dân tương lại có ích cho môi trường, xã hội.

Tôi tin rằng với những ai đã theo dõi trực tiếp buổi trao đổi thì có lẽ sẽ nắm bắt thêm nhiều ý hay hơn nữa. Nhưng với cá nhân tôi, đây là những ý chính tôi tâm đắc nhất, nên tôi chia sẻ lại.

Thông qua bài viết, tôi mong muốn thực hiện lời khuyên của thầy gửi tới tất cả thành viên tham dự chương trình là hãy trở thành đại sứ lan tỏa thông điệp về giáo dục.

Tôi rất biết ơn Cấy Nền, GS Phan Văn Trường, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh đã dành thời gian buổi sáng Chủ nhật quý giá để bàn về giáo dục. Tôi nghĩ rằng giáo dục ngày nay thực sự cần thời gian, cần sự chú ý, hành động nhiều hơn từ tất cả chúng ta.

Từ khóa: 

cấy nền

,

gs phan văn trường

,

giáo dục

,

noron

,

nguyễn phú hoàng nam

,

phong cách sống

,

giáo dục

,

văn hóa

,

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

Tại sao lại ko cần thêm những thạc sỹ, tiến sỹ hay elon musk
Trả lời
Tại sao lại ko cần thêm những thạc sỹ, tiến sỹ hay elon musk