Có dấu hiệu nào để nhận biết trầm cảm tuổi dậy thì hay không?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

bệnh trầm cảm

,

tâm lý học

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì

Trên chặng đường trưởng thành của mỗi người, chúng ta phải học cách vượt qua những rào cản tâm lý của chính bản thân mình. Một trong những rào cản đấy chính là tâm lý tuổi dậy thì - giai đoạn mà người ta luôn gắn với 2 từ “bất ổn” bởi lẽ trong chúng ta lúc đó hình thành rất nhiều xung đột, thậm chí hoài nghi về thế giới và về chính bản thân mình.

Đó cũng là lúc mà con người ta trở nên nhạy cảm nhất, dễ bị kích động và tổn thương nhất. Bởi vậy, không chỉ trẻ em phải học cách đối diện với cảm xúc của mình mà ngay cả người lớn cũng cần phải có trách nhiệm giúp đỡ con cái của mình. Trước hết là phải nhận biết các dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì.

Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết hiện tượng này:

  • Khí sắc trầm buồn

Hầu hết các đối tượng bị trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ có khí sắc buồn bã, chán nản, không có năng lượng. Tình trạng này sẽ thường xuyên diễn ra và kéo dài trong suốt nhiều tuần nhưng không biết rõ nguyên do. Lúc này trẻ sẽ ít nói, trở nên trầm tính hơn, không còn hứng thú đối với các hoạt động bên ngoài, luôn tỏ ra buồn bã, khuôn mặt trầm xuống. Đây cũng chính là một trong các dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì.

  • Mất dần hứng thú

Người bệnh sẽ cảm thấy không còn hứng thú đối với những hoạt động xung quanh, kể cả những trò chơi, công việc đã từng yêu thích trước. Lúc này trẻ sẽ có xu hướng muốn cô lập bản thân, không muốn giao tiếp, trò chuyện với những người bên ngoài, kể cả người thân trong gia đình. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện rụt rè, nhút nhát, không muốn vận động, thay vào đó sẽ cảm thấy an toàn khi ngồi yên một chỗ, đặc biệt là những nơi không có nhiều ánh sáng.

  • Giận dữ vô cớ

Khi các áp lực tác động đến trẻ thường xuyên và kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ khiến cho sẽ dễ tức giận và nóng tính, không thể tự kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Ngay cả khi không có vấn đề gì xảy ra hoặc một sự việc rất bình thường cũng có thể khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, giận dữ vô cớ. Đặc biệt, trong một số trường hợp nếu các cơn tức giận không thể giải tỏa được triệt để sẽ làm cho trẻ xuất hiện các hành động đập phá, la hét hoặc có thể tự gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh.

  • Cảm thấy bi quan

Những bệnh nhân rơi vào tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì thường sẽ không có niềm tin vào cuộc sống, cảm thấy bi quan và luôn xem mình là nạn nhân của tất cả mọi việc. Họ luôn cảm thấy bị bỏ rơi, thậm chí còn có ý nghĩ cho rằng người khác đang thương hại mình. Cũng chính vì thế mà các đối tượng này có xu hướng muốn né tránh mọi người, tự tạo cho mình một lớp màn bảo vệ để lánh khỏi thế giới bên ngoài.

  • Khó tập trung, hay quên

Khi tâm lý thường xuyên bị tác động, những suy nghĩ tiêu cực, buồn bã luôn xuất hiện sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó có thể tập trung vào bất kỳ việc gì, đặc biệt là việc học tập. Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng hay quên, không thể ghi nhớ được khối lượng lớn công việc và thường xuyên không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

  • Cảm thấy bản thân vô dụng

Những bệnh nhân bị trầm cảm ở tuổi dậy thì thường sẽ có cảm giác thất vọng về bản thân, cảm thấy tội lỗi và tự giày vò chính mình. Người bệnh sẽ tự cảm thấy không thể hoàn thành được bất kể công việc gì, dù là việc nhỏ nhất, từ đó không muốn thực hiện các công việc hàng ngày. Khi hiện tượng này không thể kiểm soát tốt sẽ khiến cho trẻ dần mất đi niềm tin vào bản thân,

stress
, căng thẳng, không có hi vọng về tương lai dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút, các mối quan hệ dần tan vỡ.

  • Chống đối, nổi loạn

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ có xu hướng khiến cho trẻ trở nên chống đối, không chịu lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến từ mọi người. Trẻ sẽ có những hành vi phản kháng lại những hành động mà cha mẹ đề cập đến, luôn có cảm giác đề phòng mà muốn xa lánh với tất cả mọi người. Đặc biệt khi trẻ cảm thấy bị tấn công bằng lời nói, hành động, cử chỉ thì trẻ sẽ có hiện tượng nổi loạn, muốn phản kháng lại và ngừng tiếp nhận thông tin.

  • Nhạy cảm với những lời phê bình

Trẻ em khi bước vào độ tuổi dậy thì thường sẽ rất nhạy cảm với các lời chê bai, góp ý của người lớn. Đặc biệt là những trẻ mắc phải căn bệnh trầm cảm còn có cảm xúc bị xúc phạm khi cha mẹ hoặc người thân trong gia đình phê bình bản thân. Thông thường trẻ sẽ phản kháng lại bằng những cơn giận dữ, bực tức. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho trẻ tự cảm thấy bản thân không còn giá trị, mất dần tự tin.

  • Nghĩ đến cái chết

Khi tình trạng trầm cảm kéo dài và không có biện pháp điều trị thích hợp sẽ dần khiến cho trẻ bắt đầu có suy nghĩ về cái chết, luôn muốn tự sát để giải thoát cho bản thân. Người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện những suy nghĩ này và liên tục muốn thực hiện chúng để giúp bản thân tránh khỏi những cơn bực tức, khó chịu, căng thẳng.

Mong rằng, với việc nắm bắt các dấu hiệu tâm lí này, các phụ huynh sẽ biết cách nhận biết sớm hơn tình trạng tâm lí của con mình.

https://cdn.noron.vn/2022/04/25/tram-cam-2-e1541045369363-1650855284.jpg

Trả lời

Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì

Trên chặng đường trưởng thành của mỗi người, chúng ta phải học cách vượt qua những rào cản tâm lý của chính bản thân mình. Một trong những rào cản đấy chính là tâm lý tuổi dậy thì - giai đoạn mà người ta luôn gắn với 2 từ “bất ổn” bởi lẽ trong chúng ta lúc đó hình thành rất nhiều xung đột, thậm chí hoài nghi về thế giới và về chính bản thân mình.

Đó cũng là lúc mà con người ta trở nên nhạy cảm nhất, dễ bị kích động và tổn thương nhất. Bởi vậy, không chỉ trẻ em phải học cách đối diện với cảm xúc của mình mà ngay cả người lớn cũng cần phải có trách nhiệm giúp đỡ con cái của mình. Trước hết là phải nhận biết các dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì.

Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết hiện tượng này:

  • Khí sắc trầm buồn

Hầu hết các đối tượng bị trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ có khí sắc buồn bã, chán nản, không có năng lượng. Tình trạng này sẽ thường xuyên diễn ra và kéo dài trong suốt nhiều tuần nhưng không biết rõ nguyên do. Lúc này trẻ sẽ ít nói, trở nên trầm tính hơn, không còn hứng thú đối với các hoạt động bên ngoài, luôn tỏ ra buồn bã, khuôn mặt trầm xuống. Đây cũng chính là một trong các dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì.

  • Mất dần hứng thú

Người bệnh sẽ cảm thấy không còn hứng thú đối với những hoạt động xung quanh, kể cả những trò chơi, công việc đã từng yêu thích trước. Lúc này trẻ sẽ có xu hướng muốn cô lập bản thân, không muốn giao tiếp, trò chuyện với những người bên ngoài, kể cả người thân trong gia đình. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện rụt rè, nhút nhát, không muốn vận động, thay vào đó sẽ cảm thấy an toàn khi ngồi yên một chỗ, đặc biệt là những nơi không có nhiều ánh sáng.

  • Giận dữ vô cớ

Khi các áp lực tác động đến trẻ thường xuyên và kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ khiến cho sẽ dễ tức giận và nóng tính, không thể tự kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Ngay cả khi không có vấn đề gì xảy ra hoặc một sự việc rất bình thường cũng có thể khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, giận dữ vô cớ. Đặc biệt, trong một số trường hợp nếu các cơn tức giận không thể giải tỏa được triệt để sẽ làm cho trẻ xuất hiện các hành động đập phá, la hét hoặc có thể tự gây tổn thương cho bản thân và những người xung quanh.

  • Cảm thấy bi quan

Những bệnh nhân rơi vào tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì thường sẽ không có niềm tin vào cuộc sống, cảm thấy bi quan và luôn xem mình là nạn nhân của tất cả mọi việc. Họ luôn cảm thấy bị bỏ rơi, thậm chí còn có ý nghĩ cho rằng người khác đang thương hại mình. Cũng chính vì thế mà các đối tượng này có xu hướng muốn né tránh mọi người, tự tạo cho mình một lớp màn bảo vệ để lánh khỏi thế giới bên ngoài.

  • Khó tập trung, hay quên

Khi tâm lý thường xuyên bị tác động, những suy nghĩ tiêu cực, buồn bã luôn xuất hiện sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó có thể tập trung vào bất kỳ việc gì, đặc biệt là việc học tập. Ngoài ra, trẻ còn có triệu chứng hay quên, không thể ghi nhớ được khối lượng lớn công việc và thường xuyên không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

  • Cảm thấy bản thân vô dụng

Những bệnh nhân bị trầm cảm ở tuổi dậy thì thường sẽ có cảm giác thất vọng về bản thân, cảm thấy tội lỗi và tự giày vò chính mình. Người bệnh sẽ tự cảm thấy không thể hoàn thành được bất kể công việc gì, dù là việc nhỏ nhất, từ đó không muốn thực hiện các công việc hàng ngày. Khi hiện tượng này không thể kiểm soát tốt sẽ khiến cho trẻ dần mất đi niềm tin vào bản thân,

stress
, căng thẳng, không có hi vọng về tương lai dẫn đến kết quả học tập bị giảm sút, các mối quan hệ dần tan vỡ.

  • Chống đối, nổi loạn

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ có xu hướng khiến cho trẻ trở nên chống đối, không chịu lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến từ mọi người. Trẻ sẽ có những hành vi phản kháng lại những hành động mà cha mẹ đề cập đến, luôn có cảm giác đề phòng mà muốn xa lánh với tất cả mọi người. Đặc biệt khi trẻ cảm thấy bị tấn công bằng lời nói, hành động, cử chỉ thì trẻ sẽ có hiện tượng nổi loạn, muốn phản kháng lại và ngừng tiếp nhận thông tin.

  • Nhạy cảm với những lời phê bình

Trẻ em khi bước vào độ tuổi dậy thì thường sẽ rất nhạy cảm với các lời chê bai, góp ý của người lớn. Đặc biệt là những trẻ mắc phải căn bệnh trầm cảm còn có cảm xúc bị xúc phạm khi cha mẹ hoặc người thân trong gia đình phê bình bản thân. Thông thường trẻ sẽ phản kháng lại bằng những cơn giận dữ, bực tức. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho trẻ tự cảm thấy bản thân không còn giá trị, mất dần tự tin.

  • Nghĩ đến cái chết

Khi tình trạng trầm cảm kéo dài và không có biện pháp điều trị thích hợp sẽ dần khiến cho trẻ bắt đầu có suy nghĩ về cái chết, luôn muốn tự sát để giải thoát cho bản thân. Người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện những suy nghĩ này và liên tục muốn thực hiện chúng để giúp bản thân tránh khỏi những cơn bực tức, khó chịu, căng thẳng.

Mong rằng, với việc nắm bắt các dấu hiệu tâm lí này, các phụ huynh sẽ biết cách nhận biết sớm hơn tình trạng tâm lí của con mình.

https://cdn.noron.vn/2022/04/25/tram-cam-2-e1541045369363-1650855284.jpg