Có thể vừa đi học vừa đi làm được không?

  1. Kỹ năng mềm

  2. Giáo dục

Mình năm nay là sinh viên năm 3, mà thấy các bạn cùng tuổi vừa đi học vừa đi làm mà mình thì vẫn quanh quẩn với việc học, cũng muốn đi làm nhưng sẽ ảnh hưởng đến việc học, lúc nào cũng bị mang ra so sánh con nhà ngta kiếm đc tiền giỏi giang mình cảm thấy rất tổn thươngthương. Mong mn cho mình xin lời khuyên với ạ.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

,

giáo dục

VỪA ĐI HỌC - ĐI LÀM - HOẠT ĐỘNG CLB, MÌNH VẪN DUY TRÌ GPA XUẤT SẮC VÀ GIÀNH HỌC BỔNG NHỜ NHỮNG TIPS NÀY:
Những tháng ngày chân ướt chân ráo bước vào Đại học, mình luôn nghĩ rằng bản thân vẫn có thể duy trì được điểm số như cấp 3, giành học bổng, rồi đi hoạt động ngoại khóa năng nổ, làm thêm kiếm tiền… Hóa ra mọi chuyện không đơn giản như thế, thời gian đầu mình ôm hết mọi thứ và muốn cái gì cũng phải xuất sắc khiến công việc trở nên quá tải, lại không có kế hoạch cụ thể nên mọi thứ rối tung lên.
Sau 1 năm học, bắt được nhịp của bản thân và rút ra nhiều bài học quý giá sau những lần vấp ngã, bây giờ mình đã có thể làm chủ cuộc sống của mình rồi - bận rộn nhưng mọi thứ vẫn đi đúng hướng và trộm vía là kết quả cũng khá ổn. Nhân ngày đọc được câu hỏi này nên mình muốn share cho bạn cũng như các bạn đọc khác, đặc biệt là các tân sinh viên bí kíp của mình nha:
1. Có kế hoạch học tập, làm việc chi tiết
Để tránh tình trạng các công việc chồng chéo lên nhau, bạn nhất định phải xây dựng cho bản thân một kế hoạch làm việc chi tiết cho từng ngày trong tuần và từng giờ trong ngày. Mình quản lý thời gian biểu cá nhân bằng sổ tay và lịch, ngoài ra thì áp dụng 
phương pháp Eisenhower
(chia công việc ra 4 cấp độ theo tính khẩn cấp và quan trọng) để biết được nên ưu tiên làm gì, tránh việc này chưa xong việc kia dồn tới.
https://cdn.noron.vn/2022/12/13/eisenhower-principle-chart2-1495108576470-1670944394.jpg
2. Học Tiếng Anh ngay từ năm nhất
Ai còn nghĩ “thôi năm cuối hãy học Tiếng Anh để tốt nghiệp” là sai lầm to! Học Tiếng Anh (thi chứng chỉ luôn thì càng tốt) ngay từ năm nhất sẽ giúp bạn cực kì nhiều: Vừa được miễn học phần Tiếng Anh trên trường, quy đổi điểm auto A+, vừa làm đẹp CV, tìm được các việc part-time hấp dẫn, lại vừa tha hồ xem phim, nghe podcast tiếng Anh mở mang kiến thức. Còn về tips chuẩn bị học Tiếng Anh trên ĐH như nào các bạn có thể tham khảo vlog của bạn Hà Mã Tấu nha:
3. Chủ động trong mọi công việc
Khác với hồi phổ thông đi học theo kiểu thầy đọc - trò chép, lên ĐH sẽ chẳng ai đợi bạn viết từng chữ vào vở nha! Các thầy cô sẽ giảng và chuyển slide khá nhanh, vì thế nếu không muốn “nước đổ đầu vịt” thì hãy chủ động xem trước bài ở nhà, chủ động hỏi khi không rõ kiến thức, nêu ý kiến khi làm bài nhóm. Cả việc trong CLB hay đi làm thêm nữa, chủ động check các công việc của bản thân và biết tìm sự hỗ trợ khi cần thiết.
4. Có ý thức học hỏi, nâng cao trình độ
Dù bận rộn nhưng hãy luôn dành thời gian học, đọc sách liên quan tới chuyên ngành, vì điều đó rất có ích cho học tập lẫn đi làm sau này. Tùy từng ngành học mà bạn tham khảo đầu sách hợp lý, ngoài ra lựa chọn các khóa học online ở trung tâm hoặc học lấy chứng chỉ (miễn phí) tại Coursera, Linkedin… cũng rất ổn.
5. Mở rộng mối quan hệ, chuẩn bị sẵn sàng khi cơ hội tới
Việc mình tham gia CLB không chỉ giúp tăng độ năng nổ mà còn là một cách mở rộng mối quan hệ đó. Các anh chị khóa trên thường xuyên chia sẻ cho chúng mình tips học hành, làm việc, thỉnh thoảng có công việc tốt cũng share cho chúng mình luôn. Với tất cả kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị, khi cơ hội gõ cửa thì tự tin bắt lấy thui!!
Học Đại học tuy mệt nhưng vui, và mình chắc chắn đó là khoảng thời gian quý giá và có ích nhất trong tuổi trẻ nếu bạn biết cách tận dụng nó. Dừng lại ngay suy nghĩ “Lên ĐH tranh thủ xả hơi”, bắt tay ngay vào học hành - làm việc tích cực nhaaa! 
Chúc bạn học tốt, có GPA ngất ngưởng và học bổng nhé!!
https://cdn.noron.vn/2022/12/13/3166715176766658874509224982181088758906258n-1670944272.jpg
Trả lời
VỪA ĐI HỌC - ĐI LÀM - HOẠT ĐỘNG CLB, MÌNH VẪN DUY TRÌ GPA XUẤT SẮC VÀ GIÀNH HỌC BỔNG NHỜ NHỮNG TIPS NÀY:
Những tháng ngày chân ướt chân ráo bước vào Đại học, mình luôn nghĩ rằng bản thân vẫn có thể duy trì được điểm số như cấp 3, giành học bổng, rồi đi hoạt động ngoại khóa năng nổ, làm thêm kiếm tiền… Hóa ra mọi chuyện không đơn giản như thế, thời gian đầu mình ôm hết mọi thứ và muốn cái gì cũng phải xuất sắc khiến công việc trở nên quá tải, lại không có kế hoạch cụ thể nên mọi thứ rối tung lên.
Sau 1 năm học, bắt được nhịp của bản thân và rút ra nhiều bài học quý giá sau những lần vấp ngã, bây giờ mình đã có thể làm chủ cuộc sống của mình rồi - bận rộn nhưng mọi thứ vẫn đi đúng hướng và trộm vía là kết quả cũng khá ổn. Nhân ngày đọc được câu hỏi này nên mình muốn share cho bạn cũng như các bạn đọc khác, đặc biệt là các tân sinh viên bí kíp của mình nha:
1. Có kế hoạch học tập, làm việc chi tiết
Để tránh tình trạng các công việc chồng chéo lên nhau, bạn nhất định phải xây dựng cho bản thân một kế hoạch làm việc chi tiết cho từng ngày trong tuần và từng giờ trong ngày. Mình quản lý thời gian biểu cá nhân bằng sổ tay và lịch, ngoài ra thì áp dụng 
phương pháp Eisenhower
(chia công việc ra 4 cấp độ theo tính khẩn cấp và quan trọng) để biết được nên ưu tiên làm gì, tránh việc này chưa xong việc kia dồn tới.
https://cdn.noron.vn/2022/12/13/eisenhower-principle-chart2-1495108576470-1670944394.jpg
2. Học Tiếng Anh ngay từ năm nhất
Ai còn nghĩ “thôi năm cuối hãy học Tiếng Anh để tốt nghiệp” là sai lầm to! Học Tiếng Anh (thi chứng chỉ luôn thì càng tốt) ngay từ năm nhất sẽ giúp bạn cực kì nhiều: Vừa được miễn học phần Tiếng Anh trên trường, quy đổi điểm auto A+, vừa làm đẹp CV, tìm được các việc part-time hấp dẫn, lại vừa tha hồ xem phim, nghe podcast tiếng Anh mở mang kiến thức. Còn về tips chuẩn bị học Tiếng Anh trên ĐH như nào các bạn có thể tham khảo vlog của bạn Hà Mã Tấu nha:
3. Chủ động trong mọi công việc
Khác với hồi phổ thông đi học theo kiểu thầy đọc - trò chép, lên ĐH sẽ chẳng ai đợi bạn viết từng chữ vào vở nha! Các thầy cô sẽ giảng và chuyển slide khá nhanh, vì thế nếu không muốn “nước đổ đầu vịt” thì hãy chủ động xem trước bài ở nhà, chủ động hỏi khi không rõ kiến thức, nêu ý kiến khi làm bài nhóm. Cả việc trong CLB hay đi làm thêm nữa, chủ động check các công việc của bản thân và biết tìm sự hỗ trợ khi cần thiết.
4. Có ý thức học hỏi, nâng cao trình độ
Dù bận rộn nhưng hãy luôn dành thời gian học, đọc sách liên quan tới chuyên ngành, vì điều đó rất có ích cho học tập lẫn đi làm sau này. Tùy từng ngành học mà bạn tham khảo đầu sách hợp lý, ngoài ra lựa chọn các khóa học online ở trung tâm hoặc học lấy chứng chỉ (miễn phí) tại Coursera, Linkedin… cũng rất ổn.
5. Mở rộng mối quan hệ, chuẩn bị sẵn sàng khi cơ hội tới
Việc mình tham gia CLB không chỉ giúp tăng độ năng nổ mà còn là một cách mở rộng mối quan hệ đó. Các anh chị khóa trên thường xuyên chia sẻ cho chúng mình tips học hành, làm việc, thỉnh thoảng có công việc tốt cũng share cho chúng mình luôn. Với tất cả kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị, khi cơ hội gõ cửa thì tự tin bắt lấy thui!!
Học Đại học tuy mệt nhưng vui, và mình chắc chắn đó là khoảng thời gian quý giá và có ích nhất trong tuổi trẻ nếu bạn biết cách tận dụng nó. Dừng lại ngay suy nghĩ “Lên ĐH tranh thủ xả hơi”, bắt tay ngay vào học hành - làm việc tích cực nhaaa! 
Chúc bạn học tốt, có GPA ngất ngưởng và học bổng nhé!!
https://cdn.noron.vn/2022/12/13/3166715176766658874509224982181088758906258n-1670944272.jpg

Hoàn toàn có thể nha bạn. Phụ thuộc vào các yếu tố sau

Năng lực học tập của bạn.

Thời gian biểu của trường và yêu cầu giáo viên

Công việc làm thêm của bạn. Giờ giấc tính chất công việc.

Nếu bạn tiếp thu nhanh không phải tốn nhiều thời gian học bài làm bài. Lịch học ổn định. Bạn kiếm được công việc làm thêm phù hợp với giờ trống của mình. Chỗ làm lúc bận lúc rảnh. Lúc rảnh bạn có thể lấy bài ra học là ok 

Nhưng thời gian đầu chưa quen bạn sẽ cực kỳ đuối. Quên rồi thì ok thôi 

Bạn cũng nên chuẩn bị một số tâm lý cần có khi đi làm nữa. Cầm tiền của người ta khó hơn cầm tiền của mẹ gấp 5 lần.

Có thể vừa đi học vừa đi làm được nhưng bạn cần biết sắp xếp thời gian hợp lý và có mục tiêu rõ ràng.

Bạn không thể vì nhìn "con nhà người ta" đi làm thì bạn cũng phải đi làm. Đó là suy nghĩ sai lầm phổ biến. Bên cạnh việc đi làm, có muôn vàn sự lựa chọn khác như tham gia câu lạc bộ, trau dồi các kỹ năng khác như tin học, trau dồi ngoại ngữ hay có thể học thêm về lập trình (cái này trong business analysist, mình thấy khá hay). Nói tóm lại, bạn cần có mục tiêu rõ ràng, năm nhất mình sẽ làm gì, tương tự năm hai, ba bốn.

Như cá nhân mình, năm nhất, năm hai mình chọn học, làm câu lạc bộ và học ngoại ngữ. Năm 3 mình sẽ tiếp tục học ngoại ngữm thi lấy chứng chỉ và học một số chứng chỉ khác và sẽ cố gắng kì 2 năm 3 bắt đầu đi làm. Bạn mình lại khác, nó chọn học và đi làm thay vì tham gia câu lạc bộ.

Hãy chọn cho mình hướng đi riêng và phù hợp nhất, hướng đi nào cũng nhiều thách thức, hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt nhé bạn.

Lên ĐH vừa đi học vừa đi làm đâu phải chuyện gì khó? Không biết bây giờ thế nào cách đây 3 năm tôi đi học chúng bạn đi làm thêm gần như cả lớp ngoại trừ mấy đứa có điều kiện, vì ko đi làm thì lấy đâu ra tiền để chi tiêu trên thành phố? 

Thời gian học ĐH linh động, ko phải sáng 7h đi học chiều 4r đều tăm tắp 5 ngày như Trung học nên sắp xếp thời gian đi làm ko phải là khó.