Điều gì sẽ xảy ra nếu con cái so sánh ba mẹ với người khác?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Hỏi xoáy Đáp hay

BBa mẹ chúng ta thường hay có điệp khúc “con nhà người ta thế này, con nhà người ta thế nọ,...” cốt yếu cũng là để so sánh con mình với con của gia đình khác. Rõ ràng là chẳng một đứa trẻ nào thích bị đem ra so sánh từng chút một như vậy cả.

Mình tự hỏi, nếu đổi lại là con cái so sánh ba mẹ mình với ba mẹ người khác thì chuyện gì sẽ xảy ra?

“Con thấy cô Hồng bán hoa quả còn hiền và đẹp hơn mẹ”

“Con thấy bố Ánh mới 40 tuổi đã đi xe hơi, xây nhà lầu, đã vậy còn niềm nở cư xử nhẹ nhàng, trong khi đó bố thì cứ hễ về đến nhà là quát tháo, dọa đánh thôi”

Phải chăng ngay sau đó là những trận đòn roi hoặc chửi bới?

Từ khóa: 

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

,

hỏi xoáy đáp hay

Mình vừa hỏi mẹ mình câu này, kết quả là bà nói "Con có tư cách gì mà phàn nàn về bố mẹ của mình? Đó là bất hiếu". Chắc đây cũng là câu trả lời chung của đại đa số quá, bố mẹ thì luôn lấy con người khác ra làm hình mẫu cho con mình, trong khi lại chẳng chịu thừa nhận cái thiếu sót của bản thân, bởi như vậy sẽ mất danh dự, mất quyền uy trước con cái. Tóm lại là con mình mình muốn nói gì thì nói, còn cái tôi của mình thì mãi mãi không thể hạ xuống được. 

https://cdn.noron.vn/2023/02/06/so-sanh-1337-1675680296.jpg
Trả lời

Mình vừa hỏi mẹ mình câu này, kết quả là bà nói "Con có tư cách gì mà phàn nàn về bố mẹ của mình? Đó là bất hiếu". Chắc đây cũng là câu trả lời chung của đại đa số quá, bố mẹ thì luôn lấy con người khác ra làm hình mẫu cho con mình, trong khi lại chẳng chịu thừa nhận cái thiếu sót của bản thân, bởi như vậy sẽ mất danh dự, mất quyền uy trước con cái. Tóm lại là con mình mình muốn nói gì thì nói, còn cái tôi của mình thì mãi mãi không thể hạ xuống được. 

https://cdn.noron.vn/2023/02/06/so-sanh-1337-1675680296.jpg
So sánh là điều hiển nhiên, có điều, nó chỉ nên nằm trong suy nghĩ của cá nhân mình.
Đầu tiên, đối thoại, trao đổi, thường chỉ diễn ra khi 2 bên với tâm thế ở vị trí ngang bằng nhau, chứ không phải bên cao bên thấp. Nếu không, một bên sẽ không thèm nghe, hay không muốn chấp nhận lý lẽ của bên còn lại.
Tiếp theo, nhìn nhận vấn đề, từ cả 2 phía.
Cha mẹ so sánh con mình với con người khác, vậy cha mẹ đã làm tròn bổn phận và trách nhiệm với con cái chưa, có cho con cái đc điều kiện tương đương đối tượng đưa ra so sánh hay chưa, rồi có nhìn thấy và chịu nhìn nhận sự cố gắng từ phía con cái hay chưa? Nếu rồi, họ có quyền so sánh.
Con cái so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác, vậy con cái đã làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình với cha mẹ chưa? Có cố gắng chăm chỉ học hành, giúp đỡ cha mẹ lúc cần thiết hay chưa? Có nhìn thấy và thấu hiểu những vất vả, hy sinh mà cha mẹ dành cho mình hay chưa? Nếu rồi, vậy thì có quyền so sánh.
Nhìn chung, việc so sánh của cha mẹ hay con cái với đối tượng khác đều không mang ý nghĩa tích cực. Bởi, người hiểu chuyện, sẽ cân nhắc những vấn đề phía trên về bổn phận và trách nhiệm của mình, cũng như chịu nhìn nhận cố gắng của đối phương, biết thấu hiểu những trả giá của đối phương dành cho mình. Và người hiểu chuyện cũng hiểu, so sánh như thế là không công bằng. Và điều đó chỉ gây ra tổn thương cho người thân của mình mà thôi, chứ chẳng giúp ích gì cho thực trạng hiện tại. 

Không có so sánh sẽ không có đau thương. Nếu mình mà có con mà nó so sánh mình với người khác chắc mình gục ngã trên sàn rồi khóc mấy ngày cho sự thất bại của mình trong nuôi dạy và giáo dục con cái quá.😞