Đòi đất Lưỡng Quảng và chuyện cầu hôn

  1. Lịch sử

 Mấy hôm nay thấy mọi người bàn tán xôn xao vụ Lưỡng Quảng với cầu hôn nên xin nói vài lời. Mong muốn lấy lại đất Lưỡng Quảng của Quang Trung liệu có hay không khi đối thủ của ông chính là nhà Mãn Thanh cùng vị vua Càn Long nổi tiếng với tư duy chinh phục bình định. Đại Thanh lúc này đang ở trong giai đoạn thịnh trị bậc nhất của Khang-Càn thịnh thế; Càn Long sẽ chẳng vì lý do gì mà đem đất Quảng Tây làm quà hôn lễ-việc xưa nay chưa từng có rồi để cho Quang Trung có thể tự ý đem quân chiếm lấy Lưỡng Quảng. Hơn vậy Quảng Tây vốn là vùng biên cảnh trọng yếu của Trung Hoa, đâu có thể dễ dàng cắt cho kẻ khác dến vậy. Đại Việt mới bước đầu yên ổn; trái phải trước sau đều có những thế lực phân chia thì người anh hùng áo vải sao đã có thể lo đến chuyện lấy đất. Đại Việt thời Quang Trung; Bắc có tàn dư nhà Lê🏳, Trung có Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc🏴, Nam còn lực lượng quân Gia Định🚩; như vậy liệu đã được coi là thống nhất chưa⚔. Cả ba thế lực này không mạnh bằng Quang Trung và tất nhiên ông có thể dẹp yên; nhưng đất nước còn cái loạn phân tranh cát cứ, lòng người Nam Bắc vẫn li tán thì sao đã có thể đi đánh rồi xin đất người; trong đã thế, ngoài sao yên trị, dẫu chiếm được Quảng Tây mà mầm lửa loạn bên trong vẫn cháy âm ỉ thì rồi chuyện gì sẽ xảy ra? Việc xin đất Lưỡng Quảng mà bấy lâu chúng ta vẫn luôn tự hào về lòng tự tôn và ý thức chủ quyền vốn dĩ không được ghi nhận bởi trong các tài liệu ngoại giao giữa hai nước Việt-Thanh giai đoạn này còn lưu trữ đến ngày nay đều không thấy ghi chép cũng như những ý chính mình đã đề cập phía trên. 

 Riêng chuyện cầu hôn con gái vua Càn Long là có thực và đang được xúc tiến thì vua Quang Trung đột ngột băng hà. Trong tác phẩm Bang giao hảo thoại của Ngô Thì Nhậm đã tìm thấy ba văn kiện quan trọng liên quan đến việc này là Đề đạt biểu, Thỉnh hôn biểu và Trần tình biểu do phía ta soạn thảo. Tuy vậy, nếu sự việc thành công thì Quang Trung sẽ chỉ có thể lấy một người trong Hoàng tộc nhà Thanh bởi các Công chúa con vua Càn Long đến lúc đó ngay cả nàng nhỏ nhất cũng đã được gả cho con trai Hoà Thân-Đệ nhất sủng thần của Càn Long.



Từ khóa: 

lịch sử

Còn câu chuyện (lời đồn?) khác là có dịp Mao Trạch Đông gặp chủ tịch Hồ Chí Minh gạ cắt Quảng Đông về với VN :). Hồ chủ tịch không đồng ý.

Về mặt ngôn ngữ, mặc dù tiếng Lưỡng Quảng (gọi là Việt Ngữ 粵語 trong tiếng Trung) có nhiều âm gần âm Hán Việt nghe cũng đoán đc ý nghĩa nhưng các nhà ngôn ngữ học lại phân loại tiếng Việt mình (là 越南語-Việt Nam Ngữ trong tiếng Trung) dù là cách viết Quốc ngữ ngày nay hay Hán Nôm ngày xưa, không cùng loại ngôn ngữ với nhau :)

Có thể cần thêm công nghệ DNA để phân tích nguồn gốc chủng tộc có lẽ có đánh giá khác các bạn nhỉ!?

Trả lời

Còn câu chuyện (lời đồn?) khác là có dịp Mao Trạch Đông gặp chủ tịch Hồ Chí Minh gạ cắt Quảng Đông về với VN :). Hồ chủ tịch không đồng ý.

Về mặt ngôn ngữ, mặc dù tiếng Lưỡng Quảng (gọi là Việt Ngữ 粵語 trong tiếng Trung) có nhiều âm gần âm Hán Việt nghe cũng đoán đc ý nghĩa nhưng các nhà ngôn ngữ học lại phân loại tiếng Việt mình (là 越南語-Việt Nam Ngữ trong tiếng Trung) dù là cách viết Quốc ngữ ngày nay hay Hán Nôm ngày xưa, không cùng loại ngôn ngữ với nhau :)

Có thể cần thêm công nghệ DNA để phân tích nguồn gốc chủng tộc có lẽ có đánh giá khác các bạn nhỉ!?

Một tộc Lữ Chân nhỏ bé còn chiếm được cả Trung Nguyên thì ko lý gì vua Quang Trung không đủ sức cả. Xét về tầm vóc thì ông này có tư tưởng tiến bộ, cải cách nhiều như Hồ Quý Ly, thấu hiểu tâm lý dân Việt (3 lần mang quân ra Bắc nhưng không chiếm, để cho vua Lê Chiêu Thống lộ rõ bản chất của kẻ phản bội mới ra tay), tài năng quân sự thì miễn bàn... Cái giai thoại đó chỉ là nền móng, gọi là cột mốc lịch sử cho việc sau này Việt Nam sẽ lấy lại lưỡng Quảng thôi 🤣. Đến bây giờ thì Quảng Tây vẫn chưa chịu thuần phục, vẫn là một khu tự trị của TQ đó chủ top. Tiếng Việt thì = 30% tiếng Quảng + 30% tiếng Hán + nội lực.