Đốt vàng mã cho người đã khuất có phải là một tập tục hủ lậu không?

  1. Xã hội

  2. Tâm linh

Mk thấy giờ nhiều gia đình không còn duy trì việc đốt vàng mã. Thậm chí chùa chiền cũng nhiều nơi k nhận vàng mã. Lí do thì nhiều người bảo do khi đốt giấy sẽ lm ô nhiễm môi trường, và sự thật thì nó cũng k có ý nghĩa.

https://cdn.noron.vn/2023/01/06/1-1672980559_1024.jpg

Tết này mk cũng đang suy nghĩ xem có nên bỏ phong tục này k. Mn nghĩ sao, liệu đốt vàng mã trong thời điểm này có phải là lạc hậu

Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

xã hội

,

tâm linh

Thật là khờ dại khi đem tiền thật đi mua tiền giả. Thật đáng thương cho cả người sống và kẻ chết vì chúng lừa dối nhau, gửi cho nhau toàn đồ giả tạo. Khi còn sống có khi nào chăm lo cho nhau được chu toàn? Khi chết rồi gửi cho nhau toàn đồ giả mà miệng còn nói thành tâm.

Loài người chết rồi thì sẽ đi đâu? Có ai biết mà mang đồ đến gửi? Ai đi lại giữa hai nơi người sống và kẻ chết? 

Trả lời

Thật là khờ dại khi đem tiền thật đi mua tiền giả. Thật đáng thương cho cả người sống và kẻ chết vì chúng lừa dối nhau, gửi cho nhau toàn đồ giả tạo. Khi còn sống có khi nào chăm lo cho nhau được chu toàn? Khi chết rồi gửi cho nhau toàn đồ giả mà miệng còn nói thành tâm.

Loài người chết rồi thì sẽ đi đâu? Có ai biết mà mang đồ đến gửi? Ai đi lại giữa hai nơi người sống và kẻ chết? 

Hôm nọ có đọc được một post tâm linh, anh kia kể là người thân nhà ảnh mất, xong nhà ảnh kh tin mấy cái tâm linh này nên không đốt mã gì hết á, rồi sau đó trăm ngày hay giỗ cúng gì đó mà người thân kia nhập về khóc lóc kể là vì không có tiền nên khôngđút được cho quan sai, xuống dưới đó bị hành ghê lắm. Lúc đầu người nhà không tin cơ, xong sau đó hỏi người thân kia cái này cái kia trả lời đúng hết mới tin, rồi tá hỏa đi đốt vàng mã. Từ đó nhà ảnh chả đốt thiếu bao giờ.

Ảnh kể là ngày đó hối hận lắm, chứ ai nghe tin người thân mình bị hành chỉ vì cái lý của mình thì chẳng xót ruột.
Mà ảnh kể là thế giới ở dưới đó vẫn kiểu phong kiến cũ ngày xưa hay sao ý, có quan lại cai quản các kiểu haha.

Đốt vàng mã hay không đốt cũng chẳng ảnh hưởng xấu đến ai. Miễn sao đốt không để xảy ra cháy nổ là được. Chứ cái đó thuộc về niềm tin. Người theo Thiên chúa thì ko đốt vàng mã, mà mỗi dịp noel họ lại mua cây thông trang trí cho đẹp. Nên chẳng có gì là lãng phí cả, những thứ có giá trị với họ thì họ mới mua. Mà giá trị của mỗi người cần ko phải là cái nào cũng giống nhau. Nên đôi khi thứ bạn cần, mà người ta lại không cần. Và ngược lại, thứ bạn ko cần mà người ta cần bạn lại nói lãng phí thì đâu có được.

Như người dùng hàng hiệu và hàng seconds hand vậy. Không thể đem họ ra mà so sánh với nhau, rồi nói mua cái áo này tiết kiệm, cái kia lãng phí được. Một sản phẩm tiết kiệm hay lãng phí thì tùy thuộc vào việc mua nó có đúng nhu cầu sử dụng, hoàn cảnh sống, thu nhập bạn làm ra hay ko. Còn sản phẩm thì có hữu hình và vô hình. Giá trị mang lại cũng hữu hình và vô hình. Nếu nói đốt vàng mã là lãng phí. Vậy việc người ta còn bỏ tiền ra đi nghe nhạc, xem phim... mà mang lại giá trị tinh thần cho họ, cũng xem là lãng phí à?

Thực ra điều gì mà ko còn phù hợp thì đến cuối cùng có muốn hay ko xã hội cũng sẽ tự bài trừ nó. Đốt vàng mã hay mua hoa được coi là 1 nhu cầu, người cần người không. Cá nhân mình ko có nhu cầu ấy nhưng mình cũng ko đánh giá gì những người có nhu cầu ấy. Hi vọng mọi người đều nên hiểu và tôn trọng nhu cầu của nhau, đừng nên đánh giá người ko đốt vàng mã là ko nhớ đến ông bà tổ tiên. Theo quan điểm cá nhân mình, lúc sống nên đối xử tốt với họ, họ mất rồi mình vẫn có thể tưởng nhớ về họ theo nhiều cách khác nhau.

Nó là đức tin của những người theo đạo Lương (những người bình thường như chúng ta, thờ cúng, chôn cát, hóa vàng mã nhằm thờ cúng, báo hiếu, chăm lo cho người đã khuất). Không có một sự giao tiếp hay chứng minh nào của người ở cõi bên kia cho rằng nó có nghĩa hay vô nghĩa đối với họ. Nó chỉ dựa hoàn toàn vào niềm tin và văn hóa của người Việt.

Xét về thực tế, đúng là việc đốt mã gây ô nhiễm môi trường, tác động đến bầu không khí, ô nhiễm môi trường nước (do vẫn có nhiều người suy nghĩ rằng đốt vàng mã xong phải đổ xuống sông, ao, hồ, cùng niềm tin cho sự mát mẻ, siêu thoát và người mất sẽ được nhận dễ dàng hơn), khả năng hỏa hoạn cao, để lại ảnh hưởng đến hệ sinh thái, sinh vật sống trong sông, hồ, làm xấu cảnh quan đô thị, khói mù tứ tung. Vậy nên khi nói tục đốt vàng mã là hủ tục, mê tín dị đoan là không thể phủ nhận được.

Tôi nghĩ rằng không thể vì báo hiếu cho người đã khuất bằng cách này được, tôi ủng hộ với giáo hội Phật giáo VN qua đề nghị bỏ tục đốt vàng mã này. Muốn người thân nhân được khất được siêu thoát, an yên thì người trần chúng ta nên làm công đức, việc thiện và hồi huống cho họ thì tốt hơn. Đó mới đúng nhân quả và đúng theo quan điểm của Đạo Phật.
Nếu để coi rằng đốt vàng mã có phải là một hủ lậu hay không thì còn đến từ nhiều vấn đề khác nhau. Nhưng đối với mk thì mình không cảm thấy đây là một hủ lậu, và cũng hơi quá khi để mà nói đốt vàng mã là một điều gì đó đã quá lỗi thời.
Đốt vàng mã là một tập tục, hay rộng hơn thì nó là một nét văn hoá có từ xa xưa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Đốt vàng mã cốt là để thể hiện tấm lòng, nỗi niềm thương nhớ của con cháu đến với tổ tiên dòng họ, những người đã khuất của mình. Đối với mình, đốt vàng mã không xấu, nhưng cách đốt vàng mã sao cho không “xấu” hành động đó đi thì không phải ai cũng làm được.
Nói chứ giao thừa nhìn thấy lửa đốt vàng mã là thấy vui vui liền, có năm rảnh rảnh thì phụ ba đốt chung, cái này ko phải mê tín mà là nét văn hoá của người Việt mình mà...Còn ô nhiễm không khí, t nói nó ko là cái tép riu gì so vs khí thải công nghiệp đâu bạn ơi.
https://cdn.noron.vn/2023/01/06/anh-meme-gau-truc-1672987558.jpg

Nếu ai vẫn nghĩ cần tiếp tục đốt vàng mã thì suy nghĩ lại giúp tôi mấy ý này:

- Nếu đốt mà dưới đó nhận được thì ai sẽ là người nhận được, ông bà nhà các bạn hay thấy cái gì rơi xuống rồi cả 1 tập thể ma tranh nhau lấy?
- Nếu tiền vàng đốt lên dưới đó nhận được, lạm phát còn hơn VN rồi.
- Luận điệu lớn nhất mà người ta mang ra để bảo vệ là ''k đốt ông bà mình lấy gì dùng?''. Thế ko biết đường làm ăn à? Mình ở đây có nằm chờ ai cúng cho cái gì ko hay là đi làm dập mặt ra mới có ăn? Ko làm mà ăn thì hư cả một con người, kể cả con ma.
- Thế không tính cho ông bà nhà ta đi đầu thai hay gì mà cứ đốt vàng mã cho để làm ma mãi thế?
Đấy, suy nghĩ rồi trả lời các câu hỏi ấy đi, để xem việc đốt vàng nó có hại hay có lợi!
Mẹ mình hôm nay cũng đề cập đến vấn đề này, cho rằng việc đốt giấy tiền vàng mã nên được dần dần hạn chế. Trong đạo Phật càng không có luật bắt buộc phải đốt vàng mã, vì vậy mới trở nên phổ biến và hiện diện ở nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới. Viêc đốt vàng mã nằm trong phạm vi tín ngưỡng, chứ không liên hệ gì đến phạm vi tôn giáo. Vậy nên chỉ có thể tự cá nhân nhận thức được bản chất vấn đề mà dần dần giảm thiểu, chứ nói bỏ thì lại chưa đúng.

Tôi thấy không có gì là lạc hậu cả, đó là niềm tin thôi. Văn hóa chưa bao giờ lạc hậu, cái bạn hay mọi người thay đổi là khi tầm mắt bạn đi ra thế giới, thấy những gì mà họ nói có vẻ đúng, sau đó bạn tin toàn bộ vào những gì họ nói. Như cái tết cổ truyền khi mà mấy người như bạn nói bỏ đi đó, tôi thấy cái nước mà mấy bạn ghét là TQ cũng không bỏ tết cổ truyền mà họ vẫn đứng top 2 thế giới. Còn cái nước Nhật mà mấy bạn hay tung hô thì cái văn hóa phồn thực mà nhiều bạn đồng ý cũng bị chửi như đúng rồi, bạn biết bao nhiêu người Nhật họ vẫn còn nhớ về cái tết cổ truyền không, cái văn hóa nào mấy bạn không thích là gán cho nó các mác kiểu như "hủ tục", "lỗi thời", "không hòa nhập với quốc tế" trong khi cái nước đứng đầu quốc tế của bạn toàn gây chiến tranh trên thế giới, được ví như "gậy quậy phân heo", "cảnh sát thế giới" mà toàn làm mấy việc như có lợi cho tao thì tao đồng ý, không có lợi thì ngó lơ, nước nào mạnh lên là cấm vận, nước nào không nghe là trừng phạt.

Mình nghĩ tuỳ theo quan điểm của mỗi người và mỗi gia đình 
Theo mình chỗ ở hiện tại cũng quyết định một phần nào đó về hủ tục này 
Vd như ở nông thôn nhiều hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ đến mức khó diễn tả sẽ khiến cho ngta dễ tin vào tâm linh hơn 
Còn nếu bạn ở thành phố, chung cư chẳng hạn chẳng có ai đốt và cũng ít thấy những hiện tượng kỳ lạ thù ngta sẽ dễ bỏ hủ tục này hơn 
Ngày xưa thì hủ tục đốt vàng mã chỉ là một hình thức tưởng nhớ một hành động gọi là kỳ vọng, hi vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến với người đã khuất nên người ta đốt và xem bói nhưng đến thời điểm hiện tại thì biết tướng nhiều hơn 
Vẫn biết đó là một hành động ko mấy tốt chính phủ nhà nước cũng đã lên tiếng loại bỏ nhưng mà " luật vua thua lệ làng " rất khó bỏ nếu bạn đốt hay ko thì tuỳ bạn đốt thì giúp ta thấy cảm giác yên bình hơn ko thấy tội lỗi nữa nó cho tiềm thức biết nên chúng ta sẽ như vậy đó