Đừng nhìn điểm số mà than!

  1. Giáo dục

  2. Hướng nghiệp

  3. Tâm sự cuộc sống

Hôm nay tình cờ ngồi đọc bài báo(

của vnexpress
) về việc thi đại học điểm số cao mà vẫn trượt đại học, mà kỷ niệm lại ùa về.

https://cdn.noron.vn/2021/09/20/8718186809416856-1632108984_1024.png

Cũng cần phải nói trước, điểm cao thì cao chung, thấp thì thấp chung, nó ngoài phụ thuộc vào mặt bằng chung của thí sinh từng năm thì cũng còn phụ thuộc vào sự phân loại của đề thi nữa. Nếu như ngày trước thi đề đại học riêng với tốt nghiệp thì điểm thi đại học ở phổ điểm trên 25đ là không nhiều như bây giờ đâu, mà nếu ngày xưa ơi là xưa mà các trường đại học ra đề thi riêng thì còn khó hơn(nhất là mấy trường top).

Nhớ thời anh chị của mình, thi đại học mà trên 25đ thì chắc khó lắm, cả trường may lắm được 1,2 người. Ngay khoá của mình thôi cũng còn đếm trên đầu/đốt ngón tay nữa là và phổ điểm cũng không cao như bây giờ. Nói vậy không phải mình đánh giá thấp năng lực của các em bây giờ, mà mình nghĩ trình độ không vượt xa được như thế và bây giờ đề thi dễ hơn ngày xưa nhiều rồi, nên ở tầm khá mình không nói, chứ ở mức độ phân loại học sinh giỏi là rất khó.

Mình lấy ví dụ là ngày xưa thi Toán được 9đ so với 9,25đ hoặc 9,5đ thôi đã khác nhau nhiều rồi(vì ngày xưa thi tự luận có câu cuối phân loại khoai phết, với bản thân m). Còn bây giờ thì Toán thậm chí thi trắc nghiệm luôn, nên nếu level của mình chỉ được 9đ, thì xác suất mình khoanh bừa 4 câu còn lại được 0,25đ là có thừa rồi. Vậy tính ra hơn nhau 1,2 điểm tổng 3 môn chưa hẳn level đã khác, mặc dù là 28, 29đ đi nữa. (Ngày xưa ai làm được câu bất đẳng thức cuối cùng trong đề thi là mình chơi với nó luôn, kể cả nó xấu zai hơn mình:D)

Quay lại vấn đề nguyện vọng. Lý do nói các em không đỗ là vì đặt chỉ 1 nguyện vọng thôi và do trường đặt chỉ tiêu quá ít. Ngày mình thi đại học, cũng chỉ đặt đúng 1 nguyện vọng thôi, mặc dù có chị coi thi bảo e cứ chọn vào thêm nguyện vọng đi trường sẽ xét duyệt từ trên xuống(mình thi BK có vụ chia nhóm ngành chứ không phải theo ngành riêng như bây giờ, vào rồi còn mất 1 năm để lấy điểm tiếp phân ngành), nhưng mình bảo là nếu không đỗ e sẽ thi lại chứ e không chọn ngành khác(mình chọn IT). Mình tin đa phần trong số các bạn ở trên các bạn cũng có cùng suy nghĩ như vậy nên mới chỉ chọn 1 nguyện vọng thôi.

Người ngoài cuộc có thể nói này nói nọ, tiếc cho một số điểm cao mà vẫn không đỗ đại học. Nhưng mình tin những bạn đó không nghĩ đến số điểm đó mà vẫn trượt, các bạn chỉ nghĩ mình không đạt được mong muốn và mục tiêu của mình thôi, điểm cao mà vẫn trượt thì cao còn ý nghĩa gì? Đủ dũng cảm mình tin các bạn sẽ thi lại vào đúng trường đó vào năm sau, tin mình đi các bạn lấy danh sách các e ở trên so với năm tới sẽ ra, và dĩ nhiên sẽ có nhiều em đỗ trong số đó.

Ở tuổi đó, kiến thức xã hội ngành nghề không có nhiều, suy nghĩ còn chưa chín chắn, thậm chí còn chưa hiểu đam mê thực sự của mình là gì, thì việc chọn đúng hay sai ngành mình học là chuyện bình thường. Mình quen cả 2 trường hợp thế này. Một người thi Y Hà Nội điểm rất cao, nhưng vẫn trượt và phải thi lại đến lần thứ 3 mới đỗ(thi lại thì áp lực vô cùng). Người khác thì chấp nhận nguyện vọng 2 sau khi đã trượt nguyện vọng 1, sau khi học được 2 năm thì bỏ ngang về thi lại nguyện vọng 1 ngày xưa vì không yêu thích và lại đỗ.

Vậy thì thi lại để tiếp tục vào cái nguyện vọng 1 của mình hay là lựa chọn một nguyện vọng 2 để học?

Cá nhân mình sẽ chọn thi lại 1 năm để cố gắng hết sức mình đạt được điều mình mong muốn, 1 năm để thử thách bản thân. Nếu lần này thành công, mình sẽ được điều mình mong muốn, còn không mình chấp nhận học nguyện vọng 2. Để biết mình đã cố gắng hết sức, để biết bản thân mình ở đâu(có thể nó quá tầm với mình, chỉ tiêu ít thì chẳng qua mình không nằm trong số đó) và để bản thân không phải hối tiếc vì mình đã làm hết mình.

Rồi sau vài năm đi làm, mình nhận thấy có rất nhiều người làm trái ngành ngay cả khi họ đã từng sống chết với nguyện vọng họ đã chọn trước kia. Nhưng có một điểm chung mình hỏi là nếu được chọn lại họ vẫn chọn làm như vậy. Còn với những người chọn nguyện vọng 2, có thể họ không nói ra, có thể họ đang rất tốt trên con đường họ đã chọn bây giờ, nhưng trong họ luôn có một điều gì đó còn dang dở.

Dù thành công hay thất bại trên những sự lựa chọn của bản thân trong tương lai, thì hãy cân nhắc đến việc mình có phải nói "giá như ngày đó" không:)

P/S 1: Nếu là nhà tuyển dụng, bạn được chọn 1 người trong 2 ứng viên có cùng trình độ ở vị trí hiện tại, mức lương yêu cầu như nhau, sau khi bạn biết được câu chuyện của họ. Người A đã từng trượt nv1 và thi lại năm sau đó và đỗ hay người B chọn học nv2 khi đã trượt nv1? Biết rằng họ đều được ra trường và đẹp zai như nhau:D

P/S 2: Mình thấy có 1 em ở Bắc Giang lên FB than 27đ vẫn trượt thì nên xem xong cái list ở trên để thấy được an ủi, và nếu em đọc được bài này mong em có quyết định sáng suốt cho tương lai của mình:)

- Bùi Huy Cường -

Từ khóa: 

đại học

,

bùi huy cường

,

giáo dục

,

hướng nghiệp

,

tâm sự cuộc sống

Mình chọn B nhé =)) không muốn chờ đợi và áp lực, mình có thể lựa chọn song bằng hoặc vb2 cái ngành mình yêu thích

Trả lời

Mình chọn B nhé =)) không muốn chờ đợi và áp lực, mình có thể lựa chọn song bằng hoặc vb2 cái ngành mình yêu thích

ngày xưa thi đại học, cả trường mỗi đứa bạn mình 27 điểm nổi tiếng khắp huyện luôn. Rồi lên tỉnh nhận giải các thứ các kiểu. Nay 27 đ trượt đại học, thời thế thay đổi nhiều quá =))

mình chọn người B ngay vì cuộc sống là không chờ đợi, tự dưng mất thêm 365 ngày để luyện thi rồi ra trường chậm một năm chỉ để học đúng cái ngành họ thích mà chưa chắc có việc làm sau khi học.

Lạm phát điểm thi đại học, nhìn bảng điểm chuẩn mà hú hồn

Năm nay có lẽ nhiều bạn sẽ phải học xa nhà rồi :)