Mọi người nghĩ gì về việc Brazil giảm án tù cho các phạm nhân đọc sách, liệu Việt Nam có áp dụng được không?

  1. Sách

  2. Xã hội

  3. Văn hóa

  4. Tin Tức

https://cdn.noron.vn/2021/09/20/kyozo7eh-1632110632.jpg
Từ khóa: 

sách

,

xã hội

,

văn hóa

,

tin tức

Mình thấy đây là một chính sách nhân văn và nó góp phần giải quyết được khá nhiều vấn đề xã hội. Dưới góc nhìn của một người có chuyên môn về pháp lý và một người yêu việc đọc, mình có phân tích việc này như sau:

Brazil là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới, đặc biệt là các tội phạm nguy hiểm. Việc này dẫn đến một vấn đề đó là các nhà tù ở Brazil thiếu chỗ cho tù nhân (vấn đề thực tế ha). Điều này dẫn đến một kết quả khác là các nhà cầm quyền nước này cần phải nghĩ cách để có đủ chỗ cho các tù nhân, nhất là khi họ không thể xây thêm nhà tù được, và giảm án (để giảm bớt tù nhân) là một trong những phương án được nghĩ đến. Từ đây, họ bắt đầu nghĩ đến một dự án đó là cho tù nhân đọc sách, họ sẽ lựa chọn ra một danh mục các đầu sách có thể đọc để tù nhân lựa chọn, danh mục này bao gồm các đầu sách về triết học, văn chương, khoa học, các tác phẩm kinh điển. Danh mục sách này dĩ nhiên không phải được lựa chọn ngẫu nhiên mà được lựa ra bởi một hội đồng đặc biệt. Theo đó, mỗi tù nhân được chọn đọc tối đa 12 cuốn sách/năm, họ có tối đa 4 tuần để đọc cuốn sách và hoàn thành việc đọc bằng việc viết một bài luận về cuốn sách đó, bài luận phải đáp ứng tiêu chuẩn: "sử dụng chính xác các đoạn văn, không có lỗi sai, được căn lề, và viết dễ đọc". Với mỗi cuốn sách hoàn thành đủ tiêu chuẩn, họ được giảm tối đa 4 ngày ở tù, tức một năm mỗi phạm nhân được giảm tối đa 48 tháng tù.

Về mặt pháp lý, điều này là hoạt động hoàn toàn phù hợp với pháp luật, dù ở bất cứ quốc gia nào. Trong luật pháp luôn có chính sách khoan hồng cho các phạm nhân, nếu phạm nhân cải tạo tốt hoặc biểu hiện tốt trong tù thì thời gian ở tù của họ sẽ được giảm. Hình thức đọc sách để giảm án tù cũng là một trong những chính sách khoan hồng như thế thôi.

Về mặt chính sách, đây là một chính sách, theo mình là, nhân đạo. Từ lâu nay, các nhà nghiên cứu lập pháp và nghiên cứu chính sách đã tranh cãi rất nhiều về vấn đề hỗ trợ tù nhân sau khi ra tù, làm sao để giúp họ tái hòa nhập cộng đồng và làm sao để cộng đồng không kỳ thị những người đã đi tù về. Chính vì thế, chính sách giáo dục tù nhân cũng luôn là một trong những yếu tố quan trọng tại các quốc gia để giúp tù nhân có nhận thức đúng đắn về xã hội, các hành vi, cư xử phù hợp với xã hội và loại bỏ những hành vi không phù hợp. Việc đọc sách cũng là một chính sách như thế, thậm chí nó còn ưu việt hơn ở chỗ: thay vì bạn bắt người ta đến lớp học và lắng nghe những bài giảng không phải được thiết kế cho từng cá nhân, mang tính giáo điều mà người nghe có thể không thích và không phải ai cũng tiếp thu được; bạn cho người ta lựa chọn. Ở đây, không ai bắt tù nhân phải đọc sách, cũng không ai bắt họ phải đọc đủ 12 cuốn sách một năm, mà tù nhân được quyền lựa chọn không đọc hoặc đọc, và đọc với số lượng tùy theo họ quyết định. Họ đồng thời cũng phải có trách nhiệm về kết quả đọc của mình băng việc hoàn thành một bài luận về cuốn sách theo tiêu chuẩn, điểm này rất giống với vận hành của một trường đại học hoặc một hệ thống giáo dục. Như vậy, chính sách này đã thay thế việc học thụ động và giáo điều thành việc học chủ động và có ý thức, giúp cho người học không cảm thấy bị o ép và khó khăn. Ngoài ra, những cuốn sách được phép đọc đều là những cuốn sách có giá trị tri thức cao được lựa chọn ra bởi một hội đồng đặc biệt chứ không phải thích đọc gì thì đọc, tức là họ đã phần nào đó được loại bỏ đi một cơ số những cuốn sách linh tinh, có thể gây mất thời gian và không hiệu quả.

Tóm lại, mình thấy đây là một chính sách rất nhân văn và nhân đạo, và nếu các nhà tù có thể áp dụng chính sách này thì nó sẽ có rất nhiều lợi ích. Dĩ nhiên, việc áp dụng thì không dễ bởi vì chính sách này bản thân nó cũng cần rất nhiều nhân lực và vật lực như:

- Nhà nước cần tạo lập một hội đồng tuyển lựa sách đặc biệt. Hội đồng này đều bao gồm các giáo sư văn học và triết học từ các trường Đại học nổi tiếng trong nước, ngoài ra còn phải có sự tham dự của các chuyên gia tâm lý tội phạm, pháp luật,...bằng chuyên môn của mình, họ lựa chọn ra những cuốn sách đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: không kích động bạo lực, kích thích tư duy, hướng thiện, và góp phần xây dựng lại hệ giá trị đạo đức của con người.

- Ngoài chuyên gia tuyển lựa sách, nhà nước cần một hội đồng thẩm định. Việc này đơn giản hơn một xíu đó là thay vì thành lập hội đồng tập trung, họ có thể lựa các giáo sư văn chương, triết học và gửi các bài tập của tù nhân đến cho các chuyên gia này đánh giá.

- Thuê người thì phải trả tiền. Để tuyển mộ được các chuyên gia như trên, nhà nước sẽ cần phải trích thêm một phần trong ngân sách để trả thù lao cho họ chứ không phải cứ vời người ta đến làm không công là được.

- Đánh giá dự án. Sau khi tù nhân ra tù, nhà nước vẫn chưa hết việc. Họ sẽ phải tiếp tục theo dõi và đánh giá hành vi của các tù nhân tham gia dự án này sau khi ra tù để đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm cân nhắc việc có mở rộng hay tiếp tục kéo dài nó về sau không. Việc này, như nêu trên, cũng sẽ tốn của nhà nước một khoản ngân sách.

Trả lời

Mình thấy đây là một chính sách nhân văn và nó góp phần giải quyết được khá nhiều vấn đề xã hội. Dưới góc nhìn của một người có chuyên môn về pháp lý và một người yêu việc đọc, mình có phân tích việc này như sau:

Brazil là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới, đặc biệt là các tội phạm nguy hiểm. Việc này dẫn đến một vấn đề đó là các nhà tù ở Brazil thiếu chỗ cho tù nhân (vấn đề thực tế ha). Điều này dẫn đến một kết quả khác là các nhà cầm quyền nước này cần phải nghĩ cách để có đủ chỗ cho các tù nhân, nhất là khi họ không thể xây thêm nhà tù được, và giảm án (để giảm bớt tù nhân) là một trong những phương án được nghĩ đến. Từ đây, họ bắt đầu nghĩ đến một dự án đó là cho tù nhân đọc sách, họ sẽ lựa chọn ra một danh mục các đầu sách có thể đọc để tù nhân lựa chọn, danh mục này bao gồm các đầu sách về triết học, văn chương, khoa học, các tác phẩm kinh điển. Danh mục sách này dĩ nhiên không phải được lựa chọn ngẫu nhiên mà được lựa ra bởi một hội đồng đặc biệt. Theo đó, mỗi tù nhân được chọn đọc tối đa 12 cuốn sách/năm, họ có tối đa 4 tuần để đọc cuốn sách và hoàn thành việc đọc bằng việc viết một bài luận về cuốn sách đó, bài luận phải đáp ứng tiêu chuẩn: "sử dụng chính xác các đoạn văn, không có lỗi sai, được căn lề, và viết dễ đọc". Với mỗi cuốn sách hoàn thành đủ tiêu chuẩn, họ được giảm tối đa 4 ngày ở tù, tức một năm mỗi phạm nhân được giảm tối đa 48 tháng tù.

Về mặt pháp lý, điều này là hoạt động hoàn toàn phù hợp với pháp luật, dù ở bất cứ quốc gia nào. Trong luật pháp luôn có chính sách khoan hồng cho các phạm nhân, nếu phạm nhân cải tạo tốt hoặc biểu hiện tốt trong tù thì thời gian ở tù của họ sẽ được giảm. Hình thức đọc sách để giảm án tù cũng là một trong những chính sách khoan hồng như thế thôi.

Về mặt chính sách, đây là một chính sách, theo mình là, nhân đạo. Từ lâu nay, các nhà nghiên cứu lập pháp và nghiên cứu chính sách đã tranh cãi rất nhiều về vấn đề hỗ trợ tù nhân sau khi ra tù, làm sao để giúp họ tái hòa nhập cộng đồng và làm sao để cộng đồng không kỳ thị những người đã đi tù về. Chính vì thế, chính sách giáo dục tù nhân cũng luôn là một trong những yếu tố quan trọng tại các quốc gia để giúp tù nhân có nhận thức đúng đắn về xã hội, các hành vi, cư xử phù hợp với xã hội và loại bỏ những hành vi không phù hợp. Việc đọc sách cũng là một chính sách như thế, thậm chí nó còn ưu việt hơn ở chỗ: thay vì bạn bắt người ta đến lớp học và lắng nghe những bài giảng không phải được thiết kế cho từng cá nhân, mang tính giáo điều mà người nghe có thể không thích và không phải ai cũng tiếp thu được; bạn cho người ta lựa chọn. Ở đây, không ai bắt tù nhân phải đọc sách, cũng không ai bắt họ phải đọc đủ 12 cuốn sách một năm, mà tù nhân được quyền lựa chọn không đọc hoặc đọc, và đọc với số lượng tùy theo họ quyết định. Họ đồng thời cũng phải có trách nhiệm về kết quả đọc của mình băng việc hoàn thành một bài luận về cuốn sách theo tiêu chuẩn, điểm này rất giống với vận hành của một trường đại học hoặc một hệ thống giáo dục. Như vậy, chính sách này đã thay thế việc học thụ động và giáo điều thành việc học chủ động và có ý thức, giúp cho người học không cảm thấy bị o ép và khó khăn. Ngoài ra, những cuốn sách được phép đọc đều là những cuốn sách có giá trị tri thức cao được lựa chọn ra bởi một hội đồng đặc biệt chứ không phải thích đọc gì thì đọc, tức là họ đã phần nào đó được loại bỏ đi một cơ số những cuốn sách linh tinh, có thể gây mất thời gian và không hiệu quả.

Tóm lại, mình thấy đây là một chính sách rất nhân văn và nhân đạo, và nếu các nhà tù có thể áp dụng chính sách này thì nó sẽ có rất nhiều lợi ích. Dĩ nhiên, việc áp dụng thì không dễ bởi vì chính sách này bản thân nó cũng cần rất nhiều nhân lực và vật lực như:

- Nhà nước cần tạo lập một hội đồng tuyển lựa sách đặc biệt. Hội đồng này đều bao gồm các giáo sư văn học và triết học từ các trường Đại học nổi tiếng trong nước, ngoài ra còn phải có sự tham dự của các chuyên gia tâm lý tội phạm, pháp luật,...bằng chuyên môn của mình, họ lựa chọn ra những cuốn sách đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: không kích động bạo lực, kích thích tư duy, hướng thiện, và góp phần xây dựng lại hệ giá trị đạo đức của con người.

- Ngoài chuyên gia tuyển lựa sách, nhà nước cần một hội đồng thẩm định. Việc này đơn giản hơn một xíu đó là thay vì thành lập hội đồng tập trung, họ có thể lựa các giáo sư văn chương, triết học và gửi các bài tập của tù nhân đến cho các chuyên gia này đánh giá.

- Thuê người thì phải trả tiền. Để tuyển mộ được các chuyên gia như trên, nhà nước sẽ cần phải trích thêm một phần trong ngân sách để trả thù lao cho họ chứ không phải cứ vời người ta đến làm không công là được.

- Đánh giá dự án. Sau khi tù nhân ra tù, nhà nước vẫn chưa hết việc. Họ sẽ phải tiếp tục theo dõi và đánh giá hành vi của các tù nhân tham gia dự án này sau khi ra tù để đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm cân nhắc việc có mở rộng hay tiếp tục kéo dài nó về sau không. Việc này, như nêu trên, cũng sẽ tốn của nhà nước một khoản ngân sách.

nghe hay nhưng không thực tế :v có điều kiện thì cứ thử thôi vì người ta đọc được gì đi chăng nữa cũng vẫn cứ thường theo thói quen mà làm :v

Nếu phạm nhân không ngủ gật giữa chừng thì chắc được :))) chưa kể là phạm pháp sẽ có cả những người không biết đọc nữa.

Sợ đọc sách mà không hiểu hay vào đầu được cái gì thì cũng chẳng được tác dụng gì :)