Học giỏi và học đúng

  1. Giáo dục

  2. Kỹ năng mềm

  3. Tư duy

Ghi chú thứ nhất: Những điều mình kể lể ở đây không hoàn toàn có ý giáo điều hay khuyên nhủ. Hy vọng bạn có thể đón nhận chúng như một câu chuyện nhẹ nhàng giữa những người bạn học.

Ghi chú thứ hai: Mình không phải là một ngoại lệ của việc gian lận thi cử. Trong suốt thời gian học phổ thông, ngoại trừ các môn thi Đại học, mình từng chép phao khá nhiều đối với các môn mà mình coi là “phụ”. Điểm khác biệt lớn nhất là khi đó mình không hề có lựa chọn, vì đó vốn dĩ là chương trình phổ cập rồi. Nhưng tới Đại học, mình có quyền được chọn học những thứ mình thích và hiểu rõ rằng Đại học có ảnh hưởng lớn thế nào tới sự nghiệp, vì vậy trách nhiệm của mình cũng lớn hơn.

Mình vẫn nhớ y nguyên hồi còn đang rục rịch chuẩn bị hồ sơ du học – khoảng bốn năm trước – mình có bảo mẹ thế này: “Sau này con sẽ đi viết luận văn thuê để kiếm thêm tiền sinh hoạt phí đỡ bố mẹ.” Hồi đó, mình mới mày mò qua các hội nhóm du học, sinh viên trường XYZ thì thấy rất nhiều thông tin việc làm tương tự, nên chỉ nghĩ: sướng thế, vừa được trả nhiều tiền, vừa có cơ hội luyện viết.

Thỉnh thoảng mình vẫn có thói quen vào các trang tuyển dụng tại Việt Nam vì tò mò xem thị trường công việc thế nào. Rất nhiều lần mình đọc được tin từ các “tổ chức giáo dục” cung cấp dịch vụ hỗ trợ viết luận văn và thi cử. Thường thì thù lao khá ổn, thời gian lại còn cực kì linh hoạt – điều mà mình nghĩ là cực kì hấp dẫn. Mình cũng tò mò vào website và mạng xã hội của họ để xem thử thực chất “hỗ trợ” là như thế nào. Tùy theo từng trường hợp, việc hỗ trợ có thể bao gồm đọc kiểm, góp ý và giúp sửa bài, hay một cách tiêu cực hơn là viết bài thuê và làm bài thi hộ. 

Trong bài viết này, mình muốn nói đến chủ yếu là việc thi và làm bài thuê. Mình không đánh giá việc họ làm là đúng hay sai, vì có cầu thì sẽ có cung – và trên thực tế không ít những dịch vụ tương tự cực kì phát triển. Mình cũng băn khoăn rằng có nên chia sẻ về vấn đề này không, vì không muốn bản thân trở nên giáo điều hay chỉ trích ai. Chỉ là, khi nghĩ về mình của bốn năm trước, mình tin rằng nếu tụi mình có hiểu biết rõ hơn về “sản phẩm” và trách nhiệm của bản thân, sẽ dễ dàng hơn để đưa ra một lựa chọn đúng. Mặc dù, cuối cùng,quan điểm và cách nhìn nhận của mỗi người đều hợp lý đối với hoàn cảnh của họ, và mình cần tôn trọng điều ấy.

1. Vì sao lại cần đến các “dịch vụ hỗ trợ”

Mình tạm dùng cụm từ này vì tránh thái độ đánh giá những tổ chức và người cung cấp dịch vụ. Hiểu biết của mình không nhiều, và tiêu chuẩn của mỗi người cũng là mỗi khác. Thông thường mọi người sử dụng các dịch vụ đó vì các lý do:

  • Áp lực về sự thay đổi: Từ cấp ba tới Đại học là một sự thay đổi cực lớn trong môi trường học và cách học. Tụi mình được kì vọng phải hoàn thành những bài tập với yêu cầu cao hơn, phải chủ động và tự học nhiều. Tất nhiên, sẽ chẳng ai muốn điểm số tụt dốc khiến hồ sơ không được “đẹp” và dễ mất đi các cơ hội trong tương lai.
  • Nhiều trách nhiệm mới:Ở một môi trường lớn hơn, tụi mình cũng có nhiều mối quan tâm hơn ngoài việc học. Đó là cách phát triển các mối quan hệ, tìm kiếm các chương trình tình nguyện và thực tập, v.v. Việc cân bằng nhiều thứ cùng một lúc, đặc biệt trong giai đoạn mới bắt đầu vào Đại học là một điều cực khó khăn.
  • Khó khăn tài chính:Mình thừa nhận việc kiếm tiền cực kì gây nghiện, và mình hoàn toàn hiểu nếu ai đó mong muốn được tự chủ và đỡ đần gia đình bằng cách đi làm thêm, ngoài thời gian học. 
  • Không có hứng thú với ngành học/môn học: Luôn có những môn mà tụi mình chỉ cần “qua môn”, thế nên cũng hoàn toàn dễ hiểu nếu tụi mình không muốn dành quá nhiều thời gian vào chúng. Hơn nữa, không phải ai cũng cần ưu tiên thật nhiều cho việc học – có thể tấm bằng chỉ là điều kiện thiết yếu, còn họ quan tâm nhiều hơn tới kinh nghiệm làm việc. Một trường hợp nữa, là khi lỡ chọn ngành học mình chẳng hứng thú, nên đành học “tạm” cho xong.

2. Tụi mình cần biết gì trước khi tìm đến những dịch vụ hỗ trợ

  • Điều đó có trái quy định không:

Gian lận trong học thuật bao gồm: sao chép tài liệu của người khác, của chính mình hoặc của các thành viên trong nhóm, bịa đặt thông tin, thuê người làm bài/thi hộ, chia sẻ bài làm/đáp án, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, v.v. Vì thế, việc dùng các dịch vụ hỗ trợ hoàn toàn trái với quy định liêm chính học thuật. Mỗi trường thường có các mức xử phạt khác nhau, từ việc cảnh báo, trừ điểm, cho tới đuổi học. Thậm chí, các hành vi gian lận sẽ được lưu lại trong hồ sơ của trường tới 7 – 15 năm. 

  • Điều đó có trái với đạo đức không:

Vài điều mình cảm thấy hữu ích mỗi khi đưa ra một quyết định mà lương tâm mình trăn trở, đó là:

  • Vì sao mình cần làm điều đó: Có được một hồ sơ tốt sẽ giúp mình như thế nào trong các cơ hội sau này
  • Mình còn cách khác không:Mình có thể cố gắng dành nhiều thời gian và tâm sức cho việc học được không
  • Những hậu quả có thể xảy ra là gì: Mình có đủ can đảm để chấp nhận sự rủi ro nếu bị lừa, bị cảnh cáo, hay đuổi học không
  • Mình có thoải mái để làm điều đó không: Trong lòng mình có cảm thấy dễ chịu khi đang lừa dối và đạp lên sự cố gắng của người khác không; Mình có hạnh phúc nếu thành công không tự thân; Mình có tự tin khi đối diện với mọi người và nói về những thành tích giả không

3. Tìm kiếm sự hỗ trợ ở đâu

Tùy vào mỗi trường Đại học, ví dụ ở đây là trường mình, tụi mình có thể tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách:

  • Liên lạc với cố vấn giáo dục (course advisor, study support coordinator):Tại đây, tụi mình có thể nhận được những lời khuyên, góp ý, và tài liệu về cách học nói chung. Ví dụ, tụi mình sẽ được tư vấn về chiến lược học cho các môn, cấu trúc của bài luận, các nguồn tham khảo để phát triển kĩ năng học tập.
  • Trao đổi với giảng viên (lecturer), hoặc trợ giảng (tutor): Thường thì giảng viên sẽ giải đáp nhiều hơn về nội dung chương trình học, trong khi trợ giảng có thể trả lời các câu hỏi về bài tập.
  • Sử dụng dịch vụ về sức khỏe và tham vấn (health center, mental health counseling): Tụi mình có thể gia hạn nộp bài/thi nếu cần thời gian để chăm sóc sức khỏe tinh thần, hoặc có những vấn đề về sức khỏe.
  • Sử dụng dịch vụ proofreading (kiểm đọc)cũng là một lựa chọn an toàn. Tụi mình có thể xin góp ý về chính tả, ngữ pháp, cấu trúc, ý tưởng, v.v. mà KHÔNG sửa trực tiếp nội dung bài. Thậm chí proofreading được khuyến khích/yêu cầu đối với sinh viên quốc tế ở bậc Cao học.

Mình hiểu là mỗi người đều có những lý do cho lựa chọn của riêng mình. Nhưng nếu được tự do chọn lựa, mình tin bạn sẽ chọn con đường đúng đắn nhất với niềm tin và trách nhiệm của bản thân.

Từ khóa: 

giáo dục

,

kỹ năng mềm

,

tư duy

Tôi không phản đối nếu có ai đó cheating trong thi cử, chứ đừng nói đến dùng "dịch vụ hỗ trợ". Tôi hoàn toàn thông cảm được, và từ tận đáy lòng, tôi hoàn toàn hiểu và ok với họ. Chúng ta có quyền dùng mọi biện pháp tốt nhất để vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước mắt, đó là con người, là bản chất tự nhiên, và là thứ giúp chúng ta từ những chú vượn 2 chân trở thành loài người.

Nhưng có lẽ tôi muốn nhắc bạn rằng.

Đừng vì cái nghèo ở tuổi 20 mà bán đi nhân phẩm, tôi không nói đó là danh dự, tự do mà là nhân phẩm. Và thứ này không phải người ta đối với bạn như thế nào mà là bạn đối với bạn như thế nào. Nếu bạn luôn nghĩ mình là 1 chiến binh hạng nhất, phải làm những điều hạng nhất, thì bạn là chiến binh hạng nhất. Như cô gái bán hoa người Pháp ở vùng Namur quyết tâm không mua vui cho bọn lính Phổ trong sách giáo khoa ấy!

Thứ quý giá nhất ở tuổi 20 không phải thể xác, tuổi trẻ, hay vô vàn những thứ khác mà là nhân phẩm, nếu bạn đã chấp nhận mình chỉ là 1 kẻ thất bại, 1 thứ rẻ rúng chẳng có gì ngoài thể xác và thanh xuân, thì sẽ rất khó, rất đau đớn để lấy lại nó.

Một bức tranh sơn màu đen cũng đẹp thôi, ta có thể vẽ nên nó thêm nhiều nét trắng, nhiều nét đậm khác, nhưng bản chất của màu đen luôn là màu đen.

Đừng vì cái khó trước mắt mà từ bỏ nỗ lực. Thật ra mấy cái này ai cũng nói rồi, nhưng tôi chỉ nói đơn giản thôi, ở trường học bạn có thể nỗ lực, khi ở tuổi 20 bạn có thể đi ăn cắp, ăn trộm, làm sgbb, nhưng ở tuổi 30, tuổi 40, bạn có giải pháp nào khác?

CÓ 1 NGƯỜI TỪNG NÓI VỚI TÔI THẾ NÀY, GIÁ TRỊ CON NGƯỜI LÀ TRẢI NGHIỆM. Đúng! Giá trị con người là trải nghiệm, nhưng nếu bạn chọn sự dễ dàng lần 1, ai sẽ tin rằng bạn không có lần 2, lần 3...

Tất nhiên, so sánh giữa học và làm sgbb là 1 sự so sánh quá sai lầm về tầm vóc, và tôi cũng chẳng có quyền đánh giá...

Tôi chỉ muốn nói lại rằng, thế gian sẽ chẳng ai đánh giá bạn cả, cũng chẳng thông cảm gì với bạn hết, họ chỉ nhìn vào bạn lúc đó thôi, và sự thật là rồi thì bạn cũng méo thèm quan tâm thế gian nhìn bạn như thế nào, thứ duy nhất bạn cần an ủi là vết thương của lòng tự tôn đã bị vạch lên mãi mãi.

Trả lời

Tôi không phản đối nếu có ai đó cheating trong thi cử, chứ đừng nói đến dùng "dịch vụ hỗ trợ". Tôi hoàn toàn thông cảm được, và từ tận đáy lòng, tôi hoàn toàn hiểu và ok với họ. Chúng ta có quyền dùng mọi biện pháp tốt nhất để vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước mắt, đó là con người, là bản chất tự nhiên, và là thứ giúp chúng ta từ những chú vượn 2 chân trở thành loài người.

Nhưng có lẽ tôi muốn nhắc bạn rằng.

Đừng vì cái nghèo ở tuổi 20 mà bán đi nhân phẩm, tôi không nói đó là danh dự, tự do mà là nhân phẩm. Và thứ này không phải người ta đối với bạn như thế nào mà là bạn đối với bạn như thế nào. Nếu bạn luôn nghĩ mình là 1 chiến binh hạng nhất, phải làm những điều hạng nhất, thì bạn là chiến binh hạng nhất. Như cô gái bán hoa người Pháp ở vùng Namur quyết tâm không mua vui cho bọn lính Phổ trong sách giáo khoa ấy!

Thứ quý giá nhất ở tuổi 20 không phải thể xác, tuổi trẻ, hay vô vàn những thứ khác mà là nhân phẩm, nếu bạn đã chấp nhận mình chỉ là 1 kẻ thất bại, 1 thứ rẻ rúng chẳng có gì ngoài thể xác và thanh xuân, thì sẽ rất khó, rất đau đớn để lấy lại nó.

Một bức tranh sơn màu đen cũng đẹp thôi, ta có thể vẽ nên nó thêm nhiều nét trắng, nhiều nét đậm khác, nhưng bản chất của màu đen luôn là màu đen.

Đừng vì cái khó trước mắt mà từ bỏ nỗ lực. Thật ra mấy cái này ai cũng nói rồi, nhưng tôi chỉ nói đơn giản thôi, ở trường học bạn có thể nỗ lực, khi ở tuổi 20 bạn có thể đi ăn cắp, ăn trộm, làm sgbb, nhưng ở tuổi 30, tuổi 40, bạn có giải pháp nào khác?

CÓ 1 NGƯỜI TỪNG NÓI VỚI TÔI THẾ NÀY, GIÁ TRỊ CON NGƯỜI LÀ TRẢI NGHIỆM. Đúng! Giá trị con người là trải nghiệm, nhưng nếu bạn chọn sự dễ dàng lần 1, ai sẽ tin rằng bạn không có lần 2, lần 3...

Tất nhiên, so sánh giữa học và làm sgbb là 1 sự so sánh quá sai lầm về tầm vóc, và tôi cũng chẳng có quyền đánh giá...

Tôi chỉ muốn nói lại rằng, thế gian sẽ chẳng ai đánh giá bạn cả, cũng chẳng thông cảm gì với bạn hết, họ chỉ nhìn vào bạn lúc đó thôi, và sự thật là rồi thì bạn cũng méo thèm quan tâm thế gian nhìn bạn như thế nào, thứ duy nhất bạn cần an ủi là vết thương của lòng tự tôn đã bị vạch lên mãi mãi.