Làm sao để điều chỉnh giọng nói để nhấn mạnh nội dung?

  1. Kỹ năng mềm

Giọng nói của mình khá to, rõ ràng. Thế nhưng mình cảm nhận, và 1 số người cũng nhận xét là khi thuyết trình hoặc nói thì giọng đang bị đều, chưa nhấn mạnh vào những nội dung quan trọng. Mình vẫn chưa biết nên sửa như thế nào.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Bạn cứ đọc câu kéo rõ ràng, dấu câu đầy đủ là đã được 1 phần rồi. Sau đó thì lúc đọc nhấn mạnh những từ hay cụm từ quan trọng trong câu, những từ khác nói nhẹ, nhanh, đơn giản thôi. Chỉ cần tập như vậy là sẽ thấy khác biệt ngay.

Ví dụ như ở trên bạn có thể nói: Giọng nói (nhấn mạnh) của (nhẹ, nhanh) mình (nhấn mạnh) khá (nhẹ, nhanh) to (nhấn mạnh), (nghỉ vì có dấu phẩy) rõ ràng (nhấn mạnh). (nghỉ vì có dấu chấm) Thế nhưng mình (nhẹ, nhanh) cảm nhận (nhấn mạnh), (nghỉ vì có dấu phẩy) (nhẹ nhanh) 1 số người (mạnh) cũng (nhẹ, nhanh) nhận xét (nhấn mạnh) là khi (nhẹ) thuyết trình (nhấn mạnh) hoặc (nhẹ) nói (nhấn mạnh) thì (nhẹ) giọng (nhấn mạnh) đang bị (nhẹ) đều (nhấn mạnh), (nghỉ vì dấu phẩy)....

Ngoài ra thì cũng cần lên xuống giọng trong câu. Như câu hỏi hoặc câu phủ định thường lên giọng ở cuối câu, câu trả lời khẳng định thường xuống giọng ở cuối. VD: Câu hỏi của bạn: Làm thế nào để nhấn mạnh nội dung? thì lên giọng tại chữ dung. Câu: Bạn cứ đọc câu kéo rõ ràng. Thì xuống giọng tại chữ ràng.

Gần như là cho cảm xúc của mình vào câu vậy.

Cái này bạn phải tập nói nhiều và nếu phát biểu bạn cần đọc trước văn bản để nắm được những từ quan trọng để nhấn nhá cho hợp lý. Dần dần sẽ cải thiện nhanh thôi.

Trả lời

Bạn cứ đọc câu kéo rõ ràng, dấu câu đầy đủ là đã được 1 phần rồi. Sau đó thì lúc đọc nhấn mạnh những từ hay cụm từ quan trọng trong câu, những từ khác nói nhẹ, nhanh, đơn giản thôi. Chỉ cần tập như vậy là sẽ thấy khác biệt ngay.

Ví dụ như ở trên bạn có thể nói: Giọng nói (nhấn mạnh) của (nhẹ, nhanh) mình (nhấn mạnh) khá (nhẹ, nhanh) to (nhấn mạnh), (nghỉ vì có dấu phẩy) rõ ràng (nhấn mạnh). (nghỉ vì có dấu chấm) Thế nhưng mình (nhẹ, nhanh) cảm nhận (nhấn mạnh), (nghỉ vì có dấu phẩy) (nhẹ nhanh) 1 số người (mạnh) cũng (nhẹ, nhanh) nhận xét (nhấn mạnh) là khi (nhẹ) thuyết trình (nhấn mạnh) hoặc (nhẹ) nói (nhấn mạnh) thì (nhẹ) giọng (nhấn mạnh) đang bị (nhẹ) đều (nhấn mạnh), (nghỉ vì dấu phẩy)....

Ngoài ra thì cũng cần lên xuống giọng trong câu. Như câu hỏi hoặc câu phủ định thường lên giọng ở cuối câu, câu trả lời khẳng định thường xuống giọng ở cuối. VD: Câu hỏi của bạn: Làm thế nào để nhấn mạnh nội dung? thì lên giọng tại chữ dung. Câu: Bạn cứ đọc câu kéo rõ ràng. Thì xuống giọng tại chữ ràng.

Gần như là cho cảm xúc của mình vào câu vậy.

Cái này bạn phải tập nói nhiều và nếu phát biểu bạn cần đọc trước văn bản để nắm được những từ quan trọng để nhấn nhá cho hợp lý. Dần dần sẽ cải thiện nhanh thôi.

Bạn nên lưu ý một số điều sau khi nói nhé:

1. Điều chỉnh tư thế

Dù bạn đang đứng hay ngồi, hãy chú ý tới phần cổ của mình. Thời nay chúng ta càng có xu hướng chúi đầu về phía trước nhiều hơn, Tư thế này ngăn thanh quản chuyển động thoải mái, khiến giọng nói của bạn không được trơn tru.

Ngoài ra, những tư thế sau cũng ảnh hưởng đến giọng nói:

  • Cong lưng quá mức: Một số người thường có phần lưng dẻo dai hơn. Vì vậy họ thường có xu hướng nâng phần ngực, đẩy vai ra sau và nghiêng xương chậu về phía trước nhiều hơn mức cần thiết. Điều này khiến các phần cơ bắp khác căng hơn, ảnh hưởng đến giọng nói.
  • Căng cứng cổ và họng: Sử dụng phần đầu và cổ quá mức, đặc biệt là sau khi căng cơ, sẽ tác động lên hơi thở, từ đó ảnh hưởng lên tông giọng của bạn.

2. Điều chỉnh tốc độ nói

Tốc độ nói vừa phải thường nằm trong khoảng 120 đến 160 chữ trong một phút. Để xác định tốc độ của mình, bạn có thể thử cách sau:

  • Bước 1: Chọn một đoạn văn
  • Bước 2: Đọc trong 1 phút với tốc độ của bạn và ghi âm lại
  • Bước 3: Đếm số chữ bạn đã đọc được trong 1 phút

Sau khi xác định được tốc độ của mình, bước còn lại là ghi nhớ và luyện tập để điều chỉnh.

4. Thay đổi cao độ

Thay đổi cao độ giọng nói giúp truyền tải thông điệp một cách sống động hơn và khiến người khác chú ý vào nội dung cuộc trò chuyện.

Để điều chỉnh, trước tiên bạn cần xác định được nội dung cần truyền tải để sử dụng tông giọng phù hợp. Chẳng hạn, khi chia sẻ về một chuyến đi vui, hãy sử dụng tông giọng hơi cao, vui tươi thay vì tông giọng thấp.

5. Phát âm rõ ràng

Cảm giác lo lắng thường khiến chúng ta vô thức đóng khẩu hình và nói nhỏ lại để tránh gây sự chú ý. Ngoài việc chuẩn bị nội dung chu đáo trước khi phát biểu, bạn có thể luyện tập thói quen phát âm bằng cách:

  • Tập đọc to, mở rộng miệng và sử dụng toàn bộ chuyển động của môi.
  • Khi có thời gian rảnh: Tập chu môi rồi mở rộng môi trong 10 lần chậm rồi 10 lần nhanh.