Làm sao để nhớ được những gì đã học?

  1. Giáo dục

  2. Tư duy

Ai đã từng là một hs,sv chắc cx hiểu nỗi khổ phải nhồi nhét 1 lúc 15-16 môn vào đầu nếu không sẽ học lệch môn hoặc bị liệt môn. Học xong môn này mk sẽ học môn khác xong đến vài ngày hay 1 tuần sau lại quên những gì đã học. TG để ôn lại những gì học giống như học lại từ đầu vậy. Ai có pp hay cách ôn tập cách quãng hiệu quả nào chia sẻ cho e vs ạ!Cảm ơn mn nhiều ạ
Từ khóa: 

giáo dục

,

tư duy

Chào Ngọc Mai nhé. Câu hỏi của bạn thực ra có 2 vấn đề.

Việc thớ nhất là phương pháp để ghi nhớ 1 kiến thức nào đó. Việc thứ 2 là có nên nhớ mọi thứ, giỏi mọi môn hay không?

Về kỹ thuật ghi nhớ thông tin:

  • Để nắm rõ kỹ thuật này, bạn nên đặt một câu hỏi khác cho các bạn trên noron, mọi người sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
  • Ngắn gọn thì bạn phải có kỹ thuật ghi nhớ bằng cách tăng cường liên kết ô nhớ. Đội luyện trí nhớ, thi siêu trí tuệ thì rất giỏi môn này. Lưu ý rằng đây chỉ là việc ghi nhớ ngắn hạn, học nhồi nhét, rất phù hợp cho ôn thi, trả bài kiểm tra.
  • Người thường có khả năng ghi nhớ khoảng 7 (+-2) từ trong vòng 1 phút (rất yếu phải không các bạn?)
  • Để trí nhớ ngắn hạn chuyển dần vào vùng nhớ dài hạn, bạn bắt buộc phải thực hiện việc học nhắc lại (học tăng cường) đúng tần suất. Phương pháp học nhắc lại này cũng rất dễ tìm kiếm trên mạng. Nó dựa trên nguyên tắc của não bộ trong việc ưu tiên ghi nhớ những gì thường sử dụng và xóa đi những thông tin ít giá trị.

Liệu chúng ta có cần ghi nhớ tất cả

https://cdn.noron.vn/2022/09/05/2508812974795-1662363302.jpg

  • Như mình vẫn chia sẻ, sự học nó phải bao gồm cả 3 giai đoạn: học - hiểu - hành. Trong đó việc ghi nhớ (học) chỉ là giai đoạn đầu tiên. Nó không quan trọng bằng việc hiểu sâu (liên tưởng, liên kết với các kiến thức, tư duy khác), và thực hành vận dụng ra ngoài cuộc sống. Ví dụ một người có thể nhớ vách vách các mốc lịch sử, nhưng lại hiểu rằng Hitler là một người tốt thì sự hiểu là rất tai hại rồi. Và nếu người đó chỉ biết học nhưng không chịu làm gì, chỉ giỏi chém gió nói phét có nghĩa là không có khả năng hành động thực tiễn. Việc học đó gần như vô nghĩa.
  • Đội học giỏi (siêu trí tuệ), chưa chắc đã là người thông minh hiểu biết (hiểu sâu), và người hiểu biết chưa chắc đã là người thành công (hành động đúng đắn, quyết liệt).
  • Não người có 1 cơ chế để xóa bớt thông tin đã lưu ở cả vùng ghi nhớ ngắn hạn và dài hạn nhằm giảm tải giúp nhẹ đầu. Nếu muốn không quên tất cả những thứ đã từng học, bạn sẽ phải bỏ ra vô cùng lớn thời gian để liên tục học lại những thứ đã học. Khi lượng kiến thức thu nạp vào đã nhiều, thì việc liên tục học lại đó sẽ chiếm trọn thời gian của bạn, mà những thông tin, tri thức cũ đã không còn hoặc ít giá trị. Nên quên đi cũng là một điều tốt. Cái chúng ta cần nhớ chỉ là 1 phần nhỏ những thứ tinh hoa, và phương pháp để tra cứu lại khi cần.
  • Lợi ích của việc quên đi không chỉ giúp cho việc học thứ mới được nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn, mà còn giúp cho bạn sớm quên đi những điều buồn, trải nghiệm tệ, cảm xúc thiếu tích cực.
  • Thế giới công nghệ hiện đại bây giờ có rất nhiều máy móc và phương tiện hỗ trợ ghi nhớ rất tốt. Máy móc có thể nhớ hàng Petabytes dữ liệu với chi phí không quá cao. Cái mà máy móc vẫn thua con người là ở năng lực tư duy trừu tượng (khả năng hiểu sâu), chứ không phải ở năng lực ghi nhớ. Vì vậy, chúng ta nên tập trung vào năng lực tư duy hơn là năng lực ghi nhớ. 

Nhìn chung não của bạn đang thực hiện rất tốt chức năng của nó là ghi nhớ và xóa đi những bộ phận thông tin ít quan trọng. Quên bớt đi cũng là một chức năng cần thiết. Nên bên cạnh học tập phải có nghỉ ngơi thư giãn để não sắp xếp, ưu tiên và xóa bớt những thứ không cần thiết.

Trả lời

Chào Ngọc Mai nhé. Câu hỏi của bạn thực ra có 2 vấn đề.

Việc thớ nhất là phương pháp để ghi nhớ 1 kiến thức nào đó. Việc thứ 2 là có nên nhớ mọi thứ, giỏi mọi môn hay không?

Về kỹ thuật ghi nhớ thông tin:

  • Để nắm rõ kỹ thuật này, bạn nên đặt một câu hỏi khác cho các bạn trên noron, mọi người sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
  • Ngắn gọn thì bạn phải có kỹ thuật ghi nhớ bằng cách tăng cường liên kết ô nhớ. Đội luyện trí nhớ, thi siêu trí tuệ thì rất giỏi môn này. Lưu ý rằng đây chỉ là việc ghi nhớ ngắn hạn, học nhồi nhét, rất phù hợp cho ôn thi, trả bài kiểm tra.
  • Người thường có khả năng ghi nhớ khoảng 7 (+-2) từ trong vòng 1 phút (rất yếu phải không các bạn?)
  • Để trí nhớ ngắn hạn chuyển dần vào vùng nhớ dài hạn, bạn bắt buộc phải thực hiện việc học nhắc lại (học tăng cường) đúng tần suất. Phương pháp học nhắc lại này cũng rất dễ tìm kiếm trên mạng. Nó dựa trên nguyên tắc của não bộ trong việc ưu tiên ghi nhớ những gì thường sử dụng và xóa đi những thông tin ít giá trị.

Liệu chúng ta có cần ghi nhớ tất cả

https://cdn.noron.vn/2022/09/05/2508812974795-1662363302.jpg

  • Như mình vẫn chia sẻ, sự học nó phải bao gồm cả 3 giai đoạn: học - hiểu - hành. Trong đó việc ghi nhớ (học) chỉ là giai đoạn đầu tiên. Nó không quan trọng bằng việc hiểu sâu (liên tưởng, liên kết với các kiến thức, tư duy khác), và thực hành vận dụng ra ngoài cuộc sống. Ví dụ một người có thể nhớ vách vách các mốc lịch sử, nhưng lại hiểu rằng Hitler là một người tốt thì sự hiểu là rất tai hại rồi. Và nếu người đó chỉ biết học nhưng không chịu làm gì, chỉ giỏi chém gió nói phét có nghĩa là không có khả năng hành động thực tiễn. Việc học đó gần như vô nghĩa.
  • Đội học giỏi (siêu trí tuệ), chưa chắc đã là người thông minh hiểu biết (hiểu sâu), và người hiểu biết chưa chắc đã là người thành công (hành động đúng đắn, quyết liệt).
  • Não người có 1 cơ chế để xóa bớt thông tin đã lưu ở cả vùng ghi nhớ ngắn hạn và dài hạn nhằm giảm tải giúp nhẹ đầu. Nếu muốn không quên tất cả những thứ đã từng học, bạn sẽ phải bỏ ra vô cùng lớn thời gian để liên tục học lại những thứ đã học. Khi lượng kiến thức thu nạp vào đã nhiều, thì việc liên tục học lại đó sẽ chiếm trọn thời gian của bạn, mà những thông tin, tri thức cũ đã không còn hoặc ít giá trị. Nên quên đi cũng là một điều tốt. Cái chúng ta cần nhớ chỉ là 1 phần nhỏ những thứ tinh hoa, và phương pháp để tra cứu lại khi cần.
  • Lợi ích của việc quên đi không chỉ giúp cho việc học thứ mới được nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn, mà còn giúp cho bạn sớm quên đi những điều buồn, trải nghiệm tệ, cảm xúc thiếu tích cực.
  • Thế giới công nghệ hiện đại bây giờ có rất nhiều máy móc và phương tiện hỗ trợ ghi nhớ rất tốt. Máy móc có thể nhớ hàng Petabytes dữ liệu với chi phí không quá cao. Cái mà máy móc vẫn thua con người là ở năng lực tư duy trừu tượng (khả năng hiểu sâu), chứ không phải ở năng lực ghi nhớ. Vì vậy, chúng ta nên tập trung vào năng lực tư duy hơn là năng lực ghi nhớ. 

Nhìn chung não của bạn đang thực hiện rất tốt chức năng của nó là ghi nhớ và xóa đi những bộ phận thông tin ít quan trọng. Quên bớt đi cũng là một chức năng cần thiết. Nên bên cạnh học tập phải có nghỉ ngơi thư giãn để não sắp xếp, ưu tiên và xóa bớt những thứ không cần thiết.

Kiến thức không tự nhiên mà "in" hẳn vào đầu mà ngày nào cũng phải rèn luyện bạn ạ. Như kiểu mấy công thức toán học ấy, mình tự nhận mình là người học rất kém môn liên quan đến tính toán, thế nên là mình thường dành mỗi buổi tối để xem lại bài và học lại công thức. Thế thì mới nhớ được, chứ học kiểu học vẹt, học trong thời gian ngắn thì khó nhớ lắm.

Dưới đây là các cách mình áp dụng khi còn đi học, bạn có thể tham khảo:

1. Học chủ động chứ đừng thụ động

Hãy tạo cho bản thân nguồn cảm hứng để tự ngồi vào bàn học thay vì bị ép "phải" ngồi vào bàn học bởi bài tập, deadline. Hãy giành lấy thế chủ động!!! Khi bạn nắm được thế chủ động, bạn có thể kiểm soát tình hình và nâng cao hiệu quả học tập.

2. Xây dựng môi trường học tập lí tưởng

Sẽ có nhiều vấn đề để nói ở mục này tuy nhiên ở đây mình sẽ chỉ đề cập đến một vấn đề, đó là sự tập trung. Để đạt được hiệu quả nhanh cùng sự tập trung cao độ thì học một mình là sự lựa chọn tốt nhất. Hoặc nhiều lắm hãy chọn thêm 1-2 người bạn để học cùng. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mục đích chính là học tập nhé.

Tạo ra một môi trường học tập như vậy thì khả năng tiếp thu kiến thức của bạn sẽ được nâng lên đáng kể đấy

3. Dồn lực hiệu quả

Nếu như chúng ta học trong một khoảng thời gian dài thì khả năng ghi nhớ cũng như sự tập trung đều giảm. Vì vậy, hãy tạo ra những khoảng nghỉ sử dụng phương pháp Pomodoro.

Tập trung cao độ trong vòng 25 phút sau đó nghỉ 5 phút và quay lại với chu kì học tập.

4. Câu hỏi luyện tập

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng flash card hoặc phương pháp giảng bài cho bản thân. Bằng một cách nào đấy hãy khiến não phải suy nghĩ để tìm ra câu trả lời, việc gợi nhắc lại kiến thức bằng cách đặt câu hỏi sẽ tăng khả ghi nhớ cũng như giúp não tư duy tốt hơn.

5. Lặp lại ngắt quãng

Có lẽ bạn đã quen thuộc với phương pháp này tuy nhiên chưa bao giờ là cũ cả. Lặp lại ngắt quãng sẽ khiến bạn ghi nhớ kiến thức tốt hơn và lâu hơn nên hãy áp dụng nhé!

Đây là tip học tập của mình
Có thể bạn không biết, có một cách ghi nhớ cũng khá thú vị. 
Chính là học trước khi quên 😅
Thông thường chúng ta sẽ học thuộc bài hoặc làm bài khi tới gần ngày học môn đó hoặc ngày thi. Nhưng mình thường học hay làm bài tập về nhà ngay sau khi kết thúc buổi học hoặc ngay trong ngày hôm đó.
Nếu bạn phải học cả ngày, hãy tranh thủ làm vào giờ giải lao. 
+ Nó sẽ giúp bạn giải quyết bài tập về nhà sớm mà không sợ đến hạn.
+ Nhớ bài lâu hơn 
+ Đỡ tốn thời gian vì ngay trong lúc đó bạn đang hiểu bài. Để hai ba ngày mới làm thì bạn cần thời gian nhớ lại.
Mình hay gọi đùa đây là phương pháp "nhớ trước khi quên".