Mình hoang mang trong cách định hướng nghề nghiệp...?
định hướng nghề nghiệp
,cơ hội nghề nghiệp
,hướng nghiệp
,chọn ngành chọn nghề
,chọn nghề
,lựa chọn ngành nghề
,chọn ngành
,ngành nghề
,chọn ngành nghề
,chọn ngành học
,hướng nghiệp
,chuyện tuổi 20s
,thinking hub
,tâm sự cuộc sống
,cơ hội nghề nghiệp
Mình xin phép không trả lời về vấn đề hướng nghiệp, mà mình xin phép tư vấn bạn phương pháp ra quyết định. Câu hỏi của bạn thể hiện sự hoang mang tiêu biểu của một người thiếu kỹ năng ra quyết định. Cuộc sống vốn là một chuỗi các chọn lựa khiến cuộc đời của chúng ta sẽ rẽ theo những hướng khác nhau, sẽ đi thẳng hay lòng vòng, sẽ đến được điểm nay hay điểm kia. Lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn người yêu/chồng/vợ, lựa chọn doanh nghiệp... cũng chỉ là những lựa chọn hơi lớn một chút thôi.
Làm sao để có lựa chọn tốt. Làm sao để chọn rồi thì các lựa chọn của mình đều là đúng đắn. Làm sao để không phải hối tiếc khi đã chọn một điều gì đó. Tất cả những thứ đấy sẽ được giải đáp nếu bạn tìm hiểu về kỹ năng ra quyết định.
Nói về mặt học thuật, kỹ năng ra quyết định đã được nhiều sách vở thảo luận nhiều, bạn có thể tham khảo và tìm đọc chúng rất dễ ràng. Muốn giỏi cái gì thì phải học. Giỏi quyết định là thứ quá đáng để học phải không nào. Vậy nên hãy tìm hiểu nghiêm túc nhé.
Trong các cuốn sách, tôi xin phép giới thiệu với bạn 1 cuốn sách có vẻ không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng là cuốn: "Khoa học điều khiển tâm trí". Mình đề xuất cuốn này vì nó rất ngắn, rất rẻ (~70k), và nó thảo luận 1 vấn đề còn cao cấp hơn cả kỹ năng ra quyết định là kỹ năng tác động để người khác tự ra quyết định như mình mong muốn. Do đó, cuốn này sẽ nói rất ngắn gọn các cơ chế mà con người dùng để ra quyết định chỉ trong 1 chương thôi. Bạn có thể chỉ cần đọc chương 4 trong cuốn sách này.
Nếu ai từng làm sâu trong ngành thuật toán, cntt sẽ biết tới các bài toán tối ưu. Đặc điểm của nó là về cơ bản chúng ta sẽ tốn rất nhiều thời gian, tài nguyên tính toán để ra một kết quả tốt nhất có thể trong điều kiện thời gian cho phép chứ không bao giờ tìm ra được kết quả tốt ưu. Tương tự như máy đánh cờ, nếu cho nó nghĩ 1 giây nó sẽ đi một nước đã tính được đến độ sâu 16, mà cho nó 1 phút nó sẽ tính toán ra phương án tối ưu ở độ sâu 18, cho nó 1000 năm sẽ có nước đi tối nhất với độ sâu cỡ 32. Do tối ưu là bài toán không thể giải, vì vậy đừng truy cầu sự tối ưu, hãy cầu mong một sự tốt hơn, khả thi, chấp nhận được.
Để có một quyết định tốt mà sau này không hối hận bạn hãy:
Tìm hiểu và thu thập thông tin: Trước khi đưa ra quyết định, hãy tìm hiểu kỹ về tất cả các khía cạnh liên quan và thu thập đủ thông tin. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đánh giá được tác động của lựa chọn đó.
Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho bản thân. Việc này giúp bạn biết được những gì bạn muốn đạt được và từ đó đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu đó.
Đánh giá lợi và hại: Cân nhắc kỹ lưỡng các lợi ích và hậu quả của mỗi lựa chọn. Xem xét các khía cạnh tích cực và tiêu cực của từng quyết định để đảm bảo lựa chọn của bạn mang lại lợi ích lâu dài.
Suy nghĩ sáng suốt: Tránh đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc hay áp lực từ người khác. Hãy suy nghĩ một cách sáng suốt, lý trí và đánh giá khách quan để đưa ra quyết định đúng đắn.
Thử nghiệm và tìm hiểu từ kinh nghiệm: Đôi khi, không thể biết trước được kết quả của một quyết định. Hãy dũng cảm thử nghiệm và sau đó học hỏi từ kinh nghiệm đó. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì hoạt động và không hoạt động trong quá trình ra quyết định.
Tự chấp nhận và học từ sai lầm: Nếu bạn đánh giá sai và gặp sai lầm, hãy chấp nhận và học từ nó. Không tự trách mình quá mức và tìm cách khắc phục sai lầm để trở thành người ra quyết định tốt hơn.
Lắng nghe ý kiến của người khác: Hãy lắng nghe ý kiến và góp ý của người khác, đặc biệt là những người có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực liên quan. Điều này giúp bạn có thêm thông tin và quan điểm khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn.
Tin tưởng vào bản thân: Cuối cùng, hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và quyết định mà bạn đã đưa ra. Tự tin và kiên nhẫn trong việc thực hiện lựa chọn của mình sẽ giúp bạn không hối hận về quyết định đó.
Và cuối cùng, lên noron hỏi và tư vấn các chuyên gia. Việc lớn quan trọng không nên quyết định vội vàng, phải không nào.
Chúc bạn đạt được một điều gì đó và không cảm thấy tốn thời gian khi đọc trả lời của tôi.
Lê Minh Hưng
Mình xin phép không trả lời về vấn đề hướng nghiệp, mà mình xin phép tư vấn bạn phương pháp ra quyết định. Câu hỏi của bạn thể hiện sự hoang mang tiêu biểu của một người thiếu kỹ năng ra quyết định. Cuộc sống vốn là một chuỗi các chọn lựa khiến cuộc đời của chúng ta sẽ rẽ theo những hướng khác nhau, sẽ đi thẳng hay lòng vòng, sẽ đến được điểm nay hay điểm kia. Lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn người yêu/chồng/vợ, lựa chọn doanh nghiệp... cũng chỉ là những lựa chọn hơi lớn một chút thôi.
Làm sao để có lựa chọn tốt. Làm sao để chọn rồi thì các lựa chọn của mình đều là đúng đắn. Làm sao để không phải hối tiếc khi đã chọn một điều gì đó. Tất cả những thứ đấy sẽ được giải đáp nếu bạn tìm hiểu về kỹ năng ra quyết định.
Nói về mặt học thuật, kỹ năng ra quyết định đã được nhiều sách vở thảo luận nhiều, bạn có thể tham khảo và tìm đọc chúng rất dễ ràng. Muốn giỏi cái gì thì phải học. Giỏi quyết định là thứ quá đáng để học phải không nào. Vậy nên hãy tìm hiểu nghiêm túc nhé.
Trong các cuốn sách, tôi xin phép giới thiệu với bạn 1 cuốn sách có vẻ không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng là cuốn: "Khoa học điều khiển tâm trí". Mình đề xuất cuốn này vì nó rất ngắn, rất rẻ (~70k), và nó thảo luận 1 vấn đề còn cao cấp hơn cả kỹ năng ra quyết định là kỹ năng tác động để người khác tự ra quyết định như mình mong muốn. Do đó, cuốn này sẽ nói rất ngắn gọn các cơ chế mà con người dùng để ra quyết định chỉ trong 1 chương thôi. Bạn có thể chỉ cần đọc chương 4 trong cuốn sách này.
Nếu ai từng làm sâu trong ngành thuật toán, cntt sẽ biết tới các bài toán tối ưu. Đặc điểm của nó là về cơ bản chúng ta sẽ tốn rất nhiều thời gian, tài nguyên tính toán để ra một kết quả tốt nhất có thể trong điều kiện thời gian cho phép chứ không bao giờ tìm ra được kết quả tốt ưu. Tương tự như máy đánh cờ, nếu cho nó nghĩ 1 giây nó sẽ đi một nước đã tính được đến độ sâu 16, mà cho nó 1 phút nó sẽ tính toán ra phương án tối ưu ở độ sâu 18, cho nó 1000 năm sẽ có nước đi tối nhất với độ sâu cỡ 32. Do tối ưu là bài toán không thể giải, vì vậy đừng truy cầu sự tối ưu, hãy cầu mong một sự tốt hơn, khả thi, chấp nhận được.
Để có một quyết định tốt mà sau này không hối hận bạn hãy:
Tìm hiểu và thu thập thông tin: Trước khi đưa ra quyết định, hãy tìm hiểu kỹ về tất cả các khía cạnh liên quan và thu thập đủ thông tin. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và đánh giá được tác động của lựa chọn đó.
Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể và rõ ràng cho bản thân. Việc này giúp bạn biết được những gì bạn muốn đạt được và từ đó đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu đó.
Đánh giá lợi và hại: Cân nhắc kỹ lưỡng các lợi ích và hậu quả của mỗi lựa chọn. Xem xét các khía cạnh tích cực và tiêu cực của từng quyết định để đảm bảo lựa chọn của bạn mang lại lợi ích lâu dài.
Suy nghĩ sáng suốt: Tránh đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc hay áp lực từ người khác. Hãy suy nghĩ một cách sáng suốt, lý trí và đánh giá khách quan để đưa ra quyết định đúng đắn.
Thử nghiệm và tìm hiểu từ kinh nghiệm: Đôi khi, không thể biết trước được kết quả của một quyết định. Hãy dũng cảm thử nghiệm và sau đó học hỏi từ kinh nghiệm đó. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì hoạt động và không hoạt động trong quá trình ra quyết định.
Tự chấp nhận và học từ sai lầm: Nếu bạn đánh giá sai và gặp sai lầm, hãy chấp nhận và học từ nó. Không tự trách mình quá mức và tìm cách khắc phục sai lầm để trở thành người ra quyết định tốt hơn.
Lắng nghe ý kiến của người khác: Hãy lắng nghe ý kiến và góp ý của người khác, đặc biệt là những người có kinh nghiệm và hiểu biết về lĩnh vực liên quan. Điều này giúp bạn có thêm thông tin và quan điểm khác nhau để đưa ra quyết định tốt hơn.
Tin tưởng vào bản thân: Cuối cùng, hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và quyết định mà bạn đã đưa ra. Tự tin và kiên nhẫn trong việc thực hiện lựa chọn của mình sẽ giúp bạn không hối hận về quyết định đó.
Và cuối cùng, lên noron hỏi và tư vấn các chuyên gia. Việc lớn quan trọng không nên quyết định vội vàng, phải không nào.
Chúc bạn đạt được một điều gì đó và không cảm thấy tốn thời gian khi đọc trả lời của tôi.
Hoabattu
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, trong câu hỏi lớn của bạn có các câu hỏi nhỏ, mình sẽ trả lời từng câu hỏi nhỏ ấy theo suy nghĩ và trải nghiệm của bản thân để bạn tham khảo nhé: