Mình luôn tìm cách làm hài lòng mọi người xung quanh?

  1. Tâm sự cuộc sống

  2. Tâm lý học

  3. Xã hội

Hôm trc mình có khóc ở nhà, ngay giữa bữa cơm. Mình cực kỳ hối hận luôn, bởi vì đột nhiên phá hỏng một bữa ăn của mọi người, xong lại còn khiến tâm trạng mng đi xuống. Mình lúc đó kiểu đang nghĩ rằng bản thân thực sự thất bại, cái j cũng làm hỏng, và kiểu tại sao mọi người cố gắng được mà mình lại không ấy. Bố mình coi đó là một chút khúc mắc trẻ con và sau đó cười mình. Có lẽ sau này mình nhìn lại sẽ thấy vậy, nhưng bây h thì không. Tại sao mình phải thấy vậy bây h trong khi mình cx vẫn chỉ là một đứa trẻ. Mẹ là người duy nhất chịu ngồi cạnh mình lúc đó, cũng chả bắt nói j cả. Mẹ nói rằng có chuyện j đó, có thể nói cho mẹ được ko. Mình định muốn nói, sau đó lại thôi. Lúc đó mình nghĩ rằng sao lại tự nhiên để có một người lo lắng cho mình làm j. Vốn dĩ hình ảnh mà mẹ nhìn thấy ở mình là một đứa vui vẻ lạc quan và có chút ngốc, có lẽ mẹ ko quen với việc mình nghĩ nhiều và trầm cảm thế này. Vả lại nếu mình nói, có lẽ mẹ sẽ phải thận trọng và suy nghĩ với mỗi lần tính nói j đó với mình, kiểu như phải nghĩ xem mình có bị tổn thương ko ấy. Mình ko muốn thế. Mình ko muốn phá hoại hạnh phúc gia đình. Mình coi bản thân như lỡ tồn tại trong một gia đình đang hạnh phúc và luôn ngắm nhìn gia đình đó cười nói lớn lên mỗi ngày ấy. Mình luôn chỉ khóc một mình, và cố gắng làm bản thân trở nên vui vẻ hơn. Mình luôn giấu giếm cảm xúc, và ừm thì suốt 14 năm cuộc đời đã giấu được như vậy rồi, bây h giấu tiếp thì cũng chẳng sao đâu nhỉ.

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

,

tâm lý học

,

xã hội

Mình giông giống bạn. Mình hay làm đủ việc để khiến thầy cô, cha mẹ, bạn xã giao hài lòng (hình như đến h đôi lúc vẫn vô thức làm vậy), một phần là vì sợ họ tức giận sẽ choảng mình, một phần là vì nếu chẳng may phạm lỗi, làm họ buồn thì sẽ day dứt, hối hận. Ban đầu mình tự hào vì được thầy cô, cha mẹ tự hào; nhưng h nhìn lại cảm thấy mình thật ngốc nghếch, ngớ ngẩn khi tỏ ra giống một đứa trẻ ngoan ngoãn, đáng yêu. Hiện tại mình chẳng muốn nhớ tới những lúc mình ngoan ngoãn như một con cừu non nữa, nhưng cũng không biết làm sao để mình hết cái thói quen xấu này.

Trả lời

Mình giông giống bạn. Mình hay làm đủ việc để khiến thầy cô, cha mẹ, bạn xã giao hài lòng (hình như đến h đôi lúc vẫn vô thức làm vậy), một phần là vì sợ họ tức giận sẽ choảng mình, một phần là vì nếu chẳng may phạm lỗi, làm họ buồn thì sẽ day dứt, hối hận. Ban đầu mình tự hào vì được thầy cô, cha mẹ tự hào; nhưng h nhìn lại cảm thấy mình thật ngốc nghếch, ngớ ngẩn khi tỏ ra giống một đứa trẻ ngoan ngoãn, đáng yêu. Hiện tại mình chẳng muốn nhớ tới những lúc mình ngoan ngoãn như một con cừu non nữa, nhưng cũng không biết làm sao để mình hết cái thói quen xấu này.

Mình là tác giả câu hỏi nè, và mình muốn chia sẻ một chút

Việc cố gắng hài lòng tất cả mọi người dường như đã thành thói quen của mình rồi ấy:>>> vì sao? Mình luôn sợ rằng sẽ ảnh hưởng tới người khác, mình luôn lo sợ rằng sẽ bị bỏ rơi hoặc bị cách biệt. Xung quanh mình là bạn bè nhưng thực ra sống trong cái môi trường lớp học lại không dễ dàng như thế. Luôn phải cười, luôn phải tỏ ra mạnh mẽ, chơi với một nhóm bạn nhưng lúc nào cũng phải nơm nớp sợ rằng sẽ bị bỏ lại phía sau, trong lớp sẽ luôn có một đứa được cả lớp trân trọng như ông hoàng bà hoàng vậy, và cố để hài lòng họ hoặc không sẽ bị cả lớp dị nghị, và khi ấy đến lớp không khác gì bước vào địa ngục. Người lớn nghĩ rằng trẻ con suy nghĩ không thấu đáo, hoặc là chưa từng biết tới xã hội này kinh khủng thế nào, thực ra thì để tồn tại trong một lớp học rất khó khăn. Mình không muốn giấu cảm xúc, càng không muốn sống gian dối với chính bản thân, nhưng kỳ thực nếu không làm vậy thì không thể sống tốt trong một môi trường như vậy. Không riêng gì mình, nếu tất cả các đứa trẻ đều dễ dàng nói ra những gì nó cảm thấy thì thực sự cuộc sống của nó trầm cảm lắm, không phải tất cả, nhưng là hầu như. Bạn bè xung quanh mình cho dù giấu diếm cảm xúc nhưng tụi mình cũng có nói chuyện với nhau, hoặc là các bạn ấy viết trên cfs. Mình nhận ra có nhiều bạn phản hồi câu hỏi của mình hình như đã là cha mẹ rồi đúng không? Mình thực sự muốn nói rằng, đừng nhìn đứa trẻ nhà bạn luôn vui tươi mà cho rằng nó vô lo vô nghĩ, bởi vì có thể nó đang phải trải qua những gì stress và kinh khủng hơn bạn nghĩ. Việc học tập đã là mệt mỏi, trong khi bộ GD bắt hs lớp 9 đạt tới trình C1, và giáo trình toán học còn khó hơn trường ĐH của các nước khác, và cho rằng việc học đều tất cả các môn là tốt trong khi thực ra bộ có thể cho chọn môn phụ để học. Việc tồn tại trong môi trường lớp học thực chất còn khó hơn nữa, bởi vì nếu ai đã trải qua việc bị xa lánh hay tách biệt hoàn toàn khỏi lớp, bị body shaming hoặc trải qua cảm giác cô đơn giữa một đám bạn đang nói chuyện vui vẻ với nhau thì mới hiểu rằng nó thực sự quá khổ, quá sức chịu đựng.

Theo mình, làm hài lòng mọi người xung quanh là việc thất bại nhất. Mỗi người sinh ra trong cuộc sống đều có bản ngã riêng, màu sắc riêng, tính cách riêng, không giống hoàn toàn ai cả. Nếu bạn cố gắng để làm hài lòng người khác, chẳng lẽ bạn cố gắng làm vừa lòng người xấu hay người ghét mình? Nếu bạn không có chính kiến riêng, bạn dễ hình thành tính ba phải, không có lập trường riêng và kiên định với mục tiêu của mình, điều này dễ khiến bạn thất bại trong cuộc sống. Hãy thử hỏi xem, bạn cố gắng làm vừa lòng người khác, chắc gì người khác sẽ công nhận “sự cố gắng” của bạn, cho bạn quyền lợi riêng? Có chăng điều chúng ta cần làm là luôn luôn hoàn thiện bản thân, luôn tìm hỏi, học hỏi cái hay từ người khác, từ muôn nơi và xây dựng thương hiệu cá nhân thật đặc sắc, thật thú vị và ý nghĩa. Chúc bạn luôn thành công và hạnh phúc!

Có lẽ nhiều người giống bạn, luôn sống ra ngoài, luôn lo sợ cái được mất. Mình cũng đã từng như bạn. Cho đến một ngày trái tim mình lên tiếng Ủa vậy ai sống cho mình, mình đau mình khổ ai lo?
Câu trả lời là tự ta thương ta, tự ta lo cho ta chứ đâu có ai và mình tự chuyển hóa.
Yêu bản thân, lo cho bản thân rồi mới quan tâm đến người khác.
Yêu vs chấp nhận mọi cảm xúc đến với bản thân, không chối bỏ nó, không dập tắt nó.
Một ngày bạn nhìn lại bạn sẽ thấy bước đường trưởng thành thật sự ý nghĩa.

Bạn muốn có được điều gì khi cố gắng làm hài lòng những người xung quanh? Có phải là hình ảnh về con ngoan trò giỏi hay một người ưu tú. Không có hình ảnh đó thì cuộc sống của bạn sẽ như thế nào? Để sống được trước hết là mình phải ổn đã, rồi sau mới tính đến xung quanh. Rõ ràng là bạn thấy mình không ổn khi giấu diếm cảm xúc, vì bạn nén nó lại thay vì xả ly nên tất yếu nó sẽ dồn và một ngày đẹp trời làm bạn bật khóc giữa bữa cơm thôi.

Mình lại nghĩ sự việc của bạn là một điều rất tốt, vì nó báo động cho bạn đến lúc phải thay đổi và sống thật với chính mình. Không có người xung quanh nào sống thay cho bạn được hết, nên phải biết lo cho mình trước và sống trung thực với những cảm xúc của mình. Đừng ngại người thân dị nghị hay phán xét, đấy là việc của họ. Nếu họ trân quý bạn họ có phán xét cũng sẽ chấp nhận bạn.

Mình cũng như vậy, từ nhỏ đã quen với việc quan sát thái độ người khác để sống, mình rất sợ làm phật lòng mọi người. Mình cũng ít khóc nữa, lâu lắm không khóc trước mặt ai đó rồi. Nhưng việc đó khiến mình mệt mỏi, mình nghĩ bạn cũng vậy. Nhiều lúc đè nén cảm xúc quá sẽ khiến bản thân cảm thấy quá tải và có thể đến một lúc nào đó sẽ bùng phát đó bạn. Bạn có thể chia sẻ với bạn bè hoặc ai đó bạn tin tưởng nhé.