Mn có nghĩ nhạy cảm quá đôi khi là 1 lớp vỏ chắc chắn ko?

  1. Tâm lý học

Từ khóa: 

tâm lý học

Theo mình thấy thì nhạy cảm nội hàm của nó không có sự tích cực hay tiêu cực, mà cơ bản là "một đặc điểm tâm lý khi chủ thể dễ dàng hình thành và nắm bắt những cảm xúc dưới tác động của ngoại cảnh."

Nhạy cảm liệu có trở thành điểm yếu hay điểm mạnh của bạn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại(tính cách, sở thích, nhận thức, phẩm chất v.v.) lẫn ngoại cảnh (môi trường sống, các vấn đề hiện hữu trong xã hội, v.v.). Do đó, bản thân của "tính cách nhạy cảm" cũng có thể được định nghĩa theo nhiều cách:

1. "Nhạy cảm trong cảm giác thiếu an toàn và không ổn định" (The Insecured and Unstable Sensitivity):

Loại nhạy cảm này sinh ra từ những cảm giác thiếu an toàn (insecurities) và sự bất ổn định trong tinh thần của bạn. Điều này có thể xảy ra khi tâm lý bạn chịu những tổn thương nhất định trong quá khứ hoặc thậm chí là đang diễn ra, và những vết thương tinh thần này đã thiết lập và củng cố một dạng "cơ chế phòng ngự đặc thù" (specific mental defense mechanism) dành riêng cho nó. Cơ chế phòng ngự đặc thù này sẽ "được kích hoạt" khi bạn nhận thấy các rủi ro và nguy hiểm tiềm tàng có thể khiến vết thương tinh thần của bạn trở nên tệ hơn.

https://cdn.noron.vn/2021/02/25/612421892912740694-1614225841_1024.jpg

(Insecurity by Hugo Vinicius)

Hãy nhìn vào một trường hợp - case study như sau:

Một bạn trai tuổi thanh thiếu niên không có kiến thức hay trải nghiệm về giới tính đã từng bị xâm hại tình dục bởi một người phụ nữ sống gần nhà. Quá trình xâm hại này diễn ra thường xuyên mà không có ai nhận ra trong một thời gian dài (6 tháng - 1 năm). Sau khi bị phát giác, xã hội phủ định tội danh của người phụ nữ vì họ cho rằng một người đàn bà đáng mến như vậy không thể làm trò đồi bại với chàng trai trẻ. Trong khi đó, chính nạn nhân lại chịu những dè biểu rằng chính sự hứng tình thiếu kiếm soát - một đặc điểm nhận diện ở độ tuổi của cậu đã dụ dỗ người phụ nữ kia. Sự việc này đã để lại một vết thương vô cùng lớn trong tâm lý của bạn trai và tạo ra nỗi ám ảnh to lớn trong sự tiếp xúc thân thể với phụ nữ cũng như lòng tin vào công lý xã hội. Sau khi lớn lên, mặc dù dường như cậu trai đã quay trở lại với nhịp sống ổn định với một công việc khá khẩm, cậu thường xuyên trở nên nhạy cảm khi bị người khác giới động chạm cơ thể (thậm chí là một bé gái). Sự nhạy cảm này được thể hiện qua cách cậu dễ dàng sợ hãi, giật mình, hay nổi nóng khi tiếp xúc cơ thể với phụ nữ, dù trong tâm trí của cậu không hề ghét bỏ phái nữ. Ở đây có thể thấy ở cậu đã hình thành một sự nhạy cảm dựa trên các tổn thương tâm lý đặc thù cho việc tiếp xúc cơ thể với phái nữ.

"Nhạy cảm trong cảm giác thiếu an toàn và không ổn định" có thể xảy ra ở nhiều trường hợp lớn nhỏ, mạnh nhẹ khác nhau. Dù là việc một số nhà nữ quyền dễ dàng trở nên bực tức khi nghe thấy các nhận định dù có hại hay vô hại từ nam giới, hay các bộ óc bảo thủ dễ dàng cau mày và bác bỏ sự sáng tạo trong các giá trị truyền thống đều xuất phát tự sự thiếu an toàn và bất ổn định trong tâm lý của mình.

Đối với câu hỏi của bạn, tôi cho rằng loại nhạy cảm này sẽ là một lớp vỏ chắc chắn tùy vào mức độ của nó. Lớp vỏ này sẽ ngăn cản chúng ta đạt đến sự lành mạnh, khỏe khoắn, và tự do hơn trong tâm hồn của mình. Tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng, việc các bạn chê trách ai đó vì họ có sự nhạy cảm này là rất bất công với họ, vì nó được sinh ra từ những tổn thương rất cần sự bao dung.

2. "Nhạy cảm trong các kết nối và gợi mở cảm xúc/nhạy cảm mang tính nghệ thuật" (The Artistic Sensitivity):

"Nhạy cảm trong các kết nối và gợi mở cảm xúc" hay còn được gọi là "Nhạy cảm mang tính nghệ thuật" được thể hiện qua cách một con người dễ dàng hình thành những cảm xúc và liên kết cảm xúc khi họ tác động lên hoặc chịu tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh. Hay đúng hơn, loại nhạy cảm này cho phép ta tìm thấy "cảm hứng" dường như mọi lúc mọi nơi (tất nhiên tùy vào mức độ nhạy cảm ở mỗi người).

Nhiều cá nhân hoạt động nghệ thuật (hội họa, âm nhạc, văn chương, v.v.) có sự nhạy cảm này. Đây có thể được coi là một lợi thế tinh thần, khác với trường hợp phía trên, hiển nhiên bởi vì nó giúp chúng ta dễ dàng tận hưởng các niềm vui ẩn dấu trong cuộc sống hơn. Tuy nhiên, dây cũng là một con dao hai lưỡi nếu bản thân chủ thể không có một nền tảng cảm xúc vững chãi (khác với cứng ngắt).

https://cdn.noron.vn/2021/02/25/459298411191048-1614225699_1024.jpg

(Sensitivity as Strength in Dreamy Paintings by Alexandra Lavasseur)

Hãy nhìn vào trường hợp sau:

Bạn A đang tận hưởng hoàng hôn trên bờ biển vắng người. Cậu ta bước từng bước nhẹ nhàng, chậm rãi trên nền cát vàng mịn. Xung quanh bị bao phủ bởi một màu xanh tím có chút u buồn, trầm mặc. Thế rồi, cậu nhận ra rằng mình thật cô đơn trong khung cảnh tráng lệ này, và dường như chính khung cảnh này cũng đang làm nổi bật hơn sự cô đơn của cậu. Con dao 2 lưỡi ở đây là:

a. A thấy rằng đây là một sự cô đơn tuy đáng thương, nhưng vô cùng xinh đẹp khi hòa vào cùng sắc màu và âm thanh của bầu trời và biển cả. Đối với A, đây là một trải nghiệm cảm xúc vô cùng sâu sắc và để đời. (Còn A có viết nó thành thơ hay vẽ thành tranh không thì tôi không biết).

b. Ở một diễn biến khác, cùng một cảm nhận gần giống như trên, nhưng A ngay lập tức bị cảm giác cô đơn mạnh mẽ này nuốt chửng cậu. Cậu bắt đầu lục lọi, tìm kiếm, rồi lại trôi nỗi trong cái giếng cảm xúc sâu thẳm do mình tự tạo ra (có hay chăng cậu sẽ rơi vào trạng thái "trống rỗng" giống như trong câu trả lời trên Noron gần đây của tôi).

Vì thế, bằng một cách nào đó, dù có thể coi như là một lợi thế, sự nhạy cảm này vẫn có thể là một lớp vỏ, một rào cản đối với bạn.

Ngoài hai loại nhạy cảm kể trên, còn tồn tại các loại nhạy cảm khác nhau nữa mà tôi cho rằng có ít liên kết với tôi hơn so với 2 điều trên. Nhạy cảm, cuối cùng, cũng "nhạy cảm" trong chính khái niệm của nó.

Chú thích: Các chia sẻ cũng như khái niệm được đề cập ở trên là sản phẩm tư duy của cá nhân tôi. Vì vậy, bạn có thể tìm thấy các cái kiến giải chính thống và có chuyên môn khác với bài viết.

Trả lời

Theo mình thấy thì nhạy cảm nội hàm của nó không có sự tích cực hay tiêu cực, mà cơ bản là "một đặc điểm tâm lý khi chủ thể dễ dàng hình thành và nắm bắt những cảm xúc dưới tác động của ngoại cảnh."

Nhạy cảm liệu có trở thành điểm yếu hay điểm mạnh của bạn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại(tính cách, sở thích, nhận thức, phẩm chất v.v.) lẫn ngoại cảnh (môi trường sống, các vấn đề hiện hữu trong xã hội, v.v.). Do đó, bản thân của "tính cách nhạy cảm" cũng có thể được định nghĩa theo nhiều cách:

1. "Nhạy cảm trong cảm giác thiếu an toàn và không ổn định" (The Insecured and Unstable Sensitivity):

Loại nhạy cảm này sinh ra từ những cảm giác thiếu an toàn (insecurities) và sự bất ổn định trong tinh thần của bạn. Điều này có thể xảy ra khi tâm lý bạn chịu những tổn thương nhất định trong quá khứ hoặc thậm chí là đang diễn ra, và những vết thương tinh thần này đã thiết lập và củng cố một dạng "cơ chế phòng ngự đặc thù" (specific mental defense mechanism) dành riêng cho nó. Cơ chế phòng ngự đặc thù này sẽ "được kích hoạt" khi bạn nhận thấy các rủi ro và nguy hiểm tiềm tàng có thể khiến vết thương tinh thần của bạn trở nên tệ hơn.

https://cdn.noron.vn/2021/02/25/612421892912740694-1614225841_1024.jpg

(Insecurity by Hugo Vinicius)

Hãy nhìn vào một trường hợp - case study như sau:

Một bạn trai tuổi thanh thiếu niên không có kiến thức hay trải nghiệm về giới tính đã từng bị xâm hại tình dục bởi một người phụ nữ sống gần nhà. Quá trình xâm hại này diễn ra thường xuyên mà không có ai nhận ra trong một thời gian dài (6 tháng - 1 năm). Sau khi bị phát giác, xã hội phủ định tội danh của người phụ nữ vì họ cho rằng một người đàn bà đáng mến như vậy không thể làm trò đồi bại với chàng trai trẻ. Trong khi đó, chính nạn nhân lại chịu những dè biểu rằng chính sự hứng tình thiếu kiếm soát - một đặc điểm nhận diện ở độ tuổi của cậu đã dụ dỗ người phụ nữ kia. Sự việc này đã để lại một vết thương vô cùng lớn trong tâm lý của bạn trai và tạo ra nỗi ám ảnh to lớn trong sự tiếp xúc thân thể với phụ nữ cũng như lòng tin vào công lý xã hội. Sau khi lớn lên, mặc dù dường như cậu trai đã quay trở lại với nhịp sống ổn định với một công việc khá khẩm, cậu thường xuyên trở nên nhạy cảm khi bị người khác giới động chạm cơ thể (thậm chí là một bé gái). Sự nhạy cảm này được thể hiện qua cách cậu dễ dàng sợ hãi, giật mình, hay nổi nóng khi tiếp xúc cơ thể với phụ nữ, dù trong tâm trí của cậu không hề ghét bỏ phái nữ. Ở đây có thể thấy ở cậu đã hình thành một sự nhạy cảm dựa trên các tổn thương tâm lý đặc thù cho việc tiếp xúc cơ thể với phái nữ.

"Nhạy cảm trong cảm giác thiếu an toàn và không ổn định" có thể xảy ra ở nhiều trường hợp lớn nhỏ, mạnh nhẹ khác nhau. Dù là việc một số nhà nữ quyền dễ dàng trở nên bực tức khi nghe thấy các nhận định dù có hại hay vô hại từ nam giới, hay các bộ óc bảo thủ dễ dàng cau mày và bác bỏ sự sáng tạo trong các giá trị truyền thống đều xuất phát tự sự thiếu an toàn và bất ổn định trong tâm lý của mình.

Đối với câu hỏi của bạn, tôi cho rằng loại nhạy cảm này sẽ là một lớp vỏ chắc chắn tùy vào mức độ của nó. Lớp vỏ này sẽ ngăn cản chúng ta đạt đến sự lành mạnh, khỏe khoắn, và tự do hơn trong tâm hồn của mình. Tuy nhiên hãy luôn nhớ rằng, việc các bạn chê trách ai đó vì họ có sự nhạy cảm này là rất bất công với họ, vì nó được sinh ra từ những tổn thương rất cần sự bao dung.

2. "Nhạy cảm trong các kết nối và gợi mở cảm xúc/nhạy cảm mang tính nghệ thuật" (The Artistic Sensitivity):

"Nhạy cảm trong các kết nối và gợi mở cảm xúc" hay còn được gọi là "Nhạy cảm mang tính nghệ thuật" được thể hiện qua cách một con người dễ dàng hình thành những cảm xúc và liên kết cảm xúc khi họ tác động lên hoặc chịu tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh. Hay đúng hơn, loại nhạy cảm này cho phép ta tìm thấy "cảm hứng" dường như mọi lúc mọi nơi (tất nhiên tùy vào mức độ nhạy cảm ở mỗi người).

Nhiều cá nhân hoạt động nghệ thuật (hội họa, âm nhạc, văn chương, v.v.) có sự nhạy cảm này. Đây có thể được coi là một lợi thế tinh thần, khác với trường hợp phía trên, hiển nhiên bởi vì nó giúp chúng ta dễ dàng tận hưởng các niềm vui ẩn dấu trong cuộc sống hơn. Tuy nhiên, dây cũng là một con dao hai lưỡi nếu bản thân chủ thể không có một nền tảng cảm xúc vững chãi (khác với cứng ngắt).

https://cdn.noron.vn/2021/02/25/459298411191048-1614225699_1024.jpg

(Sensitivity as Strength in Dreamy Paintings by Alexandra Lavasseur)

Hãy nhìn vào trường hợp sau:

Bạn A đang tận hưởng hoàng hôn trên bờ biển vắng người. Cậu ta bước từng bước nhẹ nhàng, chậm rãi trên nền cát vàng mịn. Xung quanh bị bao phủ bởi một màu xanh tím có chút u buồn, trầm mặc. Thế rồi, cậu nhận ra rằng mình thật cô đơn trong khung cảnh tráng lệ này, và dường như chính khung cảnh này cũng đang làm nổi bật hơn sự cô đơn của cậu. Con dao 2 lưỡi ở đây là:

a. A thấy rằng đây là một sự cô đơn tuy đáng thương, nhưng vô cùng xinh đẹp khi hòa vào cùng sắc màu và âm thanh của bầu trời và biển cả. Đối với A, đây là một trải nghiệm cảm xúc vô cùng sâu sắc và để đời. (Còn A có viết nó thành thơ hay vẽ thành tranh không thì tôi không biết).

b. Ở một diễn biến khác, cùng một cảm nhận gần giống như trên, nhưng A ngay lập tức bị cảm giác cô đơn mạnh mẽ này nuốt chửng cậu. Cậu bắt đầu lục lọi, tìm kiếm, rồi lại trôi nỗi trong cái giếng cảm xúc sâu thẳm do mình tự tạo ra (có hay chăng cậu sẽ rơi vào trạng thái "trống rỗng" giống như trong câu trả lời trên Noron gần đây của tôi).

Vì thế, bằng một cách nào đó, dù có thể coi như là một lợi thế, sự nhạy cảm này vẫn có thể là một lớp vỏ, một rào cản đối với bạn.

Ngoài hai loại nhạy cảm kể trên, còn tồn tại các loại nhạy cảm khác nhau nữa mà tôi cho rằng có ít liên kết với tôi hơn so với 2 điều trên. Nhạy cảm, cuối cùng, cũng "nhạy cảm" trong chính khái niệm của nó.

Chú thích: Các chia sẻ cũng như khái niệm được đề cập ở trên là sản phẩm tư duy của cá nhân tôi. Vì vậy, bạn có thể tìm thấy các cái kiến giải chính thống và có chuyên môn khác với bài viết.

Nhạy cảm quá thì không dám thử nhiều. Vì nhạy cảm nên dễ vui, dễ buồn, dễ tổn thương. Mong manh dễ vỡ. Vậy nên bạn bảo người nhạy cảm thường tạo cho mình một lớp vỏ chắc chắn cũng có lý của nó.

F4B101FE-A138-469F-BEF0-FF7F5B3AB587

Ngày bé bố mình có dặn, làm con gái đừng nên mít ướt quá, tự làm khổ mình cả đời. Phụ nữ cũng cần phải mạnh mẽ.

Mình không biết đó có thật sự là một lớp vỏ chắc chắn không?

Nhưng người nhạy cảm quá thì thường tự làm mình tổn thương.

Chào bạn, mình nghĩ đó không hẳn là một lớp vỏ chắc chắn. Thực tế con người đã cố gắng tạo ra rất nhiều loại vỏ, lớp vỏ khác nhau: từ các tiện nghi vật chất (của cải, tài sản, phương tiện) cho đến các điểm tựa tinh thần (danh tiếng, tôn giáo, chất gây nghiện).

Tuy nhiên, hầu hết vẫn loay hoay trong đống vỏ lẫn lộn ấy. Bạn hãy thử tạm gác các loại vỏ sang một bên, thử suy nghĩ đơn giản hơn: Nếu nhạy cảm là đặc trưng tính cách của bạn, thì bạn có thể cố gắng để dần dần nó không còn mang tính tiêu cực nữa mà mang tính tích cực nhiều hơn.

Điều phũ phàng là chúng ta đôi khi tạo ra lớp vỏ không phải để bảo vệ bản thân trước người khác, mà là để từ chối chấp nhận con người thật của mình, bạn ạ.