Mọi người có thể chia sẻ kinh nghiệm thuyết trình của mình không?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

thuyết trình

,

kỹ năng mềm

Nếu thuyết trình lần đầu thì hơi khó khăn đấy, mình vì sợ thuyết trình nên sẽ nhận tất cả phần thuyết trình để rèn luyện kỹ năng và thêm tự tin. Mình sẽ chia sẻ một số bí quyết của mình, sẽ liên quan đến hình thức thể hiện hơn là nội dung truyền đạt nhé.

Chuẩn bị kỹ là điều quan trọng nhất. Trước khi thuyết trình, mình sẽ là người trực tiếp lên kịch bản, đọc thuộc và đọc hiểu những kiến thức cần thuyết trình (nếu làm theo nhóm), đọc lại để nhớ (nếu làm 1 mình). Nhất định phải nắm trong tay mọi điều bạn dự định truyền đạt đến mọi người xung quanh. Trước mọi buổi thuyết trình, mình đều tự luyện trước để sau nói được lưu loát và tự tin hơn. 

Rời xa tài liệu và nếu có thể, đừng dùng bất kỳ tài liệu nào khi thuyết trình. Điều này hơi khó nhỉ? Nhưng nếu chưa quen, bạn cứ dùng tài liệu, nhưng hãy nhớ nhìn tài liệu ít thôi nha, đừng biến buổi thuyết trình của mình thành bài diễn thuyết dài ngoằng và nhàm chán bằng cách chỉ đọc và đọc và nhìn vào tài liệu. 

Tương tác với khán giả của mình. Một điều mà giáo viên mình luôn nhấn mạnh và bản thân mình cũng tự rút ra được là khi thuyết trình, phải có sự kết nối với khán giả ngồi dưới. Giống như một MC vậy đó, mình không thể để khán giả ngồi đấy ngáp ngắn ngáp dài chẳng hiểu gì đúng chứ? Phải tương tác với khán giả, phải kết nối với họ, phải làm cho họ tiếp nhận được những gì mình muốn truyền tải. Ví dụ: đưa ra câu hỏi, nói những câu theo trend, hài hước, kể câu chuyện, nhưng ngắn thôi và phải liên quan đến chủ đề thuyết trình. Hãy biến buổi thuyết trình khô khan thành buổi trò chuyện, giao lưu với mọi người😉

Giọng nói cần được "chăm sóc". Nếu ngày mai thuyết trình mà đêm nay đau cổ rát họng thì mọi công sức đổ sông đổ biển rồi. Nên là, bạn cần "bảo dưỡng" giọng nói của mình để thuyết trình được mượt vs chất giọng tốt nhất. À, một điều nữa là khi thuyết trình, đừng nói nhanh hay chậm quá, cứ từ từ, thoải mái như bình thường và nhấn nhá vào những phần trọng tâm. 

Cuối cùng, tự tin và vui vẻ thể hiện hết mình. Đã chuẩn bị okela từ A đến Z rồi thì còn gì khiến bạn không tự tin? Nếu tình huống không ngờ xảy ra như là mất điện, slide gặp vấn đề, bị mọi người cắt ngang, cứ bình tĩnh nở nụ cười thật tươi và chủ động lôi kéo mọi người theo hướng mà bạn đã chuẩn bị sẵn

Ố kèee. Đây là một chút xíu kinh nghiệm của mình, hi vọng sẽ giúp bạn được phần nào nhé🤟😀

Trả lời

Nếu thuyết trình lần đầu thì hơi khó khăn đấy, mình vì sợ thuyết trình nên sẽ nhận tất cả phần thuyết trình để rèn luyện kỹ năng và thêm tự tin. Mình sẽ chia sẻ một số bí quyết của mình, sẽ liên quan đến hình thức thể hiện hơn là nội dung truyền đạt nhé.

Chuẩn bị kỹ là điều quan trọng nhất. Trước khi thuyết trình, mình sẽ là người trực tiếp lên kịch bản, đọc thuộc và đọc hiểu những kiến thức cần thuyết trình (nếu làm theo nhóm), đọc lại để nhớ (nếu làm 1 mình). Nhất định phải nắm trong tay mọi điều bạn dự định truyền đạt đến mọi người xung quanh. Trước mọi buổi thuyết trình, mình đều tự luyện trước để sau nói được lưu loát và tự tin hơn. 

Rời xa tài liệu và nếu có thể, đừng dùng bất kỳ tài liệu nào khi thuyết trình. Điều này hơi khó nhỉ? Nhưng nếu chưa quen, bạn cứ dùng tài liệu, nhưng hãy nhớ nhìn tài liệu ít thôi nha, đừng biến buổi thuyết trình của mình thành bài diễn thuyết dài ngoằng và nhàm chán bằng cách chỉ đọc và đọc và nhìn vào tài liệu. 

Tương tác với khán giả của mình. Một điều mà giáo viên mình luôn nhấn mạnh và bản thân mình cũng tự rút ra được là khi thuyết trình, phải có sự kết nối với khán giả ngồi dưới. Giống như một MC vậy đó, mình không thể để khán giả ngồi đấy ngáp ngắn ngáp dài chẳng hiểu gì đúng chứ? Phải tương tác với khán giả, phải kết nối với họ, phải làm cho họ tiếp nhận được những gì mình muốn truyền tải. Ví dụ: đưa ra câu hỏi, nói những câu theo trend, hài hước, kể câu chuyện, nhưng ngắn thôi và phải liên quan đến chủ đề thuyết trình. Hãy biến buổi thuyết trình khô khan thành buổi trò chuyện, giao lưu với mọi người😉

Giọng nói cần được "chăm sóc". Nếu ngày mai thuyết trình mà đêm nay đau cổ rát họng thì mọi công sức đổ sông đổ biển rồi. Nên là, bạn cần "bảo dưỡng" giọng nói của mình để thuyết trình được mượt vs chất giọng tốt nhất. À, một điều nữa là khi thuyết trình, đừng nói nhanh hay chậm quá, cứ từ từ, thoải mái như bình thường và nhấn nhá vào những phần trọng tâm. 

Cuối cùng, tự tin và vui vẻ thể hiện hết mình. Đã chuẩn bị okela từ A đến Z rồi thì còn gì khiến bạn không tự tin? Nếu tình huống không ngờ xảy ra như là mất điện, slide gặp vấn đề, bị mọi người cắt ngang, cứ bình tĩnh nở nụ cười thật tươi và chủ động lôi kéo mọi người theo hướng mà bạn đã chuẩn bị sẵn

Ố kèee. Đây là một chút xíu kinh nghiệm của mình, hi vọng sẽ giúp bạn được phần nào nhé🤟😀

Chào bạn nhé, mình có tự nhận thấy một số điểm như sau:

  • Thuyết trình không phải là đọc
  • Thuyết trình là đối thoại có mục đích
  • Thuyết trình hấp dẫn= lý lẽ thuyết phục + cảm xúc tích cực
  • Thuyết trình tốt luôn kèm theo sự chuẩn bị tốt
  • Thuyết trình hiệu quả không phải là thuyết trình dài dòng.

Bạn tham khảo nhé. Chúc bạn thuyết trình thành công.

Hồi trước mình cũng có thắc mắc tương tự bạn, bạn có thể tham khảo thêm các ý kiến ở đây nhé

Dưỡi đây là những kinh nghiệm thuyết trình của mình:
  • Chuẩn bị sẵn sàng từ nội dung cho đến đến tâm lý.
  • Để người nghe không bị lạc hướng hãy nói ngắn gọn và đơn giản.
  • Khiến cho người nghe tập trung chú ý trong vòng 1 phút.
  • Tương tác với người nghe.
  • Giữ vững lập luận và quan điểm của mình.

Ít slide + Chủ yếu bằng lời nói + chuẩn bị kĩ càng + nghiêm túc + tự tin. 

=> 100% thành công 

Kinh nghiệm của mình là chuẩn bị kiến thức thật kĩ, không chỉ phải thuộc scripts mà còn phải hiểu kiến thức của bài thuyết trình nữa để không bị bí từ khi quên thoại. Đặc biệt là hiểu bài còn giúp chúng ta tránh khỏi nỗi sợ phản biện nè :)). Chứ nhiều người thuyết trình sợ nhất là màn cuối bắt đầu bởi câu: Các bạn có gì góp ý không ạ? =)) Thế nên là nên chuẩn bị kĩ kiến thức nhé. 

(Kinh nghiệm từ người đã từng sau khi thuyết trình xong hoá đá khi nghe những câu hỏi phản đề của team khác =)))

Khi mình học đại học, hầu như môn học nào cũng có làm việc nhóm và thuyết trình. Trải qua hơn hơn 3 năm học đại học, mình sẽ sharing với bạn một vài tips về thuyết trình nhé:
1. Đào sâu phần nội dung mà bạn đảm nhận [RẤT QUAN TRỌNG]
Khi lựa chọn phần nội dung nào trong một chủ đề lớn, bạn nên tìm nhiều nguồn tài liệu về nội dung đó để đọc tham khảo.
=> Điều đó sẽ giúp bạn có sự hiểu sâu về nó, ngôn từ khi thuyết trình cũng linh hoạt hơn và nếu quên khi thuyết trình thì cũng không quá lo lắng, vì khi bạn hiểu thì có thể dễ diễn đạt theo lời văn của mình được, chém nghe nó cũng hay hơn.
Đọc lướt nội dung của toàn chủ đề xem có phần nào hỗ trợ hoặc liên quan đến phần nói của bạn không
=> Giúp cho phần thuyết trình của bạn có sự gắn kết với những phần trước và chặt chẽ hơn
Khi bạn nói những gì bạn hiểu, bạn sẽ tự khắc diễn đạt trôi chảy, tự nhiên, không cần phải nhớ máy móc.
2. Nói ít còn hơn nói nhiều (nếu bạn làm tốt phần này thì sẽ được giảng viên đánh giá cao vì bạn thực sự hiểu vấn đề)
Nghe hơi kì kì phải hong? Thực tế thì thường một bài nói quá dài sẽ khiến mọi người chán và mất tập trung. Tip ở đây là nói ngắn thôi, nhưng nói trọng tâm vào những ý hay nhất, ý nghĩa nhất, có thể ứng dụng được về sau. Những nội dung khô khan có thể lướt nhanh.
Có một sự thật là mọi người sẽ quên gần hết những gì bạn nói ngay khi bài thuyết trình kết thúc, nên bạn cần có điểm nhấn cho bài nói như tiếng anh có trọng âm vậy á.
3. Chốt lại vấn đề sau khi bài nói kết thúc
Khi được tiếp nhận quá nhiều thông tin, người nghe sẽ rất nhanh quên và khó nắm bắt. Vậy nên sau một ý lớn hoặc kết thúc phần trình bày, bạn nên tóm tắt lại ý chính cho nội dung bạn vừa nói để remind nhé.
4. Đánh lừa bộ não để bớt run
Điều này mình đã thử và thấy nó hiệu quả, trước khi thuyết trình mọi người thường rất run và lo lắng.
Cách chữa bớt run: Trước khi bắt đầu bài nói, hãy thử tưởng tượng và nghĩ tới kí ức trong quá khứ khiến bạn vô cùng tự tin và tự hào.
VD: Khi bạn đứng lên phát biểu đúng một câu hỏi khi không ai biết đáp án, khi bạn nhận được một lời khen từ ai đó vì bất kì việc gì bạn làm, khi bạn được nhận giải thưởng,... bạn nhớ về những giây phút đó để lấy lại sự tự tin tạm thời, và rồi bạn sẽ làm tốt thui.
Chiêu thức này sẽ giúp não bộ tạm thời lấy cái tự tin ở quá khứ lấn áp cái run sợ ở hiện tại.
5. Nhất định phải có body language
Bởi vì không ai thích nghe một bức tượng nói cả, điều này cần tập luyện một chút. Bạn có thể đứng trước gương, nói và để ý tay xem có đúng với nhịp điệu của câu, diễn tả được sắc thái của từ không. Nếu chỉ khua tay liên tục thì nó không có tác dụng bổ trợ cho bài nói đâu.
Thi thoảng bạn có thể đưa tay chỉ lên slide để có sự tương tác và gắn kết. Hoặc khi nói một lúc, bạn có thể di chuyển sang vị trí khác để người nghe chú ý đến lời nói của bạn hơn.
https://cdn.noron.vn/2022/09/08/good-presentation-sb-720x560-c-default-1662625810.jpg
6. Powerpoint đẹp, chuyên nghiệp
Tiêu chí của một mẫu Powerpoint đẹp là có nhiều hình ảnh minh họa, ít chữ, nên highlight keyword để mọi người dễ đọc nha.
Thi thoảng để minh họa cho một vấn đề dài và khô khan thì có thể dùng Video có sẵn về nội dung đó trên Youtube thay vì nói thì sẽ hiệu quả hơn.
Mình từng đọc bài viết này trên đây và mình học được khá khá kỹ năng hay về thuyết trình, bạn có thể đọc thêm:
Chúc bạn thuyết trình thành công nhé!

- Từ chủ đề thuyết trình, dây mơ rễ má tìm ra 1 câu chuyện, sự kiện hay số liệu gây sốc nào đó.
Hãy bắt đầu bằng cách đó, người khác sẽ đón nhận bạn.
- Cái gì có trong sách rồi thì hạn chế nói, đào sâu vấn đề, đưa ra nhận định mới, đó là cái người nghe quan tâm.
- Slide đừng làm gì nhiều, mỗi slide lấy 1 hình ảnh ấn tượng, kèm 1,2 câu bổ nghĩa.
- Nếu bài thuyết trình dài thì phân thời gian ra, giữa các phần làm đố vui, fun fact...gì đấy.

Nếu không thể nói hãy đặt câu hỏi
Nếu không thể bình tĩnh hãy nói to
Nếu run rẩy hãy đứng rộng 2 chân
Nếu không thể lưu loát hãy chậm lại
Tập luyện - Tập luyện - Tập luyện

Chuẩn bị thật kĩ nội dung thuyết trình, trang phục gọn gàng là được, bình tĩnh, tự tin, kết hợp với ngôn ngữ hình thể, giao tiếp bằng ánh mắt, không sợ sai, có sai thì sau khi thuyết trình xong mình sửa.