Đọc sách gì để nói năng cho dễ hiểu và lưu loát hơn?

  1. Sách

  2. Kỹ năng mềm

Mọi người thường góp ý mình là ăn nói dài dòng khó hiểu:( có ai biết đầu sách kỹ năng nào tốt cho việc cải thiện việc giao tiếp không nhỉ? kiểu làm cho mình biết cách nói năng ngắn gọn dễ hiểu hơn thì tốt quá.

Từ khóa: 

giao tiếp

,

sách

,

sách

,

kỹ năng mềm

Thực ra mình cũng hơi ít đọc sách, nhưng mình thấy có một cách để luyện nói năng cho dễ hiểu đó là tập thuyết trình ^^
Tưởng tượng bạn tập thuyết trình một bài tập, một vấn đề gì đó trước lớp hoặc trước công ty, tập luyện nhiều cũng cải thiện kỹ năng ăn nói đó ạ 
Trả lời
Thực ra mình cũng hơi ít đọc sách, nhưng mình thấy có một cách để luyện nói năng cho dễ hiểu đó là tập thuyết trình ^^
Tưởng tượng bạn tập thuyết trình một bài tập, một vấn đề gì đó trước lớp hoặc trước công ty, tập luyện nhiều cũng cải thiện kỹ năng ăn nói đó ạ 

Bạn có hay đối thoại trong đầu khônG? Nói lưu loát có nhiều khía cạnh để tiếp cận lắm, cái này còn tùy vào khả năng của mỗi người. Có những người do luyện tập rèn luyện. Có mục đích cụ thể, có những ng là bẩm sinh. Nhất là khi họ đam mê 1 cái gì đó nhất định và đào sâu nghiên cứu nó thì khi nói về nó họ có thể thao thao bất tuyệt luôn. Có nhiều ng thì hay nói trong chuyện trong đầu ấy.

Bạn muốn trở thành một người lưu loát theo khía cạnh nào? Trước hết cứ tìm một đề tài nào đó bạn yêu thích, đào sâu nghiên cứu về nó có kiến thức nhất đinh , tất nhiên cug cần đam mê. Và khi bạn phải nói về điều mà bạn có hiểu biết thì trước nhất sẽ hấp dẫn dc 1 số người nghe rồi.

Đọc sách là một khía cạnh thôi, đọc sách nhiều là để có kiến thức và trau dồi thêm vốn từ ngữ " cần thiết" để diễn đàn cho rõ ràng. Hay luyện tập nói chuyện một mình ( trong đầu cũng được), khi bạn phản ứng với các câu hỏi của chính mình đặt ra nhanh bao nhiêu thì sau này khả năng ứng biến của bạn trong lúc thuyết trình cũng sẽ khá hơn.

Hãy tập hệ thống những gì bạn biết vào những nhóm nhất định, một cách để sắp xếp thông tin và lôi ra sử dụng khi cần. Nhưng hầu hết theo như mình cảm nhận nhé, gần như những ng nói tốt tạo cảm hứng thì họ ko có nghĩ nhiều khi nói. Mà tự động tuôn ra thôi. Chỉ khi nào tốc độ suy nghĩ của họ quá nhanh, miệng không theo kịp mới thành ra ko diễn đạt được. Chỉ cần chậm lại 1 chút thì sẽ nói được.

Và điều cuối cùng luyện tập thật nhiều, nếu bạn muốn " kiểm soát" nó. Nghĩ nhiều, nói nhiều , đọc nhiều , đặc biệt hãy lựa chọn đề tài mà bạn thực sự yêu thích.

Phải là ngược lại mới đúng chứ bạn. Nói là một kĩ năng, không phải cứ đọc sách là nói được lưu loát đâu bạn.

Nhiều lúc đọc sách sẽ khiến bạn ngày càng dài dòng hơn vì những câu chữ trình bày trong sách.

- Đọc sách tư duy, định hình mình là ai. cha giầu cha nghèo, sách hạt giống tâm hồn, sách nghĩ lớn ...

- Hành động nhiều dám nghĩ, dám nói, dám làm đúng sẽ nói chuyện lưu loát. Như mình có thể thao thao bất tuyệt về 1 lĩnh vực mình giỏi, thành thạo. KHi bạn có trình độ, bạn sẽ thấy rất nhiều kẻ hở sai lệch trong tư duy người khác, rất khác nhau về thái độ, tư duy từng người.

- Kinh nghiệm của mình là đọc sách nhưng ko đọc nhiều . mình chỉ đọc tầm 6 tháng - 1 năm mình bỏ. vì mình thấy đọc sách tuy có ích nhưng ko ra tiền. chỉ chung chung. Mình đi vào 1 kỹ năng chuyên sâu hơn về nghề nghiệp cụ thể.

- Để giỏi hơn thì nên học kinh nghiệm người khác. đọc sách chỉ cho tư duy khái quát. nhưng thực tế phải đi vào kiến thức, kinh nghiệm cụ thể.

- Ngoài ra đọc có mục đích, đọc bao lâu, đọc phần nào mình cần

- Để nói năng dễ hiểu. lưu loát phải cắt nghĩa được bản chất. Khi mình hiểu ý người ta thì mình sẽ biết mình phải nói gì

Bạn thử đọc cuốn "Đắc nhân tâm" xem sao? nói thứ vừa tầm với người nghe chính là dễ hiểu còn nói về những cái họ thích chính là biết nói chuyện đó ạ ^^

https://cdn.noron.vn/2021/07/27/16046475730952x-1627359945.webp

Chào bạn !!!

Sách thì nhiều, có điều chúng ta phải làm rõ cái gọi là:"ngắn gọn - dễ hiểu".

Nói:"ngắn gọn - dễ hiểu" mà 04 từ mà... HỌC cả đời chưa chắc đã xong, vì những lý do sau:

01. Ngắn gọn: Là mức độ qui nạp thông tin và kiến thức thành thể đơn giản hoặc tinh hoa nhất, nó mang tính phổ quát vào bao hàm những các hiểu có thể triển khai nội dung theo người tiếp nhận. Ví dụ dễ hiểu nhất là bạn nén file rar rồi gửi qua một máy khác, máy đó sẽ giải nén ra chi tiết. Vấn đề là để làm được điều này, bạn sẽ cần tới:

- Kiến thức, thông tin về vấn đề hay lĩnh vực đó ( thường những người hiểu càng sâu, càng thẩm thấu, càng dẽ qui nạp cho ngắn gọn, giản đơn ).

- Nhưng cái qui nạp/giản đơn đó có giúp người khác hiểu không, lại cần tới tư duy và khả năng thực hành ngôn ngữ ( Ngôn ngữ ở đây... không chỉ là lời nói )

- Tư duy ngôn ngữ này có thể bạn hiểu, nhưng người khác không hiểu, vậy phải đẩy qua một BỘ LỘC THÔNG TIN để ngôn ngữ đó đúng với khả năng của người tiếp nhận. Cái "khả năng" ở đây bao gồm cả tư chất và ngoại cảnh và phần này mình mà gõ phím chắc gãy tay, nên đại khái là vậy đi nhe:D

02. "Dễ hiểu" là một dạng thức khá trừu tượng, sau khi truyền thông tin và dữ liệu, người nhận không bao giờ, mình nhấn mạnh "không bao giờ" hiểu đúng vấn đề mà người nói thực sự gửi gắm, dữ liệu đó sẽ biến dị theo trải nghiệm và kiến thức cá nhân của người nhận theo cả 02 hướng tiêu cực và tích cực. Ví dụ dễ thấy nhất là trong một lớp học, cùng nghe một cô, một thầy giảng cùng một thời điêm, có đứa hiểu đứa không, có đứa thậm chí hiểu tới mức vặn lại cô thầy,... thậm chí dạy lại luôn cho mấy ông thầy bà cô cũng được ( đây là trường hợp có thật trong một lớp tại chức ). Vậy, người thầy cô đó dạy "dễ hiểu" hay "khó hiểu" ???

...

"Chân truyền đơn diễn tự, giả truyền vạn bộ phân ".

Hiểu được câu nói trên, những cuốn sách phù hợp sẽ tự tìm đến với bạn.

Chúc bạn sớm tìm ra phương án của chính mình !!!

Cái này mình thấy nhiều người bị lắm nè. Sách nào thì mình không biết nhưng mình sẽ thử gợi ý cho bạn theo cách nghĩ của mình để bạn tham khảo nhé.
1. NGUYÊN NHÂN:
Bạn hãy nhớ lại những tình huống mà bạn đã nói chuyện dài dòng lúc trước và thử lý giải nguyên nhân tại sao lúc đó lại nói như vậy. Mình nghĩ có một số nguyên nhân sau:
- Quá kỹ tính: Sợ người khác không hiểu hoặc hiểu sai nên cung cấp thêm nhiều thông tin nhỏ nhặt không cần thiết.
- Hiểu biết quá nhiều: Hiểu biết nhiều quá nên diễn giải sâu xa, dùng từ phức tạp.
- Bị cảm xúc chi phối: Quá vui, quá giận hay quá buồn nên kể lể lan man không kiểm soát.
- Không nắm được trọng tâm vấn đề: Không có nguyên nhân sâu xa gì khác mà đơn giản là họ không thể nắm được trọng tâm, hoặc không chịu tư duy để xác định trọng tâm vấn đề.
2. BIỆN PHÁP
1. Nhận định rõ đối tượng đang nghe mình nói: Mối quan hệ của bạn và họ, mức độ quan tâm của họ, mức độ cần thiết của thông tin mà bạn sắp cung cấp đối với họ. Từ đó bạn sẽ xác định được khối lượng thông tin mình phải cung cấp bao nhiêu là đủ. 
2. Rèn luyện tư duy khái quát để tóm tắt vấn đề một cách súc tích. Luyện như thế nào?
  + Tự rà soát lại những cuộc nói chuyện của mình vào mỗi cuối ngày để xem bản thân mình và cả người khác nói chuyện có lúc nào bị dài dòng không, có thể cô đọng hơn được không.
  + Tóm tắt sách, truyện, bài báo. Tập tóm tắt trong 10 câu, rồi rút ngắn dần còn 5 câu, 3 câu, 1 câu. 
  + Tập viết: Tự đưa ra vấn đề và viết về nó, viết theo kiểu phân tích hay tâm sự đều được. Không phải tự nhiên mà chúng ta phải học môn Tập làm văn và thầy cô hay bảo phải viết dàn ý trước khi làm bài đâu. Viết lách sẽ giúp bạn sắp xếp, tổ chức lại vấn đề một cách hợp lý. Lâu dần sẽ hình thành cho bạn thói quen tư duy để vận dụng được vào cả khi viết và nói. À, trả lời câu hỏi trên Noron cũng là luyện viết đó.
3. Áp dụng 5W1H (Who - What - Where - When - Why - How). Đa số các vấn đề đặt ra cho bạn đều chỉ xoay quanh 5W1H. Cứ dựa theo đó mà xác định trọng tâm vấn đề của đối phương rồi đưa ra câu trả lời phù hợp. Khi bạn phân tích hay trình bày một vấn đề cũng nên bám theo 5W1H. Giản lược hơn thì có thể là Tình trạng (What) - Nguyên nhân (Why) - Biện pháp (How). 
4. Trình bày theo kiểu: thứ nhất, thứ hai, thứ ba... Ví dụ: "Về kế hoạch làm quen cô ấy, tôi có 3 kế hoạch. Thứ nhất là... Thứ hai là... Thứ ba là..." Cách nói như vậy sẽ giúp câu chuyện của bạn trở nên dễ hiểu và tự động có sức thuyết phục hơn.
5. Lựa chọn trình bày theo kiểu diễn dịch hay quy nạp. Diễn dịch là đi từ cái chung đến cái riêng, còn quy nạp là từ cái riêng đến cái chung. Tùy hoàn cảnh mà bạn lựa chọn cách thức phù hợp. Nhưng thường khi nói chuyện công việc, nói chuyện với sếp thì mình thấy dùng lối diễn dịch sẽ phù hợp hơn, vì cần đưa ra đáp án nhanh và không có nhiều thời gian.
Chúc bạn ngày càng hoàn thiện bản thân hơn nha.
Hi bạn thử đọc các trả lời của tôi xem sao

Bạn nên tìm đọc các sách về nghệ thuật giao tiếp, kết hợp nghe podcast. Nhưng cái cốt yếu vẫn là luyện tập thật nhiều. Trong quá trình luyện tập thì cố gắng vận dụng những gì đã nghe, đọc, tránh vận dụng theo kiểu chỉ có lý thuyết xuông bạn nhé

Sự thật là đọc nhiều sách không giúp mình nói năng lưu loát, gãy gọn, dễ hiểu hơn đâu mn. Chỉ có sự chuẩn bị kĩ về nội dung mình muốn nói và luyện tập mới có thể giúp mình làm điều đó thôi. 😄