Một vài sự thật thú vị về cách học của não bộ

  1. Giáo dục

  2. Kỹ năng mềm

  3. Tư duy

Theo một nghiên cứu đến từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trung bình với chương trình học 5 năm thì một sinh viên có tất cả 14600 giờ học trong đó có 4600 giờ học trên giảng đường và 10000 giờ tự học.

Trong Đạo Phật, để thực hành các pháp tu vào đời sống, người học nên theo lộ trình VĂN - TƯ - TU. Văn tuệ ở đây là pháp học, những lý thuyết Đức Phật để lại. Tư tuệ đó là tư duy lại những gì đã học xem nó có đúng không, sắp xếp lại một cách hệ thống, khoa học. Và tu tuệ đó là áp dụng vào trong cuộc sống để kiểm chứng.

https://cdn.noron.vn/2021/09/28/757458793888516-1632793999_1024.jpg

VĂN: Trên một tạp chí nổi tiếng có tên "Verywell Mind" có đề cập đến những nhà nghiên cứu cho rằng, trí nhớ ngắn hạn của não bộ chỉ cho phép nhớ 5 đến 9 hình ảnh, kí tự, từ ngữ,... trong vòng 20 đến 30s. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta nhớ được lâu những gì đã học.

Nếu bạn còn không tin, hãy thử lấy giấy bút ra học 10 từ mới Tiếng Anh, 15 phút sau hãy dùng trí nhớ viết lại chúng vào 1 tờ giấy trắng để kiểm chứng.

Thứ gì mà càng lặp lại nhiều thì bộ não sẽ không phải nhớ nhiều. Có thể dễ thấy nếu một con đường mới đi lần đầu sẽ rất khó nhớ, nhưng nếu bạn để ý những con đường thân thuộc như từ nhà ra chợ mà bạn đi hàng ngày hay đến cơ quan, nơi làm việc thì không phải nhớ gì cả.

TƯ: Thời đi học, học sinh thường rất sợ những bài kiểm tra. Nhưng thực chất chúng rất có lợi, không chỉ là đánh giá đo lường được năng lực của học sinh mà còn là một trong những cách để cải thiện trí nhớ dài hạn của bạn. Các nhà khoa học đã thí nghiệm và cho ra kết quả những người dành nhiều giờ học thêm nhưng không có những bài kiểm tra đánh giá thường nhớ rất kém và quên những kiến thức đã học.

---> Để hệ thống lại những kiến thức đã học và sắp xếp hệ thống, ngày nay rất nhiều nền giáo dục trên thế giới ứng dụng sơ đồ tư duy - Mindmap để tận dụng năng lực cả 2 bán cầu.

TU: Đạo Phật bắt nguồn từ những gì có trong đời sống sau đó được Đức Phật đúc kết lại và để lại cho những thế hệ sau như chúng ta. Hầu hết mọi tôn giáo đều hướng con người học hỏi kiến thức để giúp ích cho đời. Đây là mục đích tối thượng, cao cả nhất của việc học. Mặt khác, tự học được ví là vua của mọi kĩ năng. Tự học giúp gia tăng sự khám phá và trí tò mò, nhờ vậy mà các máy móc, công nghệ của các nhà phát minh mới ra đời. TU đơn giản là sửa, ở đâu cũng có thể tu được, đây là quá trình quan trọng nhất và đây là gốc rễ của câu nói: " Thất bại là mẹ thành công" - chính là học từ những thất bại và không lặp lại chúng.

https://cdn.noron.vn/2021/09/28/25550603911197774-1632794015_1024.jpg

Tóm lại, để xây trí tuệ từ não bộ thì chúng ta nên hiểu về não bộ. Từ đó để cho não bộ chúng ta học hỏi đúng cách. Nếu học cái mới, hãy cố gắng đi theo lộ trình Văn tư tu để vừa có kiến thức, tư duy có chiều sâu và áp dụng được những thứ học vào trong đời sống. Đơn giản là nếu có 3 giờ để học bất kì thứ gì mới. Hãy phân chia thời gian mà bạn cảm thấy hợp lý như 1 giờ để tiếp thu kiến thức, 1 giờ để tư duy lại, có chiều sâu, đa chiều và 1 giờ cuối cùng để thực hành và sửa sai.

Từ khóa: 

giáo dục

,

kỹ năng mềm

,

tư duy

Bạn viết thêm các bài chia sẻ về não bộ con người đi ạ

Trả lời

Bạn viết thêm các bài chia sẻ về não bộ con người đi ạ

Omg mỗi sinh viên có 4600 giờ học trên giảng đường. Nhìn lại xem mình đã nhận được gì từ 4600 giờ học đó? Haizz

Chia sẻ hay quá. Học mà đi kèm với kiểm tra, tự đào sâu thì vừa nhớ lâu, vừa năm được bản chất