Những lưu ý cho người mới đi làm để bảo vệ quyền lợi của mình?

  1. Phong cách sống

  2. Hướng nghiệp

Từ khóa: 

đi làm

,

quyền lao động

,

phong cách sống

,

hướng nghiệp

HỢP ĐỒNG! HỢP ĐỒNG! HỢP ĐỒNG! Hãy nhớ... Đi làm dù có ngại, có sợ, có xấu hổ đến đâu, cũng nhất định phải có hợp đồng lao động. Có rất nhiều công ty gài nhân viên bằng câu “nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết căn cứ theo quy chế công ty và luật lao động”. Các bạn thấy câu này nhớ phải nghiên cứu rõ quy chế công ty, kẻo tới lúc bị áp luật rừng không cãi được. Đối với các bạn đã lỡ dính vào việc công ty mang quy chế ra để trừ lương, giữ lương vô tội vạ, trị như thế nào? Bí kíp đây, trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn tại cơ sở và trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành, phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở. Vậy nên nếu công ty mang luật rừng ra bắt nạt thì nhớ thân ái hỏi nhỏ xem nội quy công ty đã được đăng kí nội quy lao động tại Sở Lao động Thương binh và xã hội chưa nhé, nếu chưa thì nội quy công ty không có giá trị nhé.

Trả lời

HỢP ĐỒNG! HỢP ĐỒNG! HỢP ĐỒNG! Hãy nhớ... Đi làm dù có ngại, có sợ, có xấu hổ đến đâu, cũng nhất định phải có hợp đồng lao động. Có rất nhiều công ty gài nhân viên bằng câu “nếu xảy ra tranh chấp thì giải quyết căn cứ theo quy chế công ty và luật lao động”. Các bạn thấy câu này nhớ phải nghiên cứu rõ quy chế công ty, kẻo tới lúc bị áp luật rừng không cãi được. Đối với các bạn đã lỡ dính vào việc công ty mang quy chế ra để trừ lương, giữ lương vô tội vạ, trị như thế nào? Bí kíp đây, trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức công đoàn tại cơ sở và trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành, phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở. Vậy nên nếu công ty mang luật rừng ra bắt nạt thì nhớ thân ái hỏi nhỏ xem nội quy công ty đã được đăng kí nội quy lao động tại Sở Lao động Thương binh và xã hội chưa nhé, nếu chưa thì nội quy công ty không có giá trị nhé.

Nếu chẳng may rơi vào tình huống công ty nợ lương. Và đương nhiên doanh nghiệp rắn mặt thì người lao động cũng phải rắn tay rồi. Luật Việt Nam là luật bảo vệ người lao động nha bạn. Các công ty nợ lương trên 1 tháng, các bạn có thể tiến hành khởi kiện/ khiếu nại ra Sở Lao động Thương Binh Xã Hội nơi công ty đặt trụ sở. Sở sẽ tiến hành hòa giải trong thời gian x ngày kể từ nhận được khiếu nại. Nếu khiếu nại không thành công, các bạn tiếp tục nộp đơn ra Tòa án nhân dân Quận/ Huyện mà công ty có trụ sở. Nợ lương nhân viên không trả là bị phạt hành chính kèm với phải trả lãi cho người lao động nhé các bạn. Ngoài ra công ty không trả lương thì bạn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và công ty vẫn phải đền bù tổn thất cho bạn.

Đừng ngại kiện tụng, vì hệ thống hành chính công của Việt Nam giờ đỡ lắm rồi. Bạn hãy hình thành dần cho mình thói quen tận dụng hết các quyền công dân của mình nhé.

1. Công ty không được giữ hồ sơ gốc, nếu cần giữ gì thì nộp bản sao có công chứng là chuẩn nhất. Công ty nào yêu cầu giữ bằng đại học gốc thì thôi quên đi, kẻo sau này đụng cái phải đi lạy lục công ty trả bằng.

2. Theo luật lao động, thời gian thử việc tối đa 1 tháng đối với lao động phổ thông, các vị trí yêu cần trình độ trung cấp nghề, trung cấp kĩ thuật, công nhân kĩ thuật… vân vân, tối đa 2 tháng với các vị trí cần trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, thử việc không quá 1 lần.

Bởi vì các bạn ở dưới đã có trả lời về phần luật pháp thế nào, hợp đồng lao động, mình sẽ cung cấp cho bạn thêm một góc nhìn khác.
Mình khẳng định luật ban hành và hợp đồng lao động là phải có tác dụng, mình k hề phủ nhận giá trị của nó nhé. 
Còn đây là ý kiến của mình:
Khi bị mất quyền lợi thì khiếu nại, kiện? Chỉ có tác dụng nếu bạn xem xét các yếu tố sau:
- bạn theo được quá trình khiếu nại và giải quyết tranh chấp ở toà? Bao lâu? Cả năm trời với vài chục lần được cơ quan mời hoà giải, giải quyết khiếu nại, tham dự phiên xét xử? Theo cả thi hành án? Mà riêng thi hành án thực tế đã là một vấn đề khó giải thích rồi. K phải cứ có bản án hay kết quả giải quyết khiếu nại là xong nhé. 
Bạn chỉ thực sự xong khi bạn nhận đc đủ quyền lợi, và bồi thường (nếu có).
- bạn hiểu được quy trình khiếu nại, viết đơn, nộp đơn khởi kiện cùng hồ sơ chứng cứ? Nếu k biết, bạn tốn chi phí cho người đại diện, hơn nữa là luật sư.
- đặc biệt, bạn xem xét chi phí cơ hội nếu mình bỏ ngay việc đó và tìm công việc khác.
Vậy con đường này khi nào có tác dụng? Khi mà mức lương và dự đoán được mức bồi thường có thể cover chi phí, cơ hội thì hãy theo đuổi kiện tụng. 
Vậy lời khuyên của mình:
Rõ ràng trong hợp đồng lao động: lương net hay gross (google để biết thêm, một số cty đưa lương chỉ trên mức lương căn bản và phần còn lại là phụ cấp), thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ngày trả lương, bảo hiểm đầy đủ, khám sức khoẻ định kì, phép năm... đây là những thứ căn bản phải làm rõ.