Ông Tả quân Lê Văn Duyệt và việc dẹp phản loạn , tham nhũng?

  1. Lịch sử

Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 tại Vàm Trà Lọt, làng Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang. Tuy ít học nhưng Lê Văn Duyệt lại là một bậc kỳ tài quân sự. Ông đã theo phò Nguyễn Ánh, Nam chinh Bắc chiến, lập nhiều công lao to lớn trong việc đánh đuổi nhà Tây Sơn trong đó có trận chiến ở cảng Thị Nại (1801) được xem như đệ nhất công lao triều Nguyễn và vượt xa mọi cuộc hải chiến trong lịch sử . Từ năm 1789, ông được Nguyễn Ánh đặt vào hàng tín tướng, cho dự bàn những việc cơ mật đại sự. Thống nhất giang sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Gia Long hoàng đế (1802), ông được phong Khâm sai Chưởng tả quân dinh Bình Tây tướng quân, thường gọi là Tả quân, là một trong những công thần hàng đầu triều Nguyễn.


Năm 1807, Lê Văn Duyệt nhận lệnh vua đi dẹp loạn Mọi Vách Đá. Thay vì thẳng tay đàn áp quân khởi nghĩa, ông lại ra lệnh chém đầu Chưởng cơ Lê Quốc Huy, tên đại thần tham nhũng, tàn ác, nguyên nhân chính gây ra bất mãn với triều đình và hình thành nên cuộc khởi nghĩa. Hành động thượng tôn luật pháp này của ông đã khiến loạn Mọi Vách Đá tan rã chỉ một năm sau đó.


Đến năm 1819, khi được đi kinh lược hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An, ông lại thẳng tay trừng trị thêm nhiều tham quan ô lại khác, vỗ yên mầm bạo loạn ở hai vùng đất nổi tiếng kiêu binh qua mọi vương triều. Những kẻ tham gia bạo loạn ra hàng, ông đều tha tội chết và thu dung, lập thành ba đội lính hồi lương là An Thuận, Thanh Thuận và Bắc Thuận.


Năm Minh Mệnh thứ nhất (1820), tháng 9...Phó tổng trấn Gia Định là Hoàng Công Lý tham lam trái phép, bị quân nhân tố cáo hơn mười việc. Lê Văn Duyệt đem việc tâu lên. Ban đầu, Vua có ý định giảm nhẹ tội trạng cho ông nhạc của mình, chỉ cách bỏ hết chức tước, nhưng Tả quân vẫn kiên quyết theo luật định, ông còn dâng tấu: ““Chống tham nhũng như chống mối, phải chống từ nóc chống xuống. Đám quan tham nhũng như bầy mối. Mối càng to, đục khoét càng dữ. Không diệt trừ tận gốc thì nhà sập. Lúc ấy bệ hạ và quần thần muốn đỡ cũng đỡ không nổi đâu”.


Vua đánh nghe theo giao cha vợ cho đình thần luận bàn xử lý. Sau khi hội bàn với đình thần, nhà vua bèn cho bắt giam Huỳnh Công Lý, rồi sai Thiêm sự bộ Hình là Nguyễn Đình Thinh đến Gia Định để tra xét án. Đình thần luận tội, khép Huỳnh Công Lý vào tội chết. Sau khi án được nhà vua phê thuận, tháng 5 năm 1821, Huỳnh Công Lý bị Lê Văn Duyệt xử tử tại Gia Định, số tài sản tham nhũng được chi trả lại cho quân lính và người dân bị bốc lột. Dân chúng đều hết lòng cảm tạ ơn đức của ông Tả quân và Vua, nhưng có lẽ sự vụ này đã làm xoáy sâu thêm vực thẳm trong mối quan hệ không hề tốt đẹp giữa Vua và Lê Văn Duyệt, dẫn đến những chuyện đau lòng và đổ máu về sau….


Đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng 8 năm 1832), Chưởng Tả Quân lãnh Gia Định Tổng trấn Lê Văn Duyệt mất tại chức. Đám tang ông diễn ra hoành tráng và đông đảo nhưng dường như chỉ như biển lặng trước một cơn sóng dữ sắp đến...



Nguồn: Tham khảo các nguồn sau:

1. Đại Nam thực lục

2. Báo An Ninh 

3. Việt Nam sử lược 

4. Hoàng Viêt Long hưng chí 

5. Gia Định Tổng trấn Tả quân Lê Văn Duyệt- Góc nhìn sử Việt 


Tả quân
Từ khóa: 

diệt tham nhũng

,

lịch sử

Có thể bạn chưa biết, nhưng theo sử ghi lại, thì Tả quân Lê Văn Duyệt là một người liên giới tính (Intersex). Từ khi sinh ra đã không có bộ phận sinh dục.

Trả lời

Có thể bạn chưa biết, nhưng theo sử ghi lại, thì Tả quân Lê Văn Duyệt là một người liên giới tính (Intersex). Từ khi sinh ra đã không có bộ phận sinh dục.

Cảm ơn

Hùng Bùi
đã chia sẻ. Nghe truyện về ông mình thấy thấm thía quá:

  • Dân loạn là do quan tham.
  • Lấy đại nghĩa thu phục lòng quân.
  • Làm người chính trực, tử tế là một việc không dễ.

Được người đời sau kính ngưỡng, và in lên tờ tiền như vậy, ông đã bất tử, đi vào lịch sử của dân tộc.