Phải chăng chê Táo Quân là ăn cháo đá bát?

  1. Xã hội

  2. Văn hóa

Đến hẹn lại lên, cứ sau khi Táo Quân phát sóng là lại có một bộ phận khán giả đứng ra chê bai, chỉ trích nó “nhạt”, “không còn hay như những ngày đầu”.

Đối diện với những bình luận như vậy, trên trang cá nhân, NSUT Xuân Bắc đăng tải một "truyện ngụ ngôn" thời hiện đại có tên "Cái tát của mẹ" với ngụ ý mắng những người chê Táo quân giống như người con trai không biết gói bánh chưng nhưng năm nào cũng chê bánh chưng mẹ mình gói dù vẫn ăn "tụt lưỡi".

Mọi người có thể đọc thêm tại đây:

Quan điểm của mọi người về hành động này của NSUT Xuân Bắc ra sao? Tâm lý chê bai Táo Quân từ đâu mà ra? Phải chăng chê Táo Quân là ăn cháo đá bát?

Từ khóa: 

tết

,

xã hội

,

văn hóa

Thật ra ở cuối bài viết thì chú Xuân Bắc cũng có nhắc tới lời xin lỗi của người mẹ dành cho người con, đó có thể coi là lời xin lỗi của các nghệ sĩ tới khán giả vì Táo Quân chưa được như kỳ vọng của họ mà. Đã là món ăn tinh thần thì khó tránh khỏi cảm giác nhàm chán, nhưng thiếu thì không được, bằng chứng là chúng ta đã có 1 năm khóc lóc ầm ĩ vì không có nó đấy thôi.

Mình nói thật, việc chỉ trích nghệ sĩ Xuân Bắc cũng không khác gì việc cố sống cố chết cho rằng các nghệ sĩ phải mãi khỏe mãi trẻ để phục vụ công chúng mà không chịu thừa nhận sự cố gắng của các lớp diễn viên trẻ như Trung Ruồi hay Đỗ Duy Nam. Tất cả đều xuất phát từ cái nhìn thiển cận, một chiều và không có sự bao quát.

Thôi thì đã miễn phí thì mình cứ ăn, bàn ở đây là bàn về các sự kiện trong năm qua, chứ nghệ sĩ cống hiến bao năm vì mình thì chả tội gì họ phải chửi mình đâu các bạn à. 

Trả lời

Thật ra ở cuối bài viết thì chú Xuân Bắc cũng có nhắc tới lời xin lỗi của người mẹ dành cho người con, đó có thể coi là lời xin lỗi của các nghệ sĩ tới khán giả vì Táo Quân chưa được như kỳ vọng của họ mà. Đã là món ăn tinh thần thì khó tránh khỏi cảm giác nhàm chán, nhưng thiếu thì không được, bằng chứng là chúng ta đã có 1 năm khóc lóc ầm ĩ vì không có nó đấy thôi.

Mình nói thật, việc chỉ trích nghệ sĩ Xuân Bắc cũng không khác gì việc cố sống cố chết cho rằng các nghệ sĩ phải mãi khỏe mãi trẻ để phục vụ công chúng mà không chịu thừa nhận sự cố gắng của các lớp diễn viên trẻ như Trung Ruồi hay Đỗ Duy Nam. Tất cả đều xuất phát từ cái nhìn thiển cận, một chiều và không có sự bao quát.

Thôi thì đã miễn phí thì mình cứ ăn, bàn ở đây là bàn về các sự kiện trong năm qua, chứ nghệ sĩ cống hiến bao năm vì mình thì chả tội gì họ phải chửi mình đâu các bạn à. 

Mình nghĩ đây là một chương trình tấu hài do nghệ sĩ hài biểu diễn. Có lẽ, trong cuộc sống một số nghệ sĩ hài cũng nên phát huy tính hài hước của bản thân và khán giả cũng không nên quên họ đang thưởng thức một chương trình hài do các nghệ sĩ dày công tập luyện để trao đi những "thang thuốc bổ".

Hình như ai cũng quan trọng thì sẽ khó nhận ra điều gì là quan trọng.

Bỗng dưng mình thắc mắc là nếu trên Thiên Đình- nơi có các vị Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu ngự, mà xem xong chương trình này thì họ sẽ khen hay chê, hay gọi Thiên Lôi tới nhỉ?

Mình thấy nếu NSUT XB mà viết khác đi thì cũng không đúng chất của XB. Nghệ sĩ họ tự ái thì họ cũng có quyền được lên tiếng. Viết trào phúng như vậy là cũng thể hiện trình độ của họ. Họ cũng không phải chửi đổng lên, như cách viết của các báo giật tít. Đọc vui thì thấy vẫn thích XB như thường. Dù Táo Quân cũng có chỗ nhạt thật, nhưng món ăn 20 năm thì mãi cũng chán mà.
Văn hoá dân gian VN còn đầy chuyện như vậy, chẳng lẽ cái gì cũng đem lên mặt báo tranh luận không hay. Huống hồ bài viết của NSUT XB cũng không nhắc trực tiếp đến khán giả, cốt yếu là do một số trang báo lên bài không kiểm soát thôi. Vụ này khó mà nói ai đúng ai sai, còn chúng ta hùa theo thì hẳn là ta chưa thấu đáo rồi.